Friday, May 20, 2016

Tình trạng tù nhân trong các trại giam ở Việt Nam

Pic
Tù nhân lao động bên ngoài Nhà tù Phước Cơ ở Vũng Tàu, ảnh minh họa chụp trước đây.
Thanh Trúc, phóng viên RFA
Việt Nam có trên dưới 200.000 tù thường phạm hoặc hình sự, hầu như mỗi nhà tù mỗi trại giam là một khu sản xuất. Tại những nơi này, tù nhân già trẻ lớn bé nam nữ đều phải lao động, sản vật làm ra thì nhà tù quản lý và tù nhân không được hưởng một phúc lợi nhỏ nhoi nào.

Không lao động thì bị đánh đập

Có nhiều hình thức buộc tù nhân lao động không lương như gỡ hạt điều, đúc gạch, cày cấy, ai làm việc chậm thì bị quát nạt hoặc đánh đập bằng roi.
Đó là nội dung mở đầu bản báo cáo 12 trang bằng Việt ngữ và Anh ngữ, nói về tình trạng tù nhân trong các trại giam ở Việt Nam, do Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do, gọi tắt là Lao Động Việt, thực hiện và phổ biến ngày 13 tháng Năm vừa qua.
Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do là liên minh các tổ chức lao động trong và ngoài nước gồm Phong Trào Lao Động Việt, Công Đoàn Độc Lập Và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, trụ sở chính tại Australia.
Từ Sydney, Australia, Ông Đoàn Việt Trung, một trong những thành viên chính của Lao Động Việt, cho biết:
Có người kể cho chúng tôi là họ chỉ chậm có một chút là bị cai tù dùng roi để quất. Vì thế cuộc nghiên cứu cho thấy trại tù là một khu xưởng sản xuất để mà kiếm lời cho nhà nước Việt Nam. 
-Đoàn Việt Trung
“Bản tường trình mà chúng tôi mới vừa phổ biến là kết quả một cuộc nghiên cứu kéo dài khoảng 3 tháng. Trong 3 tháng đó, chúng tôi có người ở miền Nam, miền Trung, miền Bắc, phỏng vấn khoảng bốn mươi mấy người đủ mọi thứ tội hình sự đã từng ở trong những trại tù khác nhau ở khắp 3 miền. Cũng có vài ba người là tù nhân lương tâm, những người đó ở các trại giam khác nhau vào những thời gian khác nhau.
Cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho thấy họ bị cưỡng bách lao động không lương, những món hàng làm ra họ không được hưởng, tất là là những người cai quản tù đem bán đi để kiếm lợi. Có một phần là chúng tôi phỏng vấn, một phần chúng tôi có người đi theo những chiếc xe chở hàng ra khỏi nhà tù để coi hàng họ đem đi tới đâu. Những công việc đó chúng tôi gọi chung là cuộc nghiên cứu kéo dài 3 tháng.”
Bất kể tù nhân lương tâm hay tù nhân hình sự, Ông Đoàn Việt Trung trình bày tiếp, bất kể già trẻ lớn bé, bất kể bị tù thời gian nào, mới được trả tự do gần đây hay đã được trả tự do mười ấy năm trước, tất cả đều phải lao động. Ai mà không lao động thì bị đánh đập, ai làm việc chậm chạp thì cũng bị đánh đập:
“Có người kể cho chúng tôi là họ chỉ chậm có một chút là bị cai tù dùng roi để quất. Vì thế cuộc nghiên cứu cho thấy trại tù là một khu xưởng sản xuất để mà kiếm lời cho nhà nước Việt Nam. Nói là kiếm lời bởi vì những người sản xuất ra hàng hoàn toàn không được hưởng cái gì mà họ làm. Họ trồng lúa mà không ăn được gạo đó, họ làm hạt điều mà không ăn được hạt điều đó, may quần áo mà không được mặc quần áo đó, tất cả được mang ra bán cho bên ngoài trong đó có một số hàng chúng tôi tin là có xuất khẩu.
Mức độ khả tín của phúc trình thì chúng tôi chắc chắn 100% là thật bởi không chỉ thẩm vấn mà còn nói với người được thẩm vấn cho phép chúng tôi được quay video thì có một số cho phép phỏng vấn trên camera cả. Khi chúng tôi hỏi có được trả lương hay không thì ai cũng nói là không. Có mất người lại còn cười lớn lên, cho rằng chúng tôi ngây thơ, nói rằng ăn đòn thì có chứ ăn lương làm gì mà có.”
Anh Đoàn Huy, đã trải qua 5 năm tù ở Việt Nam và đã giúp Lao Động Việt hoàn tất bản báo cáo bằng cách đi phỏng vấn các tù nhân đã ra tù:
“Tôi là một tù nhân lương tâm, mặc dù tôi không bị bắt buộc lao động nhưng tôi từng sống chung với những tù thường phạm, những người bị cưỡng bách lao động trong nhà giam. Hầu như tất cả tù nhân đều bị đi lao động, bị bóc lột sức lao động. Họ làm hạt điều, làm cá xuất khẩu, làm giày dép, làm nón, làm rế... Kể cả xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam cũng có một phần của tù nhân làm trong đó mà không được trả tiền. Ai đi tù ở Việt Nam cũng đều biết điều đó.”
000_Hkg10205868-400.jpg
Ảnh minh họa chụp tại một nhà tù ở ngoại thành Hà Nội trước đây. AFP PHOTO.
Mặt khác, bắt buộc lao động làm phát sinh nhiều việc tiêu cực trong nhà tù, chẳng hạn tình trạng hối lội cho quản giáo để khỏi lao động nặng. Anh Đoàn Huy kể:
“Họ hối lộ cho quản giáo để có một công việc nhẹ hơn, hoặc là có thể ngày đó họ không đi làm. Đó là chuyện hoàn toàn có thực, nhà tù nào cũng như thế, nhà tù nào cũng bóc lột như nhau mà cũng không bao giờ trả tiền cho bất cứ một tù nhân nào trong khi làm lao động mặc dù hàng đó là hàng xuất nhập khẩu. Không có nhà tù nào gọi là cá biệt để có việc trả tiền cho tù nhân.”
Còn thức ăn , thực phẩm hàng ngày cho tù nhân thì sao:
“Mặc dù lao động vất vả nhưng một tháng họ chỉ cho ăn hai lần thịt cá thôi, ngoài ra là do gia đình cung cấp. Những người mà không có thân nhân thăm nuôi thì phải làm thuê làm mướn cho những người yếu sức làm không được hoặc những người có tiền.
Ngoài ra thì cán bộ cũng còn có những việc phải chạy khâu. Thí dụ bây giờ bất cứ tù nhân n ào vào trại giam mà khi đi thụ án, đi lên lao động thì ngay từ lúc nhập trại ai có tiền thì lo vào cái khâu nhẹ nhàng. Khỏi phải lao động nặng nhọc thì ít nhất phải từ 20 đến 30 triệu đến 40 triệu cho một suất như vậy.”
Chuyện này cũng xảy ta đối với những con nghiện bị tập trung vào các trại cai nghiện hoặc trại phục hồi nhân phẩm, một hình thức giam giữ để lao động không hơn không kém:
“Từ chỗ cai nghiện cho tới tù nhân đều bị bóc lột hết chứ không riêng cai nghiện. Có khi cai nghiện bị bóc lột nhiều hơn nữa. Có những hình thức rất hà khắc đối với tù nhân kể cả những người cai nghiện, họ đánh đập hoặc giam trong nhà biệt giam cho đến chết.”

Khó cải tạo được tù hình sự?

Nếu không thay đổi chế độ lao động hà khắc và cung cách cư xử thiếu tình người trong nhà giam thì không bao giờ có thể cải tạo được tù hình sự. Đó là khẳng định của cựu tù lương tâm Đoàn Huy:
“Tôi nghĩ tôi phải cộng tác với Lao Động Việt để đưa báo cáo này ra. Tôi hy vọng rằng sau khi Việt Nam gia nhập TPP thì trong lãnh vực lao động, người làm ra sản phẩm cũng là một người lao động dù người đó là tù trong khu vực lao động do nhà nước quản lý. Họ bỏ sức lao động của họ ra thì phải trả thù lao rõ ràng như tù những nước tự do dân chủ khác.
Như vậy khi người tù trở về, hòa nhập với cuộc sống cộng đồng, họ cũng có một số tiền trước khi bước ra khỏi nhà tù. Tình trạng này sẽ giảm bới tù hình sự. Thậm chí tôi từng tiếp cận những người ở tù nhiều lần về tù thường phạm, trộm cướp rồi xì ke má túy. Họ nói bây giờ ra mà không có vốn thì không làm gì được, mượn thì không ai cho, họ trở về con đường cũ. Có nhiều người tù năm bảy lần với lý do là họ không có cuộc sống đàng hoàng khi họ muốn hòa nhập cộng đồng.
Tôi hy vọng rằng sau khi Việt Nam gia nhập TPP thì trong lãnh vực lao động, người làm ra sản phẩm cũng là một người lao động dù người đó là tù trong khu vực lao động do nhà nước quản lý. Họ bỏ sức lao động của họ ra thì phải trả thù lao rõ ràng như tù những nước tự do dân chủ khác. 
-Đoàn Huy
Còn đối với nhà nước Việt Nam, bước ra khỏi tù thì địa phương không giúp đỡ mà thậm chí còn cô lập họ. Không đi làm được, không công ăn việc làm, không tiền bạc thì điều họ tái phạm tội là điều tất nhiên.”
Sau đây là phần chia sẻ của những cựu tù lao động ở trong nước. Huy là một thanh niên, bị kêu án 6 năm khi chưa được 18 tuổi, bị giam ở trại giam K4 huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai:
“Ở được 3 năm rưỡi được đặc xá về. Lao động ở đó thì không có trả sản phẩm, không có trả tiền gì cả. Nếu như mình chống đối mình không làm thì chắc chắn sẽ bị kỷ luật. Còn nếu minh làm không đạt chỉ tiêu nhiều lần họ sẽ có biện phá mạnh để răn đe. Cái đó em chưa vấp phải nhưng em đã từng thấy.
Nếu trong ngày mà nhà trại phân làm một buổi thì làm từ 6 giờ sáng cho đến 10 giờ rưỡi. Nếu nhà trại phân cho làm hai buổi thì làm từ 6 giờ sáng cho đến 10 giờ rưỡi trưa, về ăn cơm đến 1 giờ xuất đội, làm đến chiều hơn 3 giờ thì về. Em làm công việc như là đội lớn, đầu tiên là trồng cây mì rồi cây mía, đến ngày thu hoạch thì mình phải đi thu hoạch, đội lớn làm thế nào thì đội nhỏ tụi em dù ít tuổi cũng làm y như vậy, không có trả tiền mà cũng không cho mình đụng chạm gì đến sản phẩm đó. Sản phẩm đó là cấp nạp cho nhà trại, nhà trại làm gì tụi em không biết.
Khi đủ 18 tuổi em được chuyển lên đội lớn, cũng vẫn là trồng cây mì với cây mía nhưng mức độ làm việc nặng hơn. Được một thời gian em chuyển qua đội cao su, là nằm trong diện sắp sửa được tha trước thời hạn hoặc là đặc xá thì người ta mới chuyển qua đội cao su.”
Người thứ hai, Ông Trần Văn Dũng, bị tù tại Rạch Giá, Kiên Giang vì tội gây rối trật tự công cộng:
“Xử đất đai mà không thỏa đáng nên tôi la ó ở ngoài tòa án, tôi bị tội gây rối trật tự công cộng, bị ở tù 9 tháng. Lao động thì từ sáng cho tới chiều, còn thí dụ lỡ có đột xuất thì đi tới 9 giờ đêm, như là lúa thóc thì lao động ban đêm luôn. Nếu mà lột hạt điều, nó khó, thì có người lột từ sáng tới 9 giờ tối mới rồi. Hạt điều này là nhà trại hợp đồng với công ty xuất khẩu ở ngoài. Theo tôi biết là tù lột rẻ hơn công nhân ngoài, còn lúa làm ra là bán cho thương lái ở ngoài, còn tù là bổn phận làm lúa rồi vác xuống ghe rồi cân bán, không có thù lao mà không có nước uống trong lúc mần việc, tự động mua thôi.
Đi ruộng là sáng sớm, có khi tới chiều năm sáu giờ mới về, đi về mười mấy cây số. Về sau tôi được đưa vô lò sấy lúa, một ngày sấy có khi sáu bảy trăm giạ, có khi theo lò sấy sáng đêm luôn. Không có bảo hộ lao động gì đâu, ăn uống chủ yếu là thăm nuôi tháng một lần. Không có trả tiền cho ai đâu, tôi bảo đảm cái đó.”
Cựu tù thứ ba, nhà báo Đoàn Hữu Hậu, bị tòa án tỉnh Kiên Giang tuyên phạt 2 năm tù, sau đó kháng án còn lại một năm tù giám:
“Vì lý do sức khỏe tuổi tác bản thân tôi không phải lao động vất vả nhưng vì sống chung nên tôi nhận thấy anh em tù nhân phải chịu lao động mà hầu như là lao động cật lực. Những anh em mà tránh lao động sẽ bị trừng phạt.
Nói chung làm rất nhiều việc, phần đông là ra đồng ruộng, còn một số người làm ở các khâu như căn tin, nấu cơm, sấy lúa, lặt hạt điều. Tù không bao giờ được ăn thứ đó, không biết họ sản xuất đi đâu. Không một tù nhân nào được trả tiền, có khi họ nói rằng các anh làm vậy là không đỉ tiền cơm của các anh nữa, mà tiền cơm thì qui định một ngày là 15.600 Đồng cho một người. Có những tù nhân mà được ra ngoài lao động, bắt được con cá con cua gì đó thì họ nấu nướng cải thiện cuộc sống.
Tôi biết những người lao động này sau khi ra tù họ cũng không được hưởng một cái gì đâu. Thậm chí bản thân tôi khi ra tù thì trong một cái đơn họ soạn sẵn họ ký tên có tiêu đề là “Đơn Xin Cấp Tiền Tàu Xe Đi Về Nhà”, mà tôi chỉ ký chứ cũng không nhận được đồng bạc nào. Được ra tù thì mừng lắm rồi, còn tiền đó tôi biết mình ký ở đây là người cán bộ làm nhiệm vụ này họ nhận thôi.”
Xin được cảm ơn Lao Động Việt đã cho phép Thanh Trúc trích lời chia sẻ của những người đã mãn hạn tù trong báo cáo năm nay do tổ chức này thực hiện.
Lao động Việt đã phỏng vấn 43 cựu tù trong 4 trại giam miền Bắc, 2 trại giam miền Trung và 5 trại giam khác ở miền Nam. Trong tất cả những người ở tù từ giai đoạn 1992 cho đến 2015, 95% là tù hình sự, 15% là phái nữ, đa số bị giam giữ một lần nhưng cũng có người vào tù đến mấy lần.
Và theo như kết luận của Lao Động Việt, dù bị giam ở những trại giam khác nhau, mẫu số chung của thời gian thụ án là lao động không công để làm ra của cải cho nhà tù.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi đến đây tạm ngưng. Thanh Trúc kính chào, hẹn tái ngộ tuần tới.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>