Friday, September 9, 2016

RFA Trao đổi Thư tín ngày 9.9.2016

pic Học sinh một trường học ở Hà Nội tham dự lễ khai giảng năm học mới hôm 5/9/2016.
Hòa Ái, phóng viên RFA
Trong tuần qua, thời điểm tựu trường của năm học mới rộn ràng khắp nơi nơi; tuy nhiên một trong những thông tin liên quan được dư luận đặc biệt chú ý là 1.500 học sinh thuộc các bậc mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ở Hà Tĩnh, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thảm họa môi trường biển miền Trung do nhà máy thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra, đã không đến dự lễ khai giảng.

Những ai quan tâm đến thông này đều cho rằng thật là phi lý khi truyền thông Việt Nam loan tin các em không được đến trường vì bị phụ huynh ngăn trở. Một số khán thính giả và độc giả Đài Á Châu Tự Do nêu lên vấn đề cái ăn, cái mặc còn không có thì lấy đâu ra tiền để mua tập vở mà đi học.

Nhiều người bày tỏ sự hài lòng khi nghe tin ông Nguyễn Hữu Sum, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Kỳ Anh nói với báo giới trong nước rằng chính quyền địa phương đã có quyết định miễn học phí cho gia đình các em học sinh đó.

Nhân dịp năm học mới vừa khai giảng, Hòa Ái cũng ghi nhận rất nhiều gia đình có con em đang học phổ thông hoang mang, lo lắng trước thông tin học sinh phải học chữ Hán.

Chuyện học chữ Hán

Qua bài tìm hiểu “Tại sao học sinh phải học chữ Hán” do Biên tập viên Mặc Lâm thực hiện, nhiều thính giả Đài RFA cho rằng nếu Bộ Giáo dục-Đào tạo Việt Nam thực hiện chương trình dạy tiếng Hán cho học sinh phổ thông thì sẽ rất tốn kém và không hiệu quả. Tiếp theo trong chương trình, Hòa Ái trích đăng một vài ý kiến liên quan:

“Quan điểm học sinh Việt Nam cần học chữ Hán cũng lỗi thời y như quan điểm sinh viên Việt Nam phải học triết học Mác-Lê Nin. Cần phải hiểu rằng ngôn ngữ tồn tại và phát triển như một thực thể sinh học; nghĩa là nó cũng chịu sự chi phối của chu trình sinh-lão-bệnh-tử. Có những từ cổ bị đào thải, những từ mới liên tục phát sinh. Có những từ biến thể theo hướng thu hẹp nghĩa hay mở rộng nghĩa, hoặc biến thoái theo nghĩa khác đi...Nói như trên để thấy rằng sức sống cùng sự phát triển của một ngôn ngữ là hết sức sinh động, biến hóa, luôn tươi mới; đừng vì những quan điểm cổ hũ, giáo điều mà đòi đưa ra những qui định trói buộc cứng nhắc.”

“Tôi thấy hồi thập niên 80, Bộ Giáo dục-Đào tạo hết khuyến khích rồi bắt buộc học môn tiếng Nga nhưng sau vài năm thì tình hình chẳng phát huy hiệu quả chút nào. Nay lại muốn dạy môn tiếng Hán nữa. Liệu trong tương lai, Bộ Giáo dục-Đào tạo còn chuyển sang môn ngoại ngữ nào nữa không hay vẫn kiên trì theo đề án dạy môn tiếng Hán?”

“Việc muốn đưa chữ Hán vào trường học là một trong ba bước để Việt Nam trở lại phò Hán. Bước một là cho các công ty Trung Quốc trúng thầu để đưa công dân Hán vào Việt Nam hợp pháp. Bước hai là xây dựng các viện Không tử, khu văn hóa Hán, đưa chữ Hán vào trường phổ thông. Bước ba là đưa người Hán và người Việt thân Hán lãnh đạo Việt Nam. Viễn ảnh có thể nhìn thấy được khi Đảng Cộng sản Việt Nam một mực khẳng định Trung Quốc là người bạn ‘4 tốt-16 chữ vàng’ trên tinh thần ‘núi liền núi, sông liền sông’ như Tập Cận Bình đã nói.”Ý

Ý kiến vừa rồi cũng là lời bình luận của rất nhiều khán thính giả và độc giả trên trang Facebook RFA. Bên cạnh đó, cũng có nhiều chia sẻ của các bậc phụ huynh than thở con em mình phải gánh gồng với chương trình học quá sức rồi nay nếu phải học chữ Hán tức là thêm một gánh nặng nữa cho học sinh.

Chuyện học thêm

Nhắc đến học sinh có nhu cầu học thêm thì giáo viên phải dạy thêm để đáp ứng nhu cầu đó. Thế nhưng, trong tuần qua dư luận sôi nổi lạm bàn về văn bản số 2941 của Sở Giáo dục-Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu tất cả cơ sở giáo dục trong thành phố thực hiện cấm dạy thêm, học thêm cấp phổ thông kể từ năm học 2016-2017.

Mặc dù việc dạy thêm và học thêm được xem là sinh hoạt bình thường trong môi trường giáo dục của mọi xã hội nhưng trước thực trạng tiêu cực của việc dạy thêm tràn lan ở Việt Nam, nhiều người ủng hộ chủ trương cấm dạy thêm của giới chức lãnh đạo ngành giáo dục. Thính giả Tommy kêu gọi “Hãy trả lại tuổi thơ và những giờ nghỉ cho học sinh. Thầy cô làm tiền trên cả học sinh mầm non”. Thính giả Rừng Xanh cho rằng “Rất nên cấm dạy thêm. Có thầy cô còn nhắc nhở nhau là chỉ dạy một nửa trong lớp, không cho học sinh hiểu thì mới chịu học thêm”. Tuy vậy, nhiều thính giả khác lên tiếng xin cứu lấy những giáo viên lương thiện và có tâm trước quyết định cấm dạy thêm. Thính giả Phan Van An nói “Rất thông cảm thầy cô phải dạy thêm để kiếm sống. Trách nhiệm này thuộc Bộ Giáo Giục phải nâng cao đời sống thầy cô và giảm tải đầu óc học sinh”. Và thính giả HuongLan Nguyen khẳng định “Kiến thức cồng kềnh. Tiền lương giáo viên không đủ sống. Muốn cấm dạy thêm học thêm thì cần giải quyết được 2 vấn đề này”. Tiếp theo đây, Hòa Ái gửi đến lời chia sẻ của thính giả Vũ, từng là giáo viên ở miền Nam, Việt Nam trước năm 1975:

“Tôi bắt đầu dạy học năm 1960 với lương là hai (2) cây vàng: rất đủ sống. Dù là thầy giáo cũng phải trau dồi thêm kiến thức và tôi đã học thêm vì sự hiểu biết là vô tận, luôn có nhiều phát minh mới. Học sinh tiểu, trung học không phải đóng học phí. Lãnh đạo Việt Nam thời nay cần có trách nhiệm thực hiện giống như vậy vì tương lai của các thế hệ con cháu.”

Trong tuần qua, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng nhắc nhớ về một giai đoạn lịch sử đối với những người con dân đất Việt. Thính giả Nghiem Vo chia sẻ nhân sự kiện Tổng thống Pháp đến Việt Nam khiến cho ông hồi tưởng về thời kỳ Thực dân Pháp đô hộ kéo dài cả thập kỷ. Đối với ông, gần một trăm năm, hậu quả thiệt hại cho dân tộc đương nhiên là có nhưng quốc gia cũng được những ích lợi còn duy trì đến tận ngày nay. Trong đó phải kể đến chữ quốc ngữ mà ông Alexander De Rhodes và nhà bác học lỗi lạc Trương Vĩnh Ký có công đóng góp nhiều nhất, Bác sĩ Yersin và bà Marie Curie… đã góp phần nghiên cứu và giúp đỡ người Việt trong nhiều lãnh vực.

Trong khi đó, thính giả Sáu Nguyễn qua email gửi về đài viết rằng ông nhớ đến các nhà chí sĩ yêu nước thời Pháp thuộc như Phan Bội Châu khi Tổng thống Hollande yêu cầu chính quyền Hà Nội trả tự do cho 4 nhà bất đồng chính kiến hiện đang bị giam giữ dù Việt Nam độc lập và có chủ quyền dân tộc. Ông Sáu Nguyễn nhờ qua làn sóng phát thanh Đài RFA chuyển đến thính giả để hỏi thăm mấy ai giống như ông với thắc mắc những gì người dân Việt được và mất trong thời gian Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo 71 năm qua có tương đồng so với thời gian Pháp đô hộ hay không?

Trong thời gian còn lại của chương trình, Hòa Ai xin được trả lời tin nhắn của một thính giả ở Hoa Kỳ:

“Tôi muốn nói về trang Facebook của Đài Á Châu Tự Do. Tôi thường xuyên theo dõi tin tức và tôi cũng ‘Like” nhiều bản tin của đài. Nhưng mỗi bản tin tôi ‘Like” thì đài có đăng hình của tôi, trong đó tôi thấy có 3 hình: cô Hoàng Dung, tôi và một-hai bạn trẻ nữa. Ví dụ tôi thấy ‘You and 509 Like’ Tôi yêu cầu đài bỏ hình của tôi xuống vì tôi sắp về Việt Nam do bố tôi bị đau nặng. Những người em của tôi bảo nếu tôi làm như vậy thì về Việt Nam bị chận không cho vô. Lo lắng chút xíu vậy thôi. Tôi cũng sợ giống Chân Như vô lại mất công, phiền phức trong lúc bố tôi nguy kịch như vậy. Xin cảm ơn nhiều.”

Quý thính giả quý mến, thay mặt ban Việt ngữ, Hòa Ái cảm ơn quý vị luôn theo dõi tin tức của đài. Hòa Ái xin được thưa Đài Á Châu Tự Do không để tên quý vị trên trang Facebook RFA mà đó là tính năng tự động của trang mạng xã hội Facebook. Trong trường hợp quý thính giả có những lo ngại như trong tin nhắn, quý vị có thể vào trang Facebook RFA và chỉ cần bấm “Unlike” thì tên của quý vị sẽ không còn hiển thị. Thân mến.

Hòa Ái kính mong quý khán thính giả và độc giả tiếp tục liên lạc với đài cũng như đóng góp ý kiến về các vấn đề quý vị quan tâm. Quý vị có thể liên lạc qua email tại địa chỉ vietweb@rfa.org hoặc hoaai@rfa.org, hoặc qua hộp thư thoại tại số 202-530-7775.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>