Monday, August 8, 2016

Tin tặc tấn công vào lỗ hổng ý thức hệ

PIC
Người dân Hà Nội xếp hàng mua vé máy bay giá rẻ trong một đợt khuyến mãi của Việt Nam Airlines tại Hội chợ Du lịch Quốc tế ngày 15 tháng tư năm 2016.
Kính Hòa, phóng viên RFA
Ngày 29 tháng bảy, hệ thống máy tính ở hai sân bay Hà nội và Sài Gòn bị tê liệt vì tin tặc tấn công. Các màn hình ở sân bay xuất hiện những câu nói đả kích Việt Nam và Philipinnes. Máy tính của hãng hàng không Việt Nam cũng bị tấn công trong nhiều giờ.

Cuộc tấn công và ảo ảnh đoàn kết

Nhà chức trách cho biết có khả năng một nhóm tin tặc Trung quốc đứng sau vụ tấn công này. Các blogger cho rằng vụ tấn công này là để trả đũa việc một nhân viên cửa khẩu của Việt Nam thóa mạ đường lưỡi bò của Trung quốc trên hộ chiếu của một du khách.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh lên tiếng:

Sự kiện tin tặc Trung Cộng tấn công vào hệ thống IT của phi cảng Tân Sơn Nhất và Nội Bài, ngày 29/7, như có một luồng ánh sáng chớp lóe lên trong suy nghĩ của hàng triệu người dân Việt. Hy vọng thay, đó là khoảnh khắc sẽ thức tỉnh được nhiều con người về hiện trạng đất nước.

Một nhà báo là ông Hoàng Minh Trí, làm việc cho một tờ báo của ngành công an viết bài mang tựa đề Điều kỳ diệu sau cuộc tấn công nói rằng vụ tấn công đã thất bại vì đã tạo nên một cái cớ làm cho người Việt Nam đoàn kết với nhau hơn.

Ông Hoàng Minh Trí không nói đến tác giả của vụ tấn công là các tin tặc Trung Quốc như nhạc sĩ Tuấn Khanh đề cập.

Bài viết của ông Hoàng Minh Trí bất ngờ gây ra một phản ứng mạnh mẽ từ giới blogger.

Trang blog Ngụy biện của Tiến sĩ Trọng Hiền viết rằng bài viết của Hoàng Minh Trí phạm một lỗi ngụy biện lớn là mơn trớn đám đông, blogger Lily thì nói một cách trào phúng rằng đừng để bị tấn công mới xuất hiện điều kỳ diệu.

Điểm quan trọng trong bài viết của ông Hoàng Minh Trí bị giới blogger chỉ trích là khi ông nói về sự đoàn kết.

Luật sư Lê Luân cho rằng khái niệm đoàn kết đã bị đánh tráo:

Giữa một cuộc tấn công “không vũ khí” và “tiếng động”, khi những chuyến bay bị đình hoãn và những hành khách còn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra, phải đứng co cụm sát vào nhau và vào một nơi, lại được một số con người cầm bút gọi đó là sự đoàn kết dựa trên tính tự tôn dân tộc do người ta đã xích lại về khoảng cách trong trật tự.

Hơn nữa, chúng ta chắc chắn là một dân tộc đoàn kết, nhưng không thể lấy sự sắp xếp trật tự của một nhóm người để định nghĩa về sự đoàn kết của cả một dân tộc. Giống như người ta vẫn ngày ngày cố gắng định nghĩa một thứ rộng lớn hơn đem nó vào trong giới hạn hạn hẹp, yêu nước, tức là phải yêu đảng hoặc chế độ, mà không phải nguyên nghĩa là yêu quê hương, tổ quốc, nòi giống dân tộc mình.

Nhà hoạt động dân sự trẻ tuổi Nguyễn Anh Tuấn cho rằng ông Hoàng Minh Trí đưa ra khái niệm đoàn kết sau cuộc tấn công mạng đó như một kiểu tự hài lòng với chính mình như nhân vật AQ của nhà văn Lỗ Tấn:

Ru ngủ xã hội bằng tự hào dân tộc viển vông không chân đế, gò ép thực tại cho vừa cái khuôn 'đoàn kết' trong tâm tưởng của riêng một cá nhân, phớt lờ thực tế để tuyên bố chiến thắng bừa bãi, dẫu vô tình hay cố ý, sẽ là cách nhanh nhất dập tắt sức phản kháng bằng lý tính - khoa học của một dân tộc trước những nguy cơ mang tầm quốc gia.

Đừng để đến một ngày mếu máo trấn an nhau, "mất nước rồi, nhưng được cái dân mình đoàn kết ghê, xếp hàng trật tự ra pháp trường kìa'", dưới bóng AQ.

Điều thứ hai mà ông Trí bị chỉ trích là khi ông cho rằng cuộc tấn công mạng của tin tặc Trung Quốc là thất bại. Blogger Dương Văn Linh viết rằng:

Sân bay, hệ thống điều khiển bay, loa phóng thanh,… đều được lắp đặt trên lãnh thổ nước mình. Giữa thanh thiên bạch nhật, giặc nó “chui” vào chửi bới, xuyên tạc, nó hù dọa cả dân tộc mình (và cả hành khách ngoại quốc) bằng những tràng cười hết sức ma mị và man dại như thế mà ông còn cho rằng “đó là một cuộc tấn công thất bại”. Thế theo ông, khi nào nó cho nổ tung sân bay, rớt máy bay, người chết chồng chất lên nhau như rạ thì nó mới thành công sao? Xin hỏi đầu óc của ông có còn bình thường nữa không vậy?

Trong những bài chỉ trích ông Hoàng Minh Trí, bài viết của nhà báo Trung Bảo là được nhiều người quan tâm nhất, nhất là sau khi bài viết đó bị cơ quan báo chí Việt Nam kiểm duyết. Ông Trung Bảo đăng lại trên mạng xã hội, và ông mong muốn rằng nó được chia sẻ mạnh mẽ để góp phần chống lại sự áp bức của báo chí tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của đảng cộng sản.

Đứng trước những biến cố như vậy, nên chọn thái độ xoa dịu, an ủi đám đông bằng cái lý lẽ “nhờ có cuộc tấn công nên người dân mới đoàn kết lại” hay cần phải cật vấn trách nhiệm đối với những người hoặc lực lượng được xã hội giao cho sức mạnh để bảo vệ cộng đồng?

Một người có suy nghĩ rạch ròi và tỉnh táo hẳn phải chọn vế sau. Cho dù, nhiều người dân Việt Nam vẫn chưa làm gì được cho đất nước ngoài việc phải đóng rất nhiều khoản thuế cao hơn ở các nước khác, nhưng tất cả chúng ta đều có quyền yêu cầu các lực lượng có trách nhiệm phải làm tốt hơn nữa công việc của mình trong việc sử dụng đồng thuế của dân.

Cuộc tấn công và quan chức, và an ninh

Ngay sau khi cuộc tấn công mạng xảy ra đã có nhiều quan chức Việt Nam lên tiếng, trong đó nổi bật nhất là ý kiến của ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông, cho rằng không nên khiêu khích bọn tin tặc.

Luật sư Lê Công Định nhận xét rằng ý kiến của ông Tuấn là ý kiến tiêu biểu của những quan chức không do dân bầu lên.

Blogger Kinh Thư, một người am hiểu lĩnh vực công nghệ thông tin tại Mỹ bình luận rằng cuộc tấn công là dịp để các quan chức Việt Nam nhìn lại quan niệm của chính họ về một thế giới mới:

Hãy nhìn nhận rằng sự mất kiểm soát vừa qua của Hàng Không Việt Nam là một cơ hội để thức tỉnh những cái đầu quen suy nghĩ kiểu đánh nhau và giành chiến thắng bởi sự liều mạng của sưc vóc vai u thịt bắp.

Không khiêu khích hackers, hệ thống luôn vận hành suông sẻ, không xảy ra các sự cố như vụ các sân bay Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng vừa qua không có nghĩa là mọi sự tốt lành đâu ông bộ trưởng ạ.

Có khi khiêu khích các nhóm hackers may ra còn học được nhiều điều hay ho để tự phòng.

Bên cạnh ý kiến của ông Tuấn, còn có những ý kiến khác cho rằng lực lượng an ninh phòng chống hacker của Việt Nam gặp nhiều khó khăn vì thiếu nguồn lực. Blogger, nhà báo Đoan Trang trả lời:

Mình biết mà. Cứ làm cái gì liên quan đến chống Trung Quốc (ví dụ: chống buôn lậu, chống nạn lao động nhập cư trái phép gây rối ở Việt Nam, chống tình báo Hoa Nam, chống tin tặc và các loại tặc khác v.v.) là an ninh Việt Nam “lực lượng mỏng”, “điều kiện cơ sở vật chất-kỹ thuật còn yếu kém”, “có bộ phận khác lo rồi” ngay.

Các anh chị ấy thực sự là chỉ giỏi đánh phá, quấy rối phản động thôi. (Thật ra mà nói thì đánh đám phản động ở Việt Nam dễ hơn, giải ngân cũng dễ hơn nhiều so với đương đầu, chống lại các đồng nghiệp và thầy học bên nước bạn).

Ấy gọi là bạo dạn xó bếp đấy.

Lỗ hổng tin học hay lỗ hổng ý thức hệ

Cuộc tấn công mạng lại nhắc cho mọi người nhớ rằng đại đa số các thiết bị truyền thông, các linh kiện điện tử đang sử dụng ở Việt Nam là do công ty Hoa Vi của Trung quốc sản xuất, một công ty bị nhiều quốc gia Tây phương cấm vì có nhiều mối quan hệ với nhà nước Hoa Lục, và có khả năng thực hiện hoạt động do thám cho Trung quốc.

Blogger Lê Tùng Sơn viết bài Ai rắc lông ngỗng Mỵ Châu, nhắc điển tích xưa, vì lầm lẫn mà công chúa Mỵ Châu đưa giặc phương Bắc vào xâm chiếm đất nước, mở đầu một thời kỳ đen tối của 1000 năm Bắc thuộc.

Chúng ta vô tư dùng những mặt hàng có nguy cơ đến bảo mật dữ liệu, bảo mật thông tin. Chuyện An Dương Vương bị tráo nỏ thần vì tin giặc vẫn đang là bài học cho thời hiện đại. “Nỏ đểu” bây giờ có thể là những con chip do thám tinh vi, ngày đêm âm thầm ăn cắp, thay đổi các dữ liệu. Trọng Thủy thời nay đóng vai được nhiều vai, theo nhiều cách: Đó có thể là những món lợi (vì nó rẻ hơn so với hàng của những quốc gia khác), nó cũng đến từ việc tham bát bỏ mâm của những kẻ tham nhũng.

Theo blogger Mạnh Kim, cuộc tấn công mạng cũng nhắc mọi người nhớ rằng chủ quyền của quốc gia không chỉ trên biên giới đất liền hay biển khơi, mà còn trên không gian mạng nữa:

Chủ quyền không chỉ liên quan biển đảo. Chủ quyền là các vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia nói chung trong đó có an ninh mạng. Chủ quyền, dĩ nhiên, cũng “không phải cứ hô hào, kích động thật to, là có được…” (như lời một bà nào đó). Chủ quyền đang bị thách thức, từ nhiều phía và nhiều mặt. Nó chỉ còn là một khái niệm mơ hồ, nếu những người có chức trách bảo vệ nó, tiếp tục “hô hào, kích động thật to” mà không mảy may hành động.

Mạnh Kim muốn nhắc lại lời của Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch Quốc hội nói rằng không chỉ hô hào là giành được chủ quyền cho đất nước, vốn bị nhiều người chỉ trích.

Blogger, nhạc sĩ Tuấn Khanh thì nhắc mọi người rằng chuyện hệ thống tin học của quốc gia bị tấn công tê liệt, cùng những tai ương khác trong thời gian qua như bùn đỏ bauxite trên Tây Nguyên, cá biển chết ở miền Trung, vẫn đang là điều gì đó xa xôi đối với nhiều người Việt nam, vì bấy lâu nay bị giới hạn quanh quẩn chuyện miếng cơm manh áo hàng này của mình mà quên đi chuyện nguy hại chung của đất nước:

Người dân Việt Nam bị ru ngủ trong một thông điệp mơ hồ là hãy chỉ nên lo cho bản thân mình, lâu nay đã trở thành những vùng quần cư ích kỷ và hẹp hòi, nên rồi chỉ biết nẹp mình trong chén cơm và manh áo. Họ quên cả đồng bào, quên cả tổ quốc, quên cả số phận tương lai của mình. Sự xót thương không còn nhưng lại liều lĩnh tội nghiệp như những hành khách theo lệnh ra khơi mà không bao giờ được chu cấp một chiếc phao cứu sinh. Những ngày cá chết, ngư dân tuyệt mạng thì nhiều người Việt nghe chừng đâu đó rất xa xôi. Bùn đỏ tràn miền Thượng thì nghe như bản tin quốc tế thoáng qua với họ. Chỉ đến khi sinh mạng của từng người bắt đầu bị đe dọa thì mới xuất hiện sự hoảng sợ và ý thức. Nhất là đối với từng con người đang chăm chút cho số tiền để dành, cho sự bình yên phi chính trị… chợt bừng tỉnh rằng mọi thứ là vô nghĩa trước một tình cảnh quá hoang tàn.

Trên bình diện cao hơn của chính trị, nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Dy cho rằng tổn thất sau cuộc tấn công mạng vừa qua, cũng giống như trên bàn cờ kinh tế và địa chính trị, nhà cầm quyền Việt Nam cần có một suy nghĩ khác:

Nếu quốc gia nhỏ yếu không muốn bị cường quốc lớn hơn bắt nạt, thì phải liên minh với cường quốc mạnh hơn để làm đối trọng, và để hợp tác toàn diện, trong đó có công nghệ cao và an ninh mạng. Lẽ ra Việt Nam không thua kém Trung Quốc về công nghệ cao và an ninh mạng. Lỗ hổng về an ninh mạng là do lỗi hệ thống về hệ tư tưởng và tầm nhìn chiến lược, nên làm cho “hội chứng bất ngờ” càng thêm trầm trọng.

Và ông so sánh cái gọi là lỗ hổng tin học vừa bị bọn tin tặc tấn công với quan hệ đặc biệt giữa Việt nam và Trung Quốc, một quan hệ xung khắc về quyền lợi dân tộc, nhưng lại tương đồng về ý thức hệ cộng sản của giới cầm quyền. Ông gọi đó là lỗi hệ thống, hay lổ hổng ý thức hệ.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>