Friday, November 16, 2012

Tư Tưởng Hồ Chí Minh


Năm 1952, tại Ðại Hội II của Ðảng họp tại Tuyên Quang, Hồ Chí Minh đã phát biểu: "Về lý luận, Ðảng Lao Ðộng Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lê nin... lấy tư tưởng Mao Trạch Ðông làm kim chỉ nam." .. (Gần đây) CSVN đưa ra chiêu bài Tư Tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện giờ đây hầu như đều có câu mào đầu "Dưới ánh sáng của Tư Tưởng Hồ Chí Minh" thay cho ngày trước "Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin bách chiến bách thắng..." Ðảng Cộng sản Việt Nam tưởng rằng huyền thoại về Hồ Chí Minh vẫn còn lừa mị được một số quốc gia, nên đã dựng Hồ Chí Minh dậy để làm bình phong che chở cho Ðảng nhằm củng cố chế độ độc đảng. Họ không biết rằng từ thập niên 1980, huyền thoại Hồ Chí Minh trong thời chiến tranh đã bị vạch trần qua nhiều công trình nghiên cứu của các nhà sử học, nhà báo Âu, Mỹ và Á châu, kể cả những người đã bị mê hoặc trong một thời gian dài.
Nguyễn Châu

I- Sự Dao Ðộng Niềm Tin Vào Chủ Nghĩa Xã Hội

Trên lý thuyết về phát triển, có rất nhiều lý do để người ngoại quốc có thể lạc quan với triển vọng kinh tế dài hạn của Việt Nam: một quốc gia 80 triệu dân mà tiền lương được trả một cách tùy tiện [không ấn định mức tối thiểu], mở ra một thị trường tiêu thụ khổng lồ. Sức lao động rẻ (lương hàng ngày là 1.28 đô la Mỹ); đa số dân đều biết đọc, biết viết. Tài nguyên thiên nhiên Việt Nam rất phong phú: dầu mỏ và khí đốt ngoài khơi, than đá, mỏ phốt-phát, măng-gan và rừng. Việt Nam có 2,300 km bờ biển và biển đầy các loại cá. Người Việt Nam lại siêng năng, cần cù và khao khát học hành, mở mang kiến thức. Thế nhưng sau ba thập niên sản xuất và xây dựng trong hòa bình, Việt Nam vẫn ì ạch trong nền kinh tế của một quốc gia nghèo nàn và lạc hậu. Dưới sự cai trị của Ðảng Cộng sản, nhân dân Việt Nam giống như một con ngựa bị người cỡi nắm chặt dây cương, kềm hãm lại, thay vì để cho con vật phi nước đại về phía trước.
Những người lãnh đạo Ðảng hiếm khi hành động, trừ phi họ bị đẩy vào sát chân tường. Thật vậy, sau thời gian đổi mới, kinh tế Việt Nam có tăng lên, một số cán bộ Ðảng và giới nắm quyền cùng nhóm tay chân của họ trở nên giàu có lớn, nhưng đời sống của đại đa số nhân dân vẫn nghèo khó, vẫn đói, rách. Chương trình "Xóa Ðói Giảm Nghèo" được Quốc tế hổ trợ với hàng tỷ Mỹ kim vẫn không đi tới đâu cả.
Ðảng và chính phủ Cộng sản nhận thấy có nguy cơ về "Ðộng Dao về chủ nghĩa xã hội" nên phải tìm cách củng cố về mặt tư tưởng. Một trong các nguyên nhân đầu tiên đưa đến Ðộng Dao này là vì từ lâu nay, Ðảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định rằng "Chủ nghĩa Mác-Lênin bách chiến bách thắng" và "Chủ nghĩa Tư bản trên thế giới đang trên đà rẫy chết bởi ba dòng thác cách mạng và giai cấp công nhân ở các nước tư bản sẽ nỗi dậy tiêu diệt hết giai cấp tư bản".
Nhưng sau gần nửa thế kỷ đấu tranh, đánh phá của hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa do Liên xô và Trung Cộng lãnh đạo, chế độ Tư bản vẫn tồn tại, mà lại có phần vững chắc hơn và không hề thấy giai cấp công nhân nổi dậy diệt tư bản. Ngược lại, năm 1989, tại các quốc gia Cộng sản Ðông Âu, bắt đầu có những biến động cải tổ chính trị-xã hội và nỗ lực thoát khỏi ảnh hưởng kềm chế của khối Cộng sản Liên-xô, quay trở lại chế độ Tư bản, dứt khoát với quá khứ chủ nghĩa xã hội.
Tiếp theo là sự sụp đổ toàn vẹn của Liên-xô, trung tâm chỉ đạo "vĩ đại" của chủ nghĩa xã hội và đầu não của Cộng sản Quốc tế bị giải tán. Cờ đỏ "Búa Liềm" của Ðảng Cộng sản bị thay thế bằng lá cờ Nga thời quân chủ. Tượng lãnh tụ Cộng sản Lênin bị triệt hạ, mộ Lênin được dời về quê hương của ông ta. Tên thành phố Lênin [Leningrad], Thành phố Staline [Stalingrad] đều bị hủy bỏ và lấy lại các tên thành phố cũ trước thời Cộng sản. Hệ thống xã hội chủ nghĩa Ðông Âu cũng tan rã theo.
Sau năm 1991,trên toàn thế giới chỉ còn bốn quốc gia theo chủ nghĩa Cộng sản, đó là Trung quốc, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba đều là những nước mà đại đa số nhân dân đang khốn khổ về kinh tế và đời sống.
Tại Việt Nam, từ cuối thập niên 1980, "Tình hình tư tưởng của các tầng lớp nhân dân cho thấy ở một số bộ phận kể cả trong cán bộ, đảng viên đã có nhiều biểu hiện động dao về chủ nghĩa xã hội ở nhiều cấp độ khác nhau.
"Có người bi quan về thực tế tình hình đất nước, sau 13 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng tình hình chưa thấy sáng sủa hơn mà hình như khó khăn hơn về nhiều mặt và chưa thấy có dấu hiệu rõ ràng sẽ thoát khỏi khó khăn trong một tương lai gần.
" Có người xem xét những sai lầm trong những chủ trương đã được thực hiện trên đất nước ta, trên các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là ở Liên xô, đặc biệt qua các cuộc cải tạo, đổi mới, nhiều nước đã nên lên và nghiêm khắc xem xét lại sai lầm quá khứ của mình để sửa sai, và qua đó người ta thấy chủ nghĩa xã hội không hoàn toàn ưu việt như tuyên truyền từ trước đến nay." (Bảo Cự, "Hành Trình Cuối Ðông [Vụ Án Langbian]" Văn Nghệ 1998, tr.225-226).
Trước tình hình Cộng sản quốc tế này, Cộng sản Việt Nam không biết đi về hướng nào, cho nên tập thể lãnh đạo Ðảng Cộng sản đã quay lại với quá khứ hầu tìm một cái gì đó để làm lý thuyết cho cuộc cải tổ và đổi mới ngõ hầu duy trì sự thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Tại Ðại Hội Ðảng Cộng sản Việt Nam Lần thứ VII, khai diễn ngày 23-6, chấm dứt ngày 27 tháng 6-1991, các lãnh tụ Cộng sản Hà Nội đã lặp lại "sứ mệnh duy trì quyền lãnh đạo duy nhất của Ðảng và tuyệt đối trung thành với lý tưởng Cộng sản Mác-xít Lê-nin-nít ưu việt." Sau bốn ngày thảo luận trong bầu không khí căng thẳng, mệt mỏi, chán nản về những đề tài rời rạc, buồn tẻ, Ðại Hội đã đi đến kết luận: "Ðảng đã phạm nhiều lầm lỗi, nhưng Ðảng không bao giờ sai."[The Party has made many mistakes but it is never wrong.]. Ðại Hội cũng đưa ra một biểu đồ cho Việt Nam tiến tới một kỷ nguyên mới của hòa bình và phồn thịnh vào đầu thế kỷ 21. Họ "sản xuất" ra rất nhiều tín điều có tính khoa trương [turgid dogma] và cố tìm cách giải quyết những vấn đề lớn lao nhất của đất nước. Ðó là câu hỏi ai sẽ lãnh đạo Việt Nam trong thời kỳ khó khăn trước mặt?

II- Bối Cảnh Ðưa Ðến Sự Sáng Tạo Ra "Tư Tưởng Hồ Chí Minh"

Những người tin tưởng vào tương lai, lập luận rằng, Việt Nam có một vốn lớn đầy năng lực: đó là một tập thể nhân dân có kỷ luật và có học vấn, có một vùng duyên hải dài, nhờ đó hầu hết các nơi của xứ sở đều có thể sử dụng một hải cảng. Chính phủ Cộng sản Việt Nam đang mơ ước những gì mà Lý Quang Diệu [Lee Kuan Yew], kiến trúc sư của sự phát triển kinh tế nhanh chóng đã thực hiện tại Tân Gia Ba, đó là kêu gọi sự tự quyết của nhân dân trong việc nâng cao xứ sở mình lên bằng chính nổ lực của bản thân. Ðây là một mơ ước xa vời [intangible] Việt Nam khó có thể thực hiện được trong hòa bình. Báo chí Cộng sản Việt Nam lập tức đồng loạt suy tôn vị lãnh tụ Tân Gia Ba này. Nhà Nước Cộng sản đã ngỏ lời mời Lý Quang Diệu qua thăm Việt Nam. Thế nhưng, có quá nhiều thử thách về kinh tế-xã hội gây thoái chí, do đó vấn đề quan yếu nhất là Ðảng Cộng sản phải tự đặt cho mình một vị trí trong lãnh đạo.
Trong ý hướng giành lại hoàn toàn thế chủ động, các lãnh tụ của Ðảng Cộng sản đã phát minh ra cái gọi là "Tư tưởng Hồ Chí Minh", rồi đưa vào Hiến Pháp CHXHCN Việt Nam vào năm 1992, tại Ðiều 4, chương 1, nguyên văn như sau: "Ðảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư Tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà Nước và xã hộị Mọi tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến Pháp và pháp luật".
Hiến Pháp mới của CHXHCN Việt Nam 1992, tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản trong mọi lãnh vực của đời sống và mặc dầu đã cho công dân Việt Nam quyền mở những hoạt động kinh doanh tư nhân, Ðảng Cộng sản vẫn duy trì cái khẩu hiệu hầu như vô nghĩa rằng "Việt Nam vẫn còn quá độ lên chủ nghĩa xã hội" [Vietnam is still in transition to socialism].
Từ năm 1992, các cơ quan truyền thông của Việt Nam thường xuyên nhắc đến "Tư Tưởng Hồ Chí Minh" trong nhiều công tác, trong nhiều khẩu hiệu.

III- Thực Chất Của TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Ban Tư Tưởng Trung Ương của Cộng sản Việt Nam đưa ra chiêu bài Tư Tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện giờ đây hầu như đều có câu mào đầu "Dưới ánh sáng của Tư Tưởng Hồ Chí Minh" thay cho ngày trước "Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin bách chiến bách thắng..." Nhưng, chính Hồ Chí Minh đã không để lại đằng sau ông một bút tích, hoặc một luận văn nào có tính cách tư tưởng, ngoài một bản di chúc bắt đầu viết từ tháng 5-1965, mỗi năm sau cứ đến tháng 5 lại viết thêm, tổng cộng tới năm 1969 có tới bốn bản Di chúc. Sau ngày 2-9-1969, Hồ Chí Minh chết, Lê Duẫn đã tự ý quyết định chọn lấy một bản, sửa chữa một vài chỗ rồi giao cho Hoàng Tùng, Tổng Biên Tập báo Nhân Dân công bộ (Bùi Tín, Hoa Xuyên Tuyết, tr.118), một cuốn sách nhan đề "Những Mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch" với nội dung đề cao, ca ngợi nhà Cách Mạng Hồ Chí Minh, mô tả sự huyền bí của Bác Hồ, do chính tay Hồ Chí Minh viết, lấy bút hiệu là Trần Dân Tiên, do nhà Xb Sự Thật, 1976 ấn hành. (Nguyễn Thuyên, "Bộ Mặt Thật của Hồ Chí Minh", Chuông SaiGon, 1990, Australia, tr.111 rồi xuất bản,).
Chính vì vậy mà khái niệm về Tư Tưởng Hồ Chí Minh vẫn nằm trong một cái gì huyền hoặc. Các nhà trí thức của Ðảng đã họp nhau lại theo chỉ thị phải tìm ra một định nghĩa tổng quát hóa cho khái niệm "Tư Tưởng Hồ Chí Minh". Sau nhiều tháng thảo luận, nghiên cứu, suy nghĩ, cân nhắc một cách nghiêm chỉnh, các nhà trí thức Cộng sản Việt Nam đã không tìm được một sự đồng thuận nào về định nghĩa cho cái gọi là Tư Tưởng Hồ Chí Minh. Theo David Lamb, các nhà trí thức Cộng sản Việt Nam được chỉ thị nghiên cứu Tư Tưởng Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều bài tham luận, với 60 định nghĩa khác nhau và cuộc nghiên cứu tiếp tục. ("Vietnam, Now". Public Affairs, New York, 2002, tr.126-127).
Theo các nhà trí thức của Ðảng Cộng sản Việt Nam, thì "tư tưởng" có hai nghĩa:
-1) nghĩa hẹp: sự suy nghĩ, nhận định, phán đoán hay ý kiến của một người về các vấn đề trong cuộc sống. Sự suy nghĩ này sẽ hướng dẫn hành động của con người.
-2) nghĩa rộng: hệ thống các tư duy của cá nhân hay tổ chức về một số vấn đề trọng đại, có tính cách thuần lý nhằm giúp đỡ hướng dẫn và giáo dục con người theo một đường lối nào đó. Theo nghĩa này, tư tưởng đồng nghĩa với "triết lý" (tư tưởng Phật giáo, Lão Trang, Descartes...).
Theo nghĩa thứ hai thì không thể có cái gọi là Tư Tưởng Hồ Chí Minh để làm kim chỉ nam cho hành động của Ðảng Cộng sản Việt Nam.
Lý do:
1) Năm 1952, tại Ðại Hội II của Ðảng họp tại Tuyên Quang, Hồ Chí Minh đã phát biểu: "Về lý luận, Ðảng Lao Ðộng Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lê nin... lấy tư tưởng Mao Trạch Ðông làm kim chỉ nam." Ngay lúc đó, một đại biểu Cộng sản từ miền Nam Việt Nam đưa ý kiến với Hồ Chí Minh rằng: nhiều đồng chí nói hay là ta viết "tư tưởng Mao Trạch Ðông và Tư Tưởng Hồ Chí Minh" thì Hồ Chí Minh đã dứt khoát trả lời: "Không, tôi không có tư tưởng nào ngoài chủ nghĩa Mác-Lê nin." và "Ai đó thì có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Ðông thì không thể sai được." Hồ Chí Minh cũng từng nói là ông không cần viết sách về lý thuyết Cộng sản vì đã có Mao Trạch Ðông viết rồi. (Trần Gia Phụng, "Án Tích Cộng Sản Việt Nam", Canada 2001, tr.363-364).
2) Trình độ học vấn của HCM: lúc mang tên Nguyễn Sinh Côn (Cộng sản viết là Cung), Hồ Chí Minh chưa học hết năm thứ nhất trường Cao Ðẳng Tiểu học Quốc Học Huế (tương đương lớp 6 Trung học Cấp I) thì đã bỏ học sau vụ biểu tình của dân chúng đòi giảm thuế tháng 4-1908, tại Huế. Sau đó, Côn đổi tên là Nguyễn Tất Thành, học thêm Pháp văn, rồi tìm đường sang Pháp xin học trường Thuộc Ðịa. (Hứa Hoành, "Những Nhà Phú Hộ Lừng Danh", Văn Hóa, Houston, 1999, tr. 226). Một đảng viên Cộng sản Pháp, Joseph Ducroux, một đồng chí cùng hoạt động với Nguyễn Ái Quốc tại Trung Hoa, đã ghi nhận về Hồ Chí Minh rằng : "Ông ta ít khi dành thời giờ để bàn về lý thuyết. Trước tiên và trên hết, ông ta là một người tranh đấu, một nhà tổ chức... Hồ chưa bao giờ là nhà lý thuyết như Trường Chinh." (Jean Lacouture, "Ho Chi Minh," bản dịch Anh ngữ của Peter Willes, Penguin Books, 1969, tr.58 và 153).
3) Trong tạp chí Cộng sản số 24 (15-12-1999) dưới nhan đề "Tư tưởng Hồ Chí Minh với quá trình trưởng thành và chiến thắng của quân đội ta" Tướng hồi hưu Võ Nguyên Giáp viết: "Ðến với chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã có một chuyển biến nhảy vọt về vật chất, giải phóng dân tộc đã gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con người, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế chân chính."
4) Sự gượng ép của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp càng làm cho người ta thấy rõ hơn cái gọi là Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là sự lắp ghép vụng về với Mao với Mác mà thôi. "Bước nhảy vọt" là của Mao còn sự kết hợp các nước thuộc địa nổi dậy chống đế quốc Âu Mỹ là phương thức của Lê nin. Võ Nguyên Giáp đưa ra ba cái "chủ nghĩa" một lúc, nghe rất vang, nhưng nội dung không có gì cả.
Thật vậy, "Chủ nghĩa yêu nước" làm sao có thể gắn liền với "chủ nghĩa quốc tế chân chính"? Vì lẽ, quốc gia với quốc tế thường có những mâu thuẫn về lợi ích và về văn hóa. Ðộc lập dân tộc mà phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội ngoại lai thì sao gọi là độc lập! Vì sự "gắn liền" nói trên, mà Ðảng áp đặt quy luật "Yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa." Ðây là một mâu thuẫn lớn trên lý thuyết đối với lịch sử dân tộc Việt Nam và cả nhân loại. Vì lòng yêu nước của người Việt Nam là một tình cảm bột phát lúc quốc gia lâm nguy, không gắn liền với một thứ chủ nghĩa nào hết. Ngoài ra, chủ nghĩa xã hội chỉ thực sự được khai thác vào đầu thế kỷ thứ 20 tại Nga và trong Chiến Tranh Lạnh, nó chỉ là một ý thức hệ làm chiêu bài cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản mà thôi. Cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, chủ nghĩa xã hội đã hầu như cáo chung trên toàn thế giới, nhường chỗ cho Kinh tế thị trường của Chủ nghĩa tư bản. Vì bị gắn liền, không có cách nào thoát khỏi gọng kìm CNXH, nên các trí tuệ ưu việt của Ðảng Cộng sản Việt Nam đã cố tìm cách lắp ghép Kinh tế Thị trường với XHCN bằng lý thuyết kỳ quặc: "Phát triển Kinh tế Thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội".
Kỳ quặc, là vì bản chất của kinh tế thị trường là tư nhân tự do kinh doanh và được quyền tư hữu, còn Kinh tế xã hội chủ nghĩa là nền Kinh tế chỉ huy bởi nhà nước, chủ yếu là kinh tế quốc doanh. Sự mâu thuẫn giữa hai nền kinh tế này là không thể dung nạp nhau. Trong những thập niên trước, Ðảng đã khẳng định là chủ nghĩa tư bản đang trên đà suy thoái và chủ nghĩa xã hội ưu việt đang phát triển nhanh chóng tràn ngập cả toàn cầu. Nhưng sự kiện lịch sử đã đảo ngược: chủ nghĩa tư bản đi lên và chủ nghĩa xã hội chỉ còn tồn tại ở một quốc gia đó là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Cuba là Cộng Hòa, Trung Quốc và Bắc Hàn là Cộng Hòa Nhân Dân. Cả bốn quốc gia này đều đang phải chạy theo "đế quốc tư bản Mỹ" để mong phát triển kinh tế nhằm "Xóa đói giảm nghèo", mong được quy chế "tối huệ quốc" để được lợi nhuận từ tư bản Mỹ.
5) Cùng một cách lý luận như Võ Nguyên Giáp, trong Hội thảo khoa học tổ chức tại Học viện Chính trị Quốc gia tại Hà Nội về đề tài: "Hồ Chí Minh và Cách mạng Việt Nam", các cán bộ lý luận cao cấp như Nguyễn Ðức Bình, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung Ương, Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu, các giáo sư tiến sĩ, các nhà khoa học trong và ngoài Viện đã trình bày 135 tham luận. Các ý kiến từ tham luận được đúc kết lại như sau:
"Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, là kết quả sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lê nin để giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Nam. Ðó là hệ thống quan điểm, lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên CNXH ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, là tư tưởng của sự kết hợp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người mà hạt nhân trung tâm là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH."
6) Tập thể các lãnh đạo Ðảng Cộng sản và trí thức Hà Nội càng tìm cách gán cho Hồ Chí Minh một tư tưởng, họ càng vạch rõ cho thế giới thấy rằng Hồ Chí Minh không có hệ thống tư tưởng nào cả. Jean Lacouture, một sử gia Pháp, viết trong cuốn "Ho Chi Minh" rằng Hồ Chí Minh không bao giờ là một nhà tư tưởng, cũng không phải là một lý thuyết gia chính trị. Charles Fenn ghi nhận rằng "người ta thường đọc thấy những từ ngữ như Marxisme, Leninisme, Stalinisme, Titoisme, Maoisme chứ chưa nghe nói đến Hoisme". (Charles Fenn, "Ho Chi Minh: a biographical introduction", London, 1973, tr.77.)
Quanh đi quẩn lại cũng bốn cái: chủ nghĩa Mác-Lê nin, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa quốc tế vô sản, lộn qua lộn lại để cuối cùng không thoát ra khỏi cái chủ nghĩa xã hội mà phải gắn liền độc lập dân tộc với CNXH để tiếp tục đói nghèo dù chiến tranh đã chấm dứt ba thập niên.
Những câu mà Hồ Chí Minh nói trong Ðảng và trong quần chúng, được viết thành danh ngôn, cũng không phải do ông nghĩ ra. Chẳng hạn: "Ðời không có gì khó, chỉ sợ lòng không bền" nói là "lời Bác dạy" nhưng sự thực là của Tàu "Thế thượng vô nan sự, đô lai tâm bất chuyên"; "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người" câu này được xem như là tư tưởng vĩ đại của bác Hồ, nhưng sự thật là của Quản Di Ngô thời Chiến Quốc (722-479 trước Tây lịch) bên Trung Hoạ Nguyên văn:
"Nhất niên chi kế tại ư thụ cốc;
"Thập niên chi kế tại ư thụ mộc;
"Bách niên chi kế tại ư thụ nhân".
7) Tập "Ngục Trung Nhật Ký" mà Ðảng Cộng sản Việt Nam nói là thơ của bác Hồ, cuối cùng bị phát giác là của một ông già họ Lý, người ở tù cùng chỗ với Nguyễn Ái Quốc tại khám lớn Victoria, tại Hồng Kông, vào đầu thập niên 1930. (G.sư Lê Hữu Mục, Canada).
Tóm lại, việc sáng chế ra cái gọi là Tư Tưởng Hồ Chí Minh chỉ nhằm mục đích cũng cố vị thế cầm quyền của Ðảng Cộng sản sau khi khối Cộng sản quốc tế sụp đổ. Bốn quốc gia còn lại trở thành mất định hướng XHCN. Tại Trung quốc, Ðặng Tiểu Bình đã mạnh dạn tuyên bố là đến giai đoạn này (1990), Trung quốc không cần đến chủ nghĩa Mác nữa, ông chủ trương "mèo trắng, mèo đen không phân biệt, miễn là bắt được chuột", Tổng thống Fidel Castro của Cuba thì luôn luôn đòi Hoa Kỳ bỏ cấm vận để nhân dân được sung sướng, khỏi phải vượt biển tị nạn ở Mỹ, Kim Chính Nhật của Bắc Hàn thì bày chuyện sản xuất nguyên tử để đòi Mỹ viện trợ chất đốt và kinh tế(!?)... Ba nước sau này không thấy nói gắn liền nền độc lập dân tộc họ với CNXH như Ðảng Cộng sản Việt Nam.
Thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh là gì ?
Nghiên cứu các lời trong di chúc, nhìn lại đời sống cùng hành vi thái độ của ông ta từ tuổi thanh niên cho đến khi chết, người ta rút ra được những kết luận sau đây:
a) Tư tưởng hợp tác với thực dân Pháp, tin tưởng vào Pháp: Hồ Chí Minh lúc mang tên Nguyễn Tất Thành, 18 tuổi đã muốn tiến thân qua đường học trường Pháp, Thành viết hai lá đơn thỉnh cầu Tổng thống Pháp (thực dân) và Bộ trưởng Bộ thuộc địa xin vào học Trường Thuộc địa Pháp "để trở thành người hữu ích cho nước Pháp". Tư tưởng HCM lúc đó là hợp tác với Pháp, tỏ lòng trung thành với Pháp quốc, để mong được Pháp gia ân thu nhận. Cả hai lá đơn đều bị bác. Ngày 15-12-1912, Paul Nguyễn Tất Thành lại viết thư cho Khâm sứ Pháp tại Trung Kỳ tha thiết xin hai việc: thứ nhất là xin cho cha là Nguyễn Sinh Sắc, một việc làm để ông nầy có điều kiện sinh sống; thứ hai, xin Khâm sứ Pháp làm trung gian chuyển ngân để Paul Thành gửi tiền về nuôi cha. Sau khi bị bác bỏ các thỉnh nguyện thiết tha nhất, Paul Nguyễn Tất Thành liền lấy tên là Nguyễn Ố Pháp [Ố có nghĩa là "ghét"]. (Trần Gia Phụng, "Án Tích Cộng sản Việt Nam", tr.369).
b) Tư tưởng hiếu danh và thích được sùng bái cá nhân: thể hiện trong di chúc, Hồ Chí Minh căn dặn: "Tro thì chia làm 3 phần bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam. Ðồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà giản đơn, rộng rải, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi."
c) Tư tưởng Vọng ngoại, quên cội nguồn tổ tiên: Trong Di chúc Hồ Chí Minh viết: "... Vì vậy tôi để sẵn mấy lời nầy, fòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Cac Mac, cụ Lênin và các vị c.m. đàn anh khác..." Trong thâm tâm Hồ Chí Minh không có tổ tiên, ông bà cha mẹ. Hầu hết người Việt đều quan niệm "chết là về với tổ tiên, ông bà", riêng HCM thì về gặp các lãnh tụ Cộng sản đàn anh.
d) Tư tưởng tự tôn và trịch thượng: Hồ Chí Minh gọi Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn (1226-1300) bằng "bác". Cuối thập niên 1940, trong dịp viếng đền thờ Ðức Trần Hưng Ðạo, Hồ Chí Minh viết bài thơ:
"Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng
Tôi, bác cùng chung nghiệp kiếm cung
Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng
Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dắt năm châu đến đại đồng.
Bác có linh thiêng cười một tiếng
Rằng tôi cách mạng đã thành công."
(Phạm Cây Trâm, "Về bài thơ viếng Ðền thờ Ðức Trần Hưng Ðạo của ông Hồ", Thế Kỷ 21, số 136, CA, tháng 8-2000). Cái tôi của Hồ Chí Minh quá lớn: mình tự xưng là anh hùng ngang hàng với một nhân vật lịch sử hơn 600 năm trước.

IV- Giá Trị Của Thần Tượng Hồ Chí Minh Ðầu Thế Kỷ 21.

Ðảng Cộng sản Việt Nam tưởng rằng huyền thoại về Hồ Chí Minh vẫn còn lừa mị được một số quốc gia, nên đã dựng Hồ Chí Minh dậy để làm bình phong che chở cho Ðảng nhằm củng cố chế độ độc đảng. Họ không biết rằng từ thập niên 1980, huyền thoại Hồ Chí Minh trong thời chiến tranh đã bị vạch trần qua nhiều công trình nghiên cứu của các nhà sử học, nhà báo Âu, Mỹ và Á châu, kể cả những người đã bị mê hoặc trong một thời gian dài (Oliver Todd, The Myth of Ho Chi Minh; Stanley Karnow, Bernard Fall, Vũ Thư Hiên, Trương Vĩnh Kính, Chính Ðạo [Houston,TX], Charles Fenn, Jean Lacouture, William J. Duiker, Nguyễn Văn Trấn, Nguyễn Minh Cần, Nguyễn Thế Anh, Lê Hữu Mục, Nguyễn Thuyên, Hứa Hoành, Bùi Tín vân vân...). Kết quả, ngay tại Việt Nam, mặc dù tượng Hồ Chí Minh được dựng ở nhiều thành phố lớn và Ðảng Cộng sản ca tụng tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng tầng lớp tuổi trẻ "cháu ngoan Bác Hồ"[tuổi từ 15 trở lên] chỉ có 8.5% [17 trên 200] người nhận HCM là thần tượng, trong lúc Bill Gates (chủ hãng Microsoft, Mỹ) được 11.5% [23/200] (Cuộc trưng cầu ý kiến của tuần báo Tuổi Trẻ về "thần tượng trong mắt giới trẻ là ai" trong thế kỷ mới- Bài báo này trong số Xuân 2000 đã bị kiểm duyệt buộc phải xé đi, vì với tỷ lệ 8.5 phần trăm hình tượng HCM bị bôi bác.)
Hồ Chí Minh không còn là thần tượng nữa. Nhân dân Việt Nam, nhất là lớp thanh niên sinh từ 1975 trở đi, họ chỉ mơ ước làm sao cho mau giàu có, tức là đi ngược lại quan điểm quốc tế vô sản và chủ nghĩa xã hội mà Hồ Chí Minh đã du nhập từ Liên-xô về Việt Nam.
Mùa hè năm 2000, Việt Nam cho phép mở thị trường Chứng khoán (Stock Exchange). Sau bảy năm bàn thảo, thối lui và lập kế hoạch, Thị trường Chứng khoán TP Hồ Chí Minh, thị trường mới nhất và nhỏ nhất trên thế giới bắt đầu hoạt động tại đường Chương Dương ố Sài Gòn. Sự có mặt của Thị Trường Chứng khoán cho thấy rằng trong mạch máu của nhiều người cộng sản và chủ nghĩa xã hội, đang luân lưu dòng máu tư bản.
Chỉ trong vòng mấy tuần lễ, một số dân Sài Gòn đã trở thành những người hăng hái trong việc theo dõi thị trường chứng khoán và chơi như "đánh bạc". Họ vừa uống rượu bia vừa theo dõi những con số trên tấm bảng lớn. Dù mọi người Việt Nam đều ngầm hiểu rằng Chủ thuyết của Ðảng Cộng sản vẫn xem lợi nhuận là một xúc phạm chủ nghĩa xã hội, và những kẻ giàu có, nhiều tiền của, vẫn là đối tượng bị công chúng nghi ngờ. Nhưng khắp Sài Gòn, người ta vẫn cứ nói về đầu tư, về chơi "stock", về giàu có. Báo chí Việt Nam bắt đầu in giá cả chứng khoán trong ngày của Sài Gòn. Chỉ trong vòng 6 tháng chỉ số chứng khoán đã tăng gấp đôi, mặc dù Nhà Nước có sắc lệnh quy định rằng giá chứng khoán không được lên hay xuống quá 2 phần trăm một ngày.
Thị trường Chứng khoán Việt Nam mở ra sau Trung quốc hơn một thập niên, có nhiệm vụ phải bắt kịp đà phát triển trong vài lãnh vực kinh tệ Hiện chỉ có bốn công ty được ghi trên bảng danh sách của Thị trường Chứng Khoán Việt Nam, đó là Xí nghiệp sản xuất điện, Công ty đồ thực dụng, công ty giấy và công ty vận chuyển. Ba trong bốn công ty này là Quốc doanh. Giá mỗi cổ phần lơ lửng trên hoặc dưới một Mỹ kim. Thị trường Chứng khoán Sài Gòn mở mỗi ngày hai giờ, ba ngày một tuần. Tổng khối lượng chứng khoán có ngày không đạt tới 50,000 cổ phần. Nhưng khía cạnh chủ yếu đó là Thành phố Hồ Chí Minh đã có mở Thị Trường Chứng khoán. Vì đây là một bước đầu cần thiết để thu hút vốn ngoại quốc. Ðiều này làm nổi bật yếu tố cơ bản trong quá trình chuyển hóa từ nền kinh tế Mác-xít qua nền kinh tế thị trường. Mặc dù rất e ngại và lo sợ, chính phủ Cộng sản Việt Nam vẫn không thể thoát khỏi ảnh hưởng của Thị trường tự do, không có con đường quay lại. Sự tồn tại của kinh tế thị trường tùy thuộc vào khả năng đem lại sự cải thiện điều kiện và mức sinh sống của người dân, tạo cơ hội cho những công việc làm có giá trị và sự phát triển kinh tế toàn diện là điều mà Ðảng Cộng sản Việt Nam đã hứa với nhân dân khi đổi mới. Lịch sử thế giới cho thấy một nền kinh tế quốc doanh không thể có hy vọng hoàn thành những mục tiêu dân giàu, nước mạnh, mức sống được nâng cao, chỉ có tự do kinh doanh mới có khả năng đó.
Phạm Ngọc Uyển, một trong những trí thức khả kính của Ðảng Cộng sản Việt Nam, đã chân thật đánh giá rằng: "Chủ nghĩa Xã hội Mác-xít cùng với chủ nghĩa dân tộc trước tiên đã hỗ trợ cho nhiệm vụ giải phóng đất nước, nhưng sau 1975, chủ nghĩa xã hội Mác-xít đã thất bại trong việc hỗ trợ nhiệm vụ quan yếu là chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu. Do đó, nhân dân ta đã thầm lặng bỏ rơi nó đi. Cuộc cách mạng mới là một cuộc cách mạng của trí óc chứ không phải của súng đạn. Và Việt Nam chỉ có thể thành công nếu chủ nghĩa Cộng sản cáo lui nhường chỗ cho thị trường tự do."(David Lamb, "Vietnam, Now" tr. 135).
Tóm lại, Hồ Chí Minh là người của Cộng sản Quốc tế đệ tam, được Liên-xô ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ quốc tế đó là đánh phá các kẻ thù của Liên-xô và bành trướng chủ nghĩa Cộng sản. Khi Nguyễn Tất Thành xuống tàu thủy Pháp, xin làm "bồi" làm "bếp" để được qua Pháp, không phải là "đi tìm đường cứu nước" mà chỉ là "tìm đường vào học École Coloniale" như là học sinh nội trú "để mong trở thành người hữu ích cho nước Pháp"[ Je désirais devenir utile à la France.] và xin Khâm Sứ Pháp ở Trung kỳ cho cha là Nguyễn Sinh Sắc một việc làm để sinh sống. (Tài liệu về các lá đơn xin học, thỉnh nguyện chính phủ Pháp chiếu cố hoàn cảnh gia đình của Nguyễn Tất Thành ở trong các công trình nghiên cứu của Nguyễn Thế Anh, Trần Văn Tích, Trần Gia Phụng, Nguyễn Thuyên, Vũ Ngự Chiêu sao lục từ thư khố Paris, France).
Các lá đơn của Nguyễn Tất Thành bị chính phủ Pháp bác bỏ, mộng tiến thân trên quan trường thuộc địa Pháp bị tan vỡ. Nguyễn Tất Thành liền quay ra chống Pháp.(Nguyễn Thế Anh và Vũ Ngự Chiêu, "Từ mộng làm quan đến đường cách mạng Hồ Chí Minh và Trường Thuộc địa", báo Ðường Mới, số 1, Paris 1983). Nguyễn Tất Thành liền tìm đến các nhà cách mạng Việt Nam trong phong trào chống Pháp tại hải ngoại sau đó ông tham gia đảng Cộng sản Pháp (1921) dưới tên mới là Nguyễn Ái Quốc. Rời Pháp vào tháng 6-1923 đi Liên-xô, gia nhập Ðệ tam quốc tế Cộng sản, trở thành Ủy viên đoàn chủ tịch quốc tế Nông dân (Krestintern) tháng 10-1923, được Liên-xô đào tạo thành cán bộ cách mạng vô sản. Trong hai thập niên 1920 và 1930, HCM đã sống nhiều năm ở Liên-xô, do đó ông phải thi hành mệnh lệnh của Liên xô một cách trung thành.
Một nhóm sử gia Cộng sản đã ghi lại:
"Sau một thời gian nắm tình hình cách mạng Việt Nam và Ðông Dương, ngày 10-5-1941, thay mặt Quốc tế Cộng sản, Hồ Chủ tịch triệu tập và chủ trì Hội Nghị Trung ương Ðảng Cộng sản Ðông Dương lần thứ 8 ở Pắc Bó.
"Hội nghị phân tích sâu sắc tình hình thế giới và trong nước, vạch rõ triển vọng của cuộc chiến tranh thế giới và khẳng định: Nếu sau chiến tranh thế giới lần thứ I, xuất hiện nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên là Liên Xô, thì cuộc chiến tranh đế quốc lần nầy sẽ làm cho cách mạng nhiều nước thành công, sẽ có thêm nhiều nước xã hội chủ nghĩa ra đời. Ðảng nhấn mạnh phải xem cách mạng Việt Nam như một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, lúc này là một bộ phận của phong trào dân chủ chống phát xít, đặc biệt là phải tích cực ủng hộ Liên Xô và cách mạng Trung Quốc." (Nguyễn Khánh Toàn và một số tác giả, Lịch sử Việt Nam Tập 2, Hà Nội - 1985, tr.320-322).
Lê Duẫn, nhân vật hoạt động bên cạnh Hồ Chí Minh (năm 1960 là Bí thư thứ nhất Ðảng Lao Ðộng, năm 1976 là Tổng Bí Thư Ðảng Cộng sản Việt Nam) đã từng nói : "Ta đánh là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc" (Vũ Thư Hiên, "Ðêm giữa ban ngày", hồi ký chính trị của một người không làm chính trị - Văn Nghệ, California 1997, tr. 422). Xem như thế, thì Ðảng Lao Ðộng (hay Ðảng Cộng sản) Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, trước sau như một, luôn luôn tận lực hoàn thành nghĩa vụ quốc tế bằng máu xương và nước mắt của dân tộc Việt Nam qua chiêu bài giải phóng đất nước và độc lập dân tộc. Ðảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Trường Chinh vân vân là
"Những người tiêu máu của nhân dân
Như tiêu giấy bạc giả!"
Các đồng chí ơi!
Tôi không nói quá
Về Nam Ðịnh mà xem
Ðài xem lễ, họ cao hứng dựng lên
Nửa chừng thiếu tiền bỏ dở
Mười một triệu đồng dầm mưa dãi gió
Mồ hôi máu đỏ mốc rêu.
Những con chó sói quan liêu
Nhe răng cắn đứt thịt da cách mạng!
Nghe gió mùa đông thâu đêm suốt sáng
Nhớ "đài xem lễ" tôi xót bao nhiêu
Ðất nước ta không đếm hết người nghèo
Ðêm nay thiếu cơm thiếu áo."
(Phùng Quán, Thơ Cái chổi "Chống Tham Ô Lãng Phí"- Giai Phẩm Mùa Thu Tập 2, tháng 10-1956, từ dòng 55-69).
Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng sản Việt Nam đã loại bỏ nền kinh tế tự do, buộc nhân dân Việt Nam đi vào nền kinh tế chỉ huy và qua đấu tố, khủng bố Ðảng Cộng sản đã tịch thu hết phương tiện sản xuất, đất đai của nông dân, của tư sản, quốc hữu hóa các công ty xí nghiệp tư nhân. Nông dân bị buộc gia nhập vào các hợp tác xã do Nhà Nước quản lý. Lối sản xuất và làm ăn tập thể xã hội chủ nghĩa đã làm cho kinh tế Việt Nam ngày càng suy yếu, mọi thứ nhu yếu phẩm đều thiếu thốn trầm trọng, phải nhờ Liên Xô và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc "chi viện từ cái kim sợi chỉ" cho đến vũ khí. Càng nhận viện trợ, số nợ càng cao. Việt Nam phải trả nợ Liên Xô và Trung Quốc bằng các nguyên vật liệu và các sản phẩm (than đá, quặng sắt, dầu khí, lâm sản và nông phẩm), thậm chí phải cắt đất, dâng biển cho Trung Quốc.
Tổng Số Tiền Viện Trợ Việt Nam Cộng sản Phải Hoàn Trả Cho Nga và Trung Quốc.-
Liên Xô và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là hai nước viện trợ không giới hạn cho Bắc Việt trong cuộc chiến tranh chiếm miền Nam, Lào và Campuchia. Trước đây, khối Cộng sản Quốc tế cũng như Cộng sản Việt Nam đều giấu kín chi tiết về các nguồn viện trơ, nhằm mục đích tạo cho Bắc Việt một khuôn mặt dân tộc, tự lực chiến đấu vì độc lập, vì tự do, chống đế quốc Mỹ. Các lực lượng quân đội và cán bộ tứ các nước Cộng sản đến giúp Bắc Việt chiến đấu đều không công khai trước quần chúng. Thế giới chỉ được biết rõ là trong cuộc chiến tranh kéo dài 20 năm với mục đích đánh chiếm miền Nam Việt Nam và thống trị Ðông Dương, Bắc Việt (tức Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) đã được rất nhiều cố vấn, chuyên gia và quân đội của Liên Xô, CNDTH, Cuba, Bắc Hàn qua giúp đỡ tham chiến.
1.- Liên Xô viện trợ ồ ạt cho Bắc Việt để Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng sản Việt Nam tấn công chiếm miền Nam với mục đích làm nhục Hoa Kỳ, kẻ thù số một của Liên Xô trong Cuộc Chiến Tranh Lạnh toàn cầu. Liên Xô muốn đẩy Mỹ vào vòng chiến và sa lầy tại Ðông Dương, vì đã cam kết bảo vệ miền Nam Việt Nam như một tiền đồn của Thế giới Tự Do chống lại sự bành trướng chủ nghĩa Cộng sản tại Ðông Nam Á. Ngày 3-11-1978, tại Liên Xô, Lê Duẫn ký với Leonid Brezhnev Hiệp Ước Hai Mươi Lăm Năm Hỗ Tương và Phòng Thủ và một tháng sau Bắc Việt đưa quân xâm lăng nước Cộng sản láng giềng Cam-bốt. Số viện trợ vũ khí, lương thực chở bằng máy bay từ Liên Xô qua lãnh thổ trung chuyển Lào, để giúp Cộng sản Việt Nam đánh chiếm Căm-bốt (ngày 7-1-1979) cũng vô cùng lớn lao.
Liên Xô ở quá xa cho nên số vũ khí, cơ giới viện trợ cho Bắc Việt phải chuyển bằng đường xe lửa qua lãnh thổ Trung quốc. Số lượng nhiều đến nỗi công nhân không kịp bốc dỡ gây ứ đọng tại các ga trung chuyển ở Trung quốc. Số nợ Liên Xô trong chiến tranh, sau 1975 đã được thanh toán dần bằng hàng hóa, gỗ cẩm lai, dầu khí, sức lao động [công nhân xuất khẩu], nhượng Vịnh Cam Ranh (từ 1975-2001)... cho đến nay vẫn chưa trả hết.
Ngày 21-3-2001, báo chí Việt Nam loan tin Tổng thống Nga, Vladimir Putin sẽ viếng thăm Việt Nam vào 28-2-2001. Trong dịp này Liên Bang Nga và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký thỏa ước nội dung cho Việt Nam tiếp tục trả nợ đã vay của Liên Xô bằng hàng hóa và dịch vu Hàng hóa trả nợ phải hội đủ tiêu chuẩn về phẩm chất do phía Nga quy định. Liên Bang Nga quyết định chấm dứt việc thuê Vịnh Cam Ranh để trừ nợ.
2.- Số Nợ Mà Việt Nam Phải Trả cho Trung Quốc.-
Sau 1975, Cộng sản Việt Nam dựa vào thế lực Liên Xô, trở mặt với Trung Quốc, đưa quân chiếm Cam-bốt (7-1-1979) là nước Cộng sản được Trung Quốc bảo hộ. Ðặng Tiểu Bình của Trung Quốc tuyên bố sẽ "dạy cho Việt Nam một bài học" và đã thực hiện lời hăm dọa đó vào ngày 17-2-1979. Khoảng 200,000 quân Trung Quốc đã tràn qua biên giới phía Bắc Việt Nam, phá hủy hầu hết cơ sở sản xuất, kinh tế rồi rút về ngày 5-3-1979. Cộng sản Việt Nam tuyên bố đã tiêu diệt được đội quân xâm lược của bọn bá quyền Trung Quốc. Nhưng các cuộc xung đột lấn chiếm ở biên giới Việt- Trung (tức Việt Nam - Trung Hoa hay Việt-Hoa) vẫn tiếp diễn lẻ tẻ từng ngày.
Ngày 30-7-1979, tại Bắc Kinh, một viên chức Ngoại giao Trung Quốc họp báo đưa ra những con số viện trợ về người và của cho Việt Nam Cộng sản trong suốt thời gian chiến tranh đánh phá và chiếm miền Nam Việt Nam.
e) Về người: từ 1954 đến 1971, có 300,000 binh sĩ CHNDTH đã chiến đấu bên cạnh quân đội Bắc Việt và hàng ngàn người đã tử trận, hàng chục ngàn bị thương.
f) Về vũ khí: từ 1950 đến 1977, có 2 triệu súng hạng nhẹ; 27,000 đại pháo, 270 triệu băng dạn, 18 triệu đạn đại pháo, 179 máy bay và 145 tàu chiến.
(Jacques Massu, Jean -Julien Fonde, "Lõ Aventure Viêt-Minh", Plon, Paris 1980, Ref. tr.293)
Số viện trợ này tính thành Mỹ kim theo thời giá lúc cho vay là khoảng 20 tỷ.
3.- Việc Nới Rộng Lãnh Hải Cho Trung Quốc, Cắt Ðất, Cắm Lại Mộc Biên Giới Quốc Gia.-
Việc nới rộng lãnh hải cho theo lệnh Trung Quốc, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt) đã làm từ năm 1958. Năm 1954, Việt Nam bị chia làm hai quốc gia theo hai chế độ khác nhau. Miền Bắc theo chủ nghĩa xã hội với các quốc gia đàn anh là Liên Xô và Trung Cộng. Trung Cộng là nước anh em với Bắc Việt "núi liền núi sông liền sông, tình cảm khắng khít như răng với môi, môi hở răng lạnh". Ngày 4-9-1958, Thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai công bố quy định lãnh hải quốc gia là 12 hải lý tính từ bờ biển. Mười hôm sau, ngày 14-9-1958, Thủ tướng Việt Nam DCCH ký văn bản thừa nhận quy định về lãnh hải mà Trung Cộng đề ra, công nhận chủ quyền của Trung Cộng trên hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong lãnh hải Việt Nam Cộng Hòa. [Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ lâu đời của Ðại Nam, Lê Quý Ðôn đã dựng bia chủ quyền của Nam Triều trên đảo Hoàng Sa, VNCH có quân đồn trú trên đảo và Ðài khí tượng...] Ðây là đợt dâng đất cho Trung Cộng dưới thời Hồ Chí Minh.
Lần dâng đất và dâng biển thứ hai được thực hiện ngày 30-12-1999 tại Hà Nội: Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm và Bộ trưởng Ngoại giao Trung quốc Ðường Gia Truyền ký Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt- Trung (tức Việt Nam-Trung Quốc). Hiệp ước được Quốc Hội Trung Quốc phê chuẩn ngày 29-4-2000 và Quốc Hội Việt Nam thông qua ngày 9-6-2000. Nội dung Hiệp ước phổ biến hạn chế trong lãnh đạo cao quốc của Quốc Hội Hà Nội. (Nguyễn Thanh Giang từ Việt Nam trả lời phỏng vấn đài phát thanh Little Sài Gòn, tại Orange County, California, Hoa Kỳ, báo Người Việt Online, ngày 25-1-2002).
Tiếp theo là Hiệp ước phân định lãnh hải trên Vịnh Bắc Việt được ký kết giữa hai nước Trung Quốc và Cộng sản Việt Nam dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Việt Nam Trần Ðức Lương và Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân. Hiệp ước này vẫn nằm trong vòng bí mật, chưa đưa ra Quốc Hội. Nhưng những người yêu nước tại quốc nội đã lên tiếng phản kháng sau khi một số thông tin liên quan đến việc dâng đất cắt biển cho Trung quốc được tiết lộ một cách bán chính thức. Ngày 27-12-2001, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Nội, Lê Công Phụng cùng với Ðại sứ Trung Quốc tại Hà Nội đến thị trấn Mông Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh làm lễ xây cột mộc mới về biên giới Việt-Trung, ký kết ngày 30-12-1999. Dự tính sẽ đóng khoảng 1500 cột mốc dọc theo biên giới mới. Theo tiết lộ của Lê Công Phụng thì cột mốc biên giới mới sâu vào đất Việt Nam khỏang 200 mét mà thôi. Dư luận nhân dân và một số đảng viên kỳ cựu cho rằng với hiệp ước này Ải Nam Quan và Thác Bản Dốc đã năm trên lãnh thổ Trung Quốc, chứ không còn của Việt Nam nữa.
Các đảng viên Cộng sản nhiều tuổi đảng đã lên tiếng mạnh mẽ trước việc nhà cầm quyền Cộng sản làm mất đất và biển của Tổ Quốc.
g) Ðỗ Việt Sơn, đảng viên 78 tuổi đời, 54 tuổi đảng đã gủi thư công khai đặt vần đề với Ðảng và Quốc Hội về hai Hiệp Ước trên (tháng 2-2001).
h) Kháng thư của những đảng viên kỳ cựu: Trần Ðộ, Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang, Trần Dũng Tiến, Trần Quang Lê, Nguyễn Ngọc Diệp, Búi Long. Theo kháng thư này thì phía Cộng sản Việt Nam đã nhượng cho Trung Quốc 720 km2 đất ở hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn (Trần Ðại Sỹ, từ Paris, nói là 789Km2) và về lãnh hải Việt Nam chỉ còn 53,23% và Trung Quốc được 46.77% thay vì chỉ có 38% như thời nhà Thanh.
4.- Nguyên Nhân Ðưa Ðến Cắt Ðất Dâng Biển Cho Trung Quốc.-
Sau khi chiếm miền Nam, Cộng sản Việt Nam đứng hẳn về phía đàn anh Liên Xô, ra mặt chống lại đàn anh Trung Quốc và đã xảy ra xung đột võ trang giữa hai nước Cộng sản láng giềng "núi liền núi sông liền sông". Cuộc diện thế giới thay đổi một cách nhanh chóng: từ 1989 đến 1990, các nước Cộng sản Ðông Âu từ bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa: Ba lan, Hungary, Bulgary, Rumany, Tiệp Khắc, Ðông Ðức trở lại chủ nghĩa tư bản Tự Do. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ, Ðảng Cộng sản Liên Xô bị giải tán một cách nhanh chóng, thành trì vững chắc của chủ nghĩa xã hội tan rả. Các lãnh đạo Việt Nam Cộng sản lập tức thay đổi thái độ. Chịu nhục tìm cách trở lại với Trung Quốc, đồng thời cũng tìm cách giao thiệp với Mỹ, tên đế quốc đầu sỏ của chính sách thực dân mới đã bị Cộng sản Việt Nam đánh bại thê thảm.
Chính sách đu dây không còn chỗ thi thố, Ðảng Cộng Sản Việt Nam đành phải nhượng bộ Trung Quốc để được yên thân. Ngoài việc kinh tế suy thoái, tình hình tranh chấp nội bộ Ðảng đang hồi gay cấn và phức tạp. Lê Duẫn chết năm 1986. Ðại Hội Ðảng lần VI, quyết định cứ 5 năm có một lần Ðại Hội Ðảng để bầu lại Tổng Bí Thư. Nguyễn Văn Linh kế vị Lê Duẫn làm Tổng bí thư từ 1986-1991. Ðại Hội VII, Ðỗ Mười lên thay, Ðại Hội VIII (1996) đáng lẽ Dỗ Mười rút lui, nhưng do nội bộ chia rẻ, chưa bầu được lãnh đạo mới, phải lưu nhiệm đến 1998 mới giao cho Lê Khả Phiêu, một nhân vật ít người biết đến. Làm Tổng Bí Thư được ba năm, Ðại Hội IX, Lê Khả Phiêu bị Nông Ðức Mạnh thay thế. Ðảng Cộng sản Việt Nam đang gặp nhiều xung đột nội bộ. Do đó, Trung Quốc càng gây áp lực mạnh với Việt Nam buộc phải cắt đất, dâng biển, cắm lại cột mốc biên giới để được tồn tại trên địa vị ăn trên ngồi trốc của Ðảng cầm quyền. Ðó là nguyên nhân của sự ra đời hai hiệp định về biên giới làm mất đất mất biển của dân tộc Việt Nam.

NGUYỄN CHÂU
Chủ Biên Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam Cận Ðại Santa Clara, CA
(trích từ "VIỆT NAM, GIAI ÐOẠN 1954-2000" đang in)

(Theo Web Diễn Đàn Dân Chủ)




No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>