Thursday, June 16, 2016

Liệu vụ cá chết sẽ “chìm xuồng”? (phần 2)

pic
Cá và hải sinh vật chết hằng loạt ở bờ biển Quảng Bình hôm 6/4/2016.
Chân Như, phóng viên RFA
Hơn 2 tháng qua, kể từ ngày con cá đầu tiên chết dạt vào bờ biển miền Trung, người dân vẫn chưa có câu trả lời về nguyên nhân ô nhiễm môi trường biển và cá chết do đâu. Truyền thông bị kìm kẹp trong việc đưa tin, tin nhắn điện thoại bị chặn những từ khoá như "formosa", "cá chết", "Vũng Áng"... Đời sống người dân ven biển miền Trung hiện đang khó khăn từng ngày và hàng triệu người tiêu dùng bị ảnh hưởng,ngành du lịch thất thu, ngành xuất khẩu thuỷ - hải sản có nguy cơ bị đe doạ. Vì thế, câu chuyện cá chết liệu có bị “chìm xuồng” như muôn ngàn câu chuyện đã từng xảy ra trên đất nước Việt Nam hay không là suy nghĩ của nhiều người dân. Để hiểu rõ hơn, mời quý vị tiếp tục theo dõi chia sẻ của các bạn khách mời hiện đang sống và làm việc tại Việt Nam trong diễn đàn bạn trẻ kỳ này cùng với phần điều hợp của Chân Như.

Tuần trước quý vị đã theo dõi các bạn Phan Duy, Trường Sơn và Lê Sơn chia sẻ suy nghĩ của họ về sự việc liệu cá chết và ô nhiễm biển miền Trung liệu có “chìm xuồng” hay không, cũng như câu chuyện về MC Phan Anh và thông điệp Đừng im lặng của anh, mời quý vị tiếp tục đến với phần 2 và cũng là phần cuối của chủ đề này sau đây:

“Đừng im lặng”

Chân Như: Kỳ trước, chúng ta đã được biết chia sẻ của bạn Phan Duy về việc liệu chương trình 60 phút mở về vấn đề tự do thông tin phát biểu vừa rồi của MC Phan Anh. Có giúp khuấy lên lại mối quan tâm của người dân xung quanh câu chuyện cá chết và ô nhiễm biển miền trung hay không? và thông điệp “đừng im lặng” của MC Phan Anh đã được cộng đồng mạng đón nhận ra sao? Sau đây mời Trường Sơn chia sẻ:

Trường Sơn: Ý kiến cá nhân của em về câu hỏi liệu chương trình này có khuấy lại mối quan tâm của người dân xung quanh câu chuyện cá chết hay không thì em cho rằng người dân vẫn quan tâm thế nhưng người dân đã, vô hình trung, bị lái theo cái chủ đề khác sau chương trình này. Chúng ta thấy làn sóng phẫn nộ phản đối của người dân đã nổi lên rất mạnh mẽ sau chương trình. Thế nhưng người dân lại không nói chuyện đến cá, cũng không nói đến ô nhiễm môi trường mà người dân bị lao vào chủ đề mạt sát nhiều hơn: mạt sát VTV, thậm chí, mạt sát các cá nhân tham gia. Em cho rằng cái này không nằm trong chủ đích của VTV cũng như ban tuyên giáo, nó chỉ là một tai nạn. Tất nhiên đề tài này cũng hết sức hấp dẫn đó là về quyền tự do ngôn luận, quyền biểu đạt, và bây giờ là tự do thông tin tự do sử dụng mạng internet nữa. Tuy nhiên, về vấn đề cá chết em không cho rằng chương trình này sẽ kéo người dân quay lại, hứng thú hơn hoặc đưa sự quan tâm của người dân trở lại với vấn đề cá chết nóng như ngày trước nữa mà đã đưa người dân đến chuyện khác, sa đà vào việc công kích VTV, cá nhân những người tham gia các chương trình đó.

Còn về thông điệp “đừng im lặng” của MC Phan Anh, là một thông điệp đến hôm nay em vẫn cho là một thông điệp hết sức ý nghĩa. Bản thân MC Phan Anh có sự chú ý rất lớn của xã hội Việt Nam, và thông điệp “đừng im lặng” của anh là một thông điệp hết sức giá trị. Bản thân thông điệp này đánh trúng vấn đề của xã hội Việt Nam hiện tại đó là người dân còn quá thờ ơ với các vấn đề của trong xã hội, họ mới chỉ dừng lại ở mức bức xúc nói chuyện riêng với nhau vậy thôi, chứ hầu hết người dân chưa đủ sự tự tin cũng như mạnh dạn để thể hiện quan điểm của mình với các vấn đề trong nước, chính trị cũng như xã hội. Và thông điệp “đừng im lặng” này là một thông điệp đã được nêu ra đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm. Em cũng thấy rằng rất nhiều các nhà hoạt động xã hội dân sự tại Việt Nam đã hưởng ứng thông điệp “đừng im lặng” trước các bài viết họ viết trên mạng thì luôn kèm theo hashtag và bản thân em cũng làm như vậy và em cho rằng thông điệp này của MC Phan Anh hết sức giá trị.

Lê Sơn: Tôi đã xem chương trình này và tôi rất thích thông điệp của MC Phan Anh. Mặc dù trong suốt chương trình anh bị ekip chương trình liên tục đấu tố nhưng anh vẫn giữ được khí phách của mình. Thông điệp anh đưa ra đó là “đừng im lặng”, đừng im lặng trước cá chết, trước môi trường biển bị Formosa xả chất độc là điều tất yếu. Phan Anh thật khôn ngoan khi đưa ra thông điệp này cho mọi người. Như chúng ta biết, Phan Anh là một người nổi tiếng và có rất nhiều fan theo dõi và khi anh đưa ra thông điệp thì tất nhiên sẽ có sự ảnh hưởng rất lớn tới mọi người. Tôi cũng hy vọng thông điệp đó tác động lớn đến nhiều thành phần dân chúng, bớt thờ ơ hơn, bớt dửng dưng hơn với các thực tại của xã hội ở Việt Nam.

Chân Như: Kể từ cuộc tuần hành ngày 8.5 cho đến nay, không có một cuộc tuần hành vì môi trường biển nào có thể diễn ra thành công tại Hà Nội, Sài Gòn và nhiều nơi khác, bới phía chính quyền đã ra tay mạnh mẽ. Các bạn nhận định sao về phản ứng của chính quyền đối với người dân biểu thị thái độ, và đối với ô nhiễm biển? Cách phản ứng như vậy liệu có giúp chính quyền giải quyết khủng hoảng?

Lê Sơn: Thưa anh, việc nhà cầm quyền đã đàn áp người dân, đánh đập người dân thực sự với bản thân tôi, tôi hết sức phẫn nộ về điều ấy. Tôi nhìn thấy rằng nếu nhà cầm quyền càng đàn áp người dân xuống đường tuần hành vì môi trường biển thì lại càng tỏ rõ sự sai lầm trong các chính sách lãnh đạo của họ. Chính quyền hầu như đã tính toán sai cả về chiến lược và chiến thuật nhất thời trong vụ việc cá chết hàng loạt tại Vũng Áng. Nếu như nhà cầm quyền CS tiếp tục đàn áp vào những tuần sắp tới đây thì càng đẩy nhân dân đến với lằn ranh của sự đối kháng và như chúng ta biết thuyền đi được cũng do dân mà lật thuyền cũng do dân. Nhà cầm quyền Hà Nội nên bỏ tư duy súng đạn và nhà tù để đàn áp dân. Bây giờ đã qua rồi triết lý bạo lực cầm quyền, tất nhiên anh dùng dao thì anh sẽ bị dao đâm lại thôi.

pic
MC Phan Anh trong chương trình Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì? Screen capture.
Trường Sơn: Em cho rằng phản ứng của chính quyền hết sức thái quá bởi vì không có một quan chức nào đưa ra được một lời biện minh hợp lý cho việc họ sử dụng bạo lực để đối phó với việc người dân sử dụng quyền bày tỏ quan điểm và tự do hội họp, hội họp một cách hòa bình như thế. Rõ ràng chính quyền Việt Nam không có bất cứ một lời giải thích khá dĩ nào để biện minh cho những gì họ gây ra trong các cuộc biểu tình vừa rồi tại Hà Nội và Sài Gòn. Tất nhiên, cách phản ứng như vậy không giúp chính quyền giải quyết khủng hoảng này mà thậm chí còn làm thêm trầm trọng. Chúng ta thấy rằng cộng đồng quốc tế đã lên tiếng mạnh mẽ, trong đó có các tổ chức như cao ủy nhân quyền của LHQ đã lên tiếng không những một lần mà nhiều lần, phản đối chính quyền Việt Nam đã sử dụng bạo lực để đối phó với người dân khi họ sử dụng một trong những quyền căn bản nhất của họ. Đối với thảm họa cá chết này chúng ta thấy rằng động thái của chính quyền từ đầu đến giờ là im lặng và đàn áp. Đây là những cách giải quyết vấn đề mà em phải sử dụng chính từ mà chính quyền Việt Nam hay dùng đó là từ “phản động” , có nghĩa là họ đi ngược lại sự tiến bộ và làm tha hóa niềm tin của người dân. Sự im lặng của chính quyền khiến cho người dân trở nên bức xúc và thêm chán nản vào chính quyền. Việc sử dụng bạo lực của chính quyền sẽ chẳng giải quyết được gì ngoài việc tỏ ra cho người dân thấy rằng họ là một chính quyền không biết dùng lý lẽ nữa mà chỉ là một chính quyền chỉ còn biết sử dụng bạo lực có nghĩa là chính quyền đấy không còn tính chính danh nào. Tuy nhiên, thực sự là em không có sự lạc quan đủ lớn để cho rằng sau những vụ đàn áp vừa rồi thì người dân sẽ hoàn toàn thay đổi thái độ vào chính quyền. Bởi những người sử dụng mạng xã hội phần lớn tập trung ở các thành phố và chưa chắc 100% họ đã quan tâm đến vấn đề vừa rồi. Em cho rằng hành động của chính quyền sử dụng bạo lực vừa rồi đã đánh thức rất nhiều những người trước đây đứng ở lằn ranh giữa im lặng hoặc lên tiếng, thì sau khi nhìn thấy chính quyền hành xử như vậy thì họ sẽ mạnh mẽ lên tiếng nhiều hơn. Đối với toàn dân, em cho rằng do thông tin hạn chế đối với những người dân ở những vùng nông thôn, vùng cao, nên trên bình diện toàn quốc gia thì vẫn chưa đủ sức để khiến người dân có thể thức tỉnh hay thay đổi làm một cái gì đó.

Phan Duy: Với sự việc mọi người kêu gọi biểu tình trên facebook thì em lại có một nhận định lạc quan hơn về ý thức của người dân Việt Nam mà ở đây mình có thể nói đa số là người trẻ. Họ đã có những ý thức là phải có những hành động, phải có những tiếng nói đối với chính quyền. Tuy trước đây cũng có những cuộc biểu tình nhưng ở quy mô nhỏ hơn và tất niên là bị đàn áp, không được báo chí đưa tin, nhưng sự việc vừa mới đây nhất thì lại có sự hỗ trợ bởi facebook cho nên facebook gần như là một kênh truyền thông để liên kết kêu gọi mọi người cùng tham gia biểu tình, và cũng là kênh để đưa những thông tin những hình ảnh về cuộc biểu tình đó lan tỏa đến rộng rãi hơn. Em thấy lạc quan hơn bởi vì những người tham gia biểu tình là những người trẻ, họ đã có động thái và sự nhìn nhận đúng hơn về chính quyền, chứ không bị “ngu dân” như xưa nữa.

Em nghĩ có thể vì họ vẫn còn yếu, vẫn chưa có sự nối kết mạnh mẽ cho nên chính quyền vẫn có thể đàn áp, và các cuộc biểu tình đó vẫn còn nhen nhóm, không thể phát triển mạnh hơn, nhưng nếu về lâu về dài trong tương lai, tất nhiên em vẫn có sự tin tưởng là sẽ có sự thay đổi. Bằng chứng là ở trên facebook của em, đa số mọi người đều đã bày tỏ quan điểm rất chán ngán đối với chính quyền, không phải chán ngán theo kiểu quá tiêu cực. Em cảm thấy trong tư tưởng của họ đã bắt đầu có những suy nghĩ đúng đắn hơn về chính quyền mình mà đang là công dân.

Trách nhiệm của chính quyền?

Chân Như: Theo các bạn, chính quyền hiện nay nên làm gì để thể hiện đúng trách nhiệm của họ?

Trường Sơn: Em cho rằng chính quyền Việt Nam sai ngay từ khi thảm họa này xảy ra, một phần cũng bởi vì họ lúng túng. Thựa ra, hiện tượng này chưa từng xảy ra ở Việt Nam và chính quyền chưa bao giờ phải đối mặt với một thảm họa môi sinh trên bình diện lớn như thế này. Chúng ta thấy rằng đất nước chúng ta rất nhiều bão, thế nhưng, mỗi cơn bão chỉ ảnh hưởng đến một hai tỉnh thôi trong khi thảm họa nầy ảnh hưởng hàng loạt bốn năm tỉnh miền Trung và số người bị ảnh hưởng lên đến hàng trăm ngìn người. Bản thân em, nếu em là người được quyền quyết định trong chính quyền Việt Nam hiện tại là nên làm gì trước thảm họa này thì việc đầu tiên khi thảm họa xảy ra là cứu trợ người dân ngay lập tức; Ngay lập tức tìm hiểu nguyên nhân sau đó ban lệnh cấm đánh cá trên toàn vùng biển bị ảnh hưởng; Tiếp nữa là giải quyết số cá chết trôi dạt vào bờ biển không để cho nó là nguyên nhân gây ra dịch bệnh tiếp theo; Sau nữa tìm cách cho người dân có nguồn thu nhập cũng như những cách tạm thời như cứu đói, hỗ trợ tiền bạc. Chúng ta thấy rằng chính quyền có đưa ra hỗ trợ nhưng hết sức ì ạch; Gạo nhận được nhưng thậm chí gạo mốc, còn tiền thì chưa thấy đâu cả. Nếu trong việc tìm ra nguyên nhân cá chết mà chính quyền thực sự không có khả năng thì phải tuyên bố đây là thảm họa quốc gia để kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Chúng ta thấy kinh nghiệm quan sát ở các thảm họa ở các quốc gia khác, một khi họ ban bố thảm họa quốc gia và yêu cầu trợ giúp của cộng đồng quốc tế thì họ nhận được rất nhiều sự trợ giúp. Vì vậy, chính quyền Việt nam cho rằng khả năng của mình không đủ để cán đáng giải quyết tận gốc việc này thì nên ban bố tình trạng khẩn cấp như vậy em tin rằng vấn đề tìm ra nguyên nhân sẽ được giải quyết rất nhanh cùng đó chúng ta cũng sẽ nhận được những viện trợ khẩn cấp của các quốc gia khác để hỗ trợ cho ngư dân của mình. Hơn nữa, chính quyền phải thể hiện sự lắng nghe nguyện vọng của người dân đó là trách nhiệm giải trình. Từ đầu đến giờ chính quyền Việt Nam cứ giữ im lặng cho dù người dân đã nhiều lần lên tiếng bằng nhiều hình thức khác nhau, đó là hành động hết sức sai trái của chính quyền. Bản thân em cho rằng chính quyền Việt Nam hiện giờ đang thực sự không làm việc mà họ đang cố gắng kéo dài thời gian để thực hiện một mưu đồ gì đó mà em không biết.

Lê Sơn: Đối với em, đơn giản thôi chính quyền phải minh bạch nguyên nhân vì sao cá chết và công bố việc công ty Fomosa xả chất độc trên biển như thế nào, giải thích cho người dân cụ thể về các vấn đề liên quan đến công ty Fomosa thả chất độc ra sao và đền bù thỏa đáng cho ngư dân. Nhà cầm quyền cũng hãy để cho người dân cả nước tự do bày tỏ thái độ và chính kiến của mình trên các vấn đề của quốc gia và đất nước nói chung. Đó mới là sự lựa chọn khôn ngoan và trách nhiệm phục vụ tốt của một chính quyền do dân vì dân. Chính quyền cộng sản Việt Nam nên làm như vậy là tốt nhất.

Chân Như: Xin cám ơn ba bạn khách mời của chương trình cho chủ đề đặc biệt này. Và cũng cám ơn phần theo dõi của quý độc giả, hẹn lại vào chủ đề kỳ tới. Mến chào tạm biệt.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>