Pages

Sunday, July 29, 2018

Thêm tâm thư yêu cầu lãnh đạo đảng cộng sản thay đổi

pic

Thư ngỏ nhà báo Kha Lương Ngãi gởi ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
RFA - Sau một thời gian tương đối dài dường như giới nhân sĩ - trí thức tại Việt Nam không còn mặn mà lắm với biện pháp gửi những kiến nghị, tâm thư đến lãnh đạo cao nhất Đảng và nhà nước Việt Nam, từ trung tuần đến cuối tháng 7 vừa qua lại xuất hiện thư ngỏ gửi ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Tiếng nói trọng lượng

Chỉ 10 ngày sau khi giám mục Micae Hoàng Đức Oanh viết thư ngỏ gửi chủ tịch nước, vào ngày 24 tháng 7 vừa qua, nhà báo Kha Lương Ngãi, Nguyên Phó tổng biên tập Sài Gòn Giải Phóng, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đã có bức thư ngỏ gửi đến ông Nguyễn Phú Trọng. Nội dung thư cũng nêu ra những quyết định sai lầm của chính ông Trọng và những người lãnh đạo đất nước khiến quốc gia rơi vào tình trạng hiện nay.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội hiện sống ở Hà Nội, cho rằng người có nhân thân như ông Kha Lương Ngãi khi viết thư ngỏ cho vị lãnh đạo đảng cầm quyền tại Việt Nam hiện nay sẽ có phần tác dụng:
“Ông Kha Lương Ngãi, Nguyên Phó tổng biên tập Sài Gòn Giải Phóng, tờ báo của Thành Ủy Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Là một người tuyên giáo, ông hiểu rất kỹ những chuyện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản thân bộ phận Tuyên giáo rất quan trọng đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. Với tư cách như thế, ông ấy chất vấn ông Nguyễn Phú Trọng những điểm mà tôi thấy rất đáng lưu ý. Thực ra cũng có nhiều người đặt vấn đề như vậy. Nhưng bản thân anh Kha Lương Ngãi, với lai lịch như  thế thì nó có trọng lượng hơn.”

Nội dung thư ngỏ

Trở lại với bức thư ngỏ gửi ông Tổng Trọng của nhà báo Kha Lương Ngãi, đầu tiên là nhắc đến vụ việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại trung tâm thủ đô Berlin của Đức đưa về Việt Nam hồi cuối tháng 7 năm 2017.

Nhà báo Kha Lương Ngãi cho rằng đó là hành động bôi xấu hình ảnh Việt Nam với cộng đồng thế giới, đồng thời viết lên một sự dối trá đáng khinh bỉ khi tuyên truyền Trịnh Xuân Thanh tự trở về Việt Nam đầu thú, nhận tội tham nhũng.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng đồng tình về điểm này của nhà báo Kha Lương Ngãi:
“Tôi nghĩ rằng đấy là một việc làm vi phạm trắng trợn Luật Cộng hòa Liên bang Đức và Luật Quốc tế. Rất đáng tiếc là bọn dùng luật rừng này kém cỏi đến mức không hiểu được chuyện này nghiêm trọng như thế nào. Và nó nghĩ việc bắt Trịnh Xuân Thanh về là được sự đồng lòng của nhân dân. Đúng là nhân dân rất ủng hộ việc chống tham nhũng, tôi cũng rất ủng hộ chống tham nhũng, phải kiên quyết trừng trị bọn tham nhũng, nhưng không thể mang danh đi bắt tham nhũng mà vi phạm luật nước khác và luật quốc tế.”

Hàng ngàn người dân Sài Gòn biểu tình chống luật đặc khu vào ngày 10/6/2018, trước khi luật an ninh mạng được thông qua ngày 12/6/2018.Hàng ngàn người dân Sài Gòn biểu tình chống luật đặc khu vào ngày 10/6/2018, trước khi luật an ninh mạng được thông qua ngày 12/6/2018. AFP 
Bên cạnh đó, tình hình dân chủ nhân quyền trong nước gần đây cũng được ông Ngãi nhắc đến trong thư, như việc bắt bớ và bỏ tù các nhà yêu nước đấu tranh. Ngoài ra, những luật bảo vệ quyền cơ bản của nhân dân như luật lập hội, luật biểu tình không được chính phủ Hà Nội quan tâm đến, nhưng lại ban hành các dự luật Đặc khu và An ninh mạng dù vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía người dân. Những cuộc biểu tình chống hai dự luật vừa nêu đã diễn ra trên khắp cả nước và được ví như cuộc biểu tình mạnh mẽ nhất từ sau năm 1975 đến nay. Nhà báo cho rằng đây là một ví dụ điển hình cho xu thế “diễn biến, chuyển hóa”.

Anh Dương Đại Triều Lâm, một nhà hoạt động dân sự trẻ tại Sài Gòn, người cũng xuống đường tham gia cuộc biểu tình ôn hòa vào ngày 10 tháng 6 cho rằng:

“Rõ ràng bất cứ một hành động xuống đường nào cũng càng góp phần thúc đẩy cho quá trình tự do dân chủ của đất nước. Người dân người ta đã xuống đường rất là nhiều lần rồi, chứ không phải bây giờ mới có, tức là quá trình chuyển hóa đã diễn ra từ lâu.Chỉ có khác là hôm rồi lượng người ta xuống đường đông hơn do Luật đặc khu. Vì vậy mình nghĩ là Đảng Cộng sản cần ra ngay Luật Biểu tình để mỗi lần người dân xuống đường không phải vì môi sinh, chủ quyền thì cứ cho rằng đây là chống đối.”

Trong thư, nhà báo Kha Lương Ngãi có nhắc đến Bắc Hàn và Cuba, và coi đây là hai nước dần thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản và từ từ diễn biến, chuyển hóa theo xu thế dân chủ.

Không hoàn toàn đồng ý về quan điểm này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A giải thích:
“Cuba thực sự đã diễn biến sau cả Việt Nam. Việt Nam đã tự diễn biến từ lâu rồi, cho nên cái trớ trêu mà ông Trọng chủ trương, cũng như những lãnh đạo chóp bu của Đảng Cộng sản Việt Nam chống tự diễn biến. Đấy là chuyện kì khôi vì bản chất Chủ nghĩa Mác mà họ tôn thờ nhấn mạnh sự thay đổi, mà diễn biến cũng là thay đổi mà thôi. Cho nên ở đây phải hiểu rằng họ chống cái gọi là tự diễn biến, mà diễn biến của họ ở đây phải hiểu là những cái đi ngược lại với họ suy nghĩ, làm thay đổi vị thế của Đảng Cộng sản. Xét theo khía cạnh như thế thì thực sự Cuba vẫn giống hệt như Việt Nam, nó vẫn giữ chuyện cộng sản.”

Tác động

Đây không phải là lần đầu tiên nhà báo Kha Lương Ngãi gửi thư cho các lãnh đạo chính phủ Hà Nội, trước đó ông cũng từng gửi thư đến các Đại biểu quốc hội khóa 12 với mong muốn Đảng tự diễn biến từ Đảng Cộng sản Việt Nam độc tài chuyển hóa dần sang Đảng Cộng sản Việt Nam dân chủ. Tuy nhiên, bức thư của ông đã không được hồi đáp.

Dù vậy, Nhà báo Kha Lương Ngãi vẫn tiếp tục viết thư ngỏ và gửi đến ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 24 tháng 7 vừa qua.

Từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng nên có tiếp những bức thư như bức thư như của ông Kha Lương Ngãi. Dù rằng bức thư không thể giúp ông Trọng thay đổi nhưng nó rất cần thiết, bởi vì nó không nói cho ông Nguyễn Phú Trọng mà nói cho nhiều người nhìn thấy rõ chân tướng của ông Nguyễn Phú Trọng cũng như của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nội dung phần mô tả

No comments :

Post a Comment