Monday, April 11, 2016

Cựu TT Dũng có còn đóng góp được gì để thay đổi Việt Nam?

Pic
Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Hoài Hương-VOA
Sau những cải cách nhân sự ở các cấp cao nhất, Việt Nam giờ đã có một dàn lãnh đạo mới. Ban lãnh đạo này có gì khác so với các nhiệm kỳ trước? Liệu những cải cách kinh tế đã bắt đầu lấy đà dưới thời cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có sẽ tiếp tục? Liệu ông Nguyễn Tấn Dũng có tiếp tục đóng góp để thay đổi Việt Nam như ông mong muốn khi còn nắm quyền lực trong tay? Mời quý vị tìm hiểu ý kiến của Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, một nhà hoạt động dân chủ từng bị giam giữ và trục xuất khỏi nước, đang sống tại Hoa Kỳ nhưng vẫn theo sát tình hình trong nước trong cuộc trao đổi sau đây với Hoài Hương của ban Việt ngữ-Đài VOA.

VOA: Xin Giáo sư cho biết ý kiến của Giáo sư về ê-kíp lãnh đạo mới của Việt Nam?

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: “Ê-kíp này theo nhận xét của tôi, có những đặc điểm như thế này. Thứ nhất là những thành phần có tính chuyên môn có lẽ nhiều hơn trong những thành phần chính phủ của các nhiệm kỳ trước đây.”

VOA: Đó là dấu hiệu đáng mừng nếu có nhiều nhà kỹ trị hơn trong guồng máy chính phủ, có phải không?

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: “Có nhiều người chuyên môn hơn, có trình độ hơn là những chính phủ trước, mặc dầu ông Thủ Tướng thì tôi không nhìn thấy một cái gì gọi là khả năng đặc biệt bởi vì trong thời kỳ ông còn làm Phó Thủ Tướng, tôi không nhìn thấy một cái gì gọi là khả năng đặc biệt của ông ấy, nhưng có lẽ vị trí của ông Phúc nó thiên về chính trị, về những quyết định ở trên Bộ Chính trị nhiều hơn.. ”

VOA: Trong năm qua, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng mạnh, tới 6,7%, đó là một tỷ lệ rất đáng kể, Báo chí quốc tế nói rằng tân chính phủ Việt Nam sẽ không thay đổi chính sách cởi mở kinh tế, thúc đẩy cải cách như thời Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Giáo sư nhận định như thế nào?

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: “Thứ nhất là về mức tăng trưởng, thực ra mức tăng trưởng giữ được trên 6% cũng là rất là khá, tuy nhiên giải quyết vấn đề kinh tế Việt Nam không phải ở mức tăng trưởng GDP, mà sự tăng trưởng đó nó có vĩ mô và có tính ổn định và lâu dài không, thì Việt Nam vẫn chưa đạt được những tiêu chuẩn như thế. Thí dụ như khả năng cạnh tranh của các xí nghiệp Việt Nam với các xí nghiệp sẽ vào Việt Nam sau thời gian đã thi hành cái cộng đồng kinh tế ASEAN và hiệp định TPP, với Liên Hiệp Âu Châu – EU, 3 khối này sẽ mở Việt Nam hội nhập với 3 khu vực rất là lớn về thị trường, thì tính cạnh tranh của Việt Nam theo sự đánh giá khách quan của quốc tế, vẫn thấp. Thứ hai, vai trò của các xí nghiệp quốc doanh vẫn còn quá lớn, nếu không thay đổi… Hiện nay mức giải tư lĩnh vực quốc doanh rất là chậm và không đi vào thực chất. Thành ra tôi nghĩ rằng nếu chỉ căn cứ vào tăng trưởng GDP thì nó không đủ để mà nhìn ra được cái nền kinh tế Việt Nam trong thời gian 5, 10 năm tới.”

Dàn lãnh đạo mới, đứng đầu là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.
Dàn lãnh đạo mới, đứng đầu là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.
VOA: Về vấn đề chính trị, ông Nguyễn Xuân Phúc đã cắt một vị trí khác nữa của cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, chức Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng. Liệu đây có phải là một tiến trình sẽ còn tiếp diễn để làm suy giảm hơn nữa thế lực của một cựu Thủ Tướng từng nắm nhiều quyền lực trong tay không ạ?

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: “Tôi nghĩ việc truất hết quyền lực của ông Nguyễn Tấn Dũng thì trước hết theo tiến trình bình thường, ông không còn là Thủ Tướng nữa, thì tiến trình đó không có gì là ngạc nhiên.”

VOA: Giáo sư có tiên liệu là sẽ có một cuộc thanh trừng sẽ xảy ra không?

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: “Không còn cái gì để mà thanh trừng hết. Cái mà người ta có thể quan sát và theo dõi là xem ông Nguyễn Tấn Dũng còn làm gì được không khi ông không còn là Thủ Tướng, trở thành một công dân bình thường nhưng là một công dân đặc biệt trước đó đã có quyền lực rất là mạnh, thành ra bây giờ với vị trí một công dân bình thường như vậy, ông Dũng còn cái dũng cảm, thật lòng muốn đóng góp vào việc thay đổi Việt Nam như ông muốn đóng góp khi ông là Thủ Tướng không? Tức là với tư cách một người công dân, ông có dám trở thành một người đối trọng, hay đối lực, hay đối lập, lên tiếng về những quan điểm chính trị cá nhân của ông không? Tôi nghĩ mình nên chú ý tới phần này hơn, chứ tất cả những cái gì về quyền lực thì chắc chắn là ông không còn gì nữa rồi.”

VOA: Như vậy thưa Giáo sư, ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng không còn coi ông Nguyễn Tấn Dũng là một mối đe doạ nữa?

Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: “Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tìm mọi cách để cắt tất cả những nhân vật nào vẫn chịu ảnh hưởng của ông Dũng ra khỏi cái hệ thống quyền lực hiện nay. Cái đó là cái điều mà chúng ta không ngạc nhiên nếu nó đã và đang xảy ra. Cái mà tôi muốn nêu ra ông Dũng còn muốn đóng góp gì vào việc thay đổi Việt Nam không với tư cách một người công dân, một người đảng viên bởi ông vẫn còn là một đảng viên, hay không. Tôi nghĩ đây là điều mà những người ủng hộ ông Dũng trước đây hoặc quan tâm tới vai trò của ông Dũng nên đặt ra. Chúng ta thử quan sát xem ông Dũng còn làm được gì khi ông đã mất quyền lực?”

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>