Trao đổi với BBC hôm 31/5/2015 sau khi Shangri-La lần thứ 14 vừa bế mạc và trước chuyến thăm vào đầu tuần tới của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter tới Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Đại học George Mason, nêu nhận xét về kỳ đối thoại lần này.
Ông nói: "Tôi thấy là Mỹ lên tiếng rất mạnh và sự phản ứng của Trung Quốc chính thức ở trong Diễn đàn đó tương đối không có mạnh, nghĩa là (không) có tính cách đụng độ như trường hợp năm (Shangri-La) 2010, mà sự đối thoại (khi đó) rất căng thẳng.
"Kỳ này ông ấy (Trung Quốc) không làm như vậy, có lẽ là bởi vì ông ấy đã đạt được một số mục tiêu tiên khởi rồi, cho nên không cần thiết phải làm chuyện đó nữa."
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cũng bình luận về hiệu quả, dấu ấn của đoàn Việt Nam tại Shangri-La 2015, phân tích quan hệ của một thỏa thuận được cho là sắp đạt được về mặt quân sự và hợp tác quân sự tới đây mà hai phía Việt - Mỹ có thể loan bố trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại Việt Nam và chính sách 'không liên minh, liên kết' chống lại một bên thứ ba của Việt Nam.
Nhà quan sát cũng bình luận về việc Việt Nam và 'các nước nhỏ' có lựa chọn và toan tính ra sao để tránh bị 'kẹt' trong một thế tranh chấp, xung đột có thể xảy ra giữa các đại cường trên Biển Đông và ở khu vực.
No comments :
Post a Comment