Monday, August 21, 2017

Tổng chủ biên bộ sử Việt Nam: gọi “ngụy quân, ngụy quyền” là miệt thị!

pic

Ông Ngô Đình Diệm (thứ ba từ trái) cùng với chính phủ của ông chụp tại Sài Gòn năm 1955.
Lan Hương
Ngày 18-8, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã cho ra mắt bộ Lịch sử Việt Nam. Một trong nhiều điểm mới của bộ sách lịch sử này được báo Tuổi Trẻ nói là việc đề cập đến sự tồn tại của chính quyền Việt Nam Cộng hòa như một thực thể chính trị độc lập tại miền Nam Việt Nam, xóa bỏ tên gọi ngụy quân, ngụy quyền trước đây.

Bộ sách Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập, bao quát nền lịch sử của Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000 do Viện Sử học Việt Nam biên soạn với sự tham gia của hơn 30 chuyên gia sử học.

Nên gọi trung tính!

Kể từ khi bộ sách được giới thiệu, một bộ phận dư luận đặc biệt quan tâm đến thông tin chính quyền Việt Nam Cộng hòa không còn bị gọi là ngụy quyền mà được gọi là Chính quyền Sài Gòn. Giải thích về lý do dẫn đến sự thay đổi trong cách gọi này, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã, người đã từng góp ý trong quá trình biên soạn bộ sách này, cho rằng trong thời kỳ còn đấu tranh chính trị, chuyện chính quyền này không thừa nhận chính quyền kia cũng là điều dễ hiểu:

"Theo tôi trong thời kỳ đấu tranh chính trị thì không thừa nhận nhau là chuyện thường. Nhưng bây giờ khi thống nhất và lo xây dựng đất nước thì Việt Nam Cộng Hòa là một sự thực đã diễn ra trong lịch sử và được nhiều nước công nhận và có tham gia Liên Hiệp Quốc nữa."

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa được thành lập ngày 26 tháng 10 năm 1955, với ông Ngô Đình Diệm là Tổng thống đầu tiên, sau khi có một thời gian ngắn dưới thời Quốc trưởng Bảo Đại, người sau đó bị phế truất và phải lưu vong tại Pháp. Chính phủ này được Hoa Kỳ và 77 quốc gia khác công nhận. Năm 1957, Việt Nam Cộng hòa đệ đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc nhưng đề nghị này bị Liên Xô phủ quyết.

Đáp lại thắc mắc của chúng tôi rằng chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã từng tồn tại nhiều chục năm về trước nhưng vì sao đến tận bây giờ Việt Nam mới đổi cách gọi chính quyền miền Nam, Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói rằng những vấn đề về chính trị phải có điều kiện mới có thể thay đổi được, còn tùy theo tình hình. Ông cho rằng “bây giờ thời gian đã chín mùi”.

Chúng tôi cũng có dịp trao đổi với PGS.TS Trần Đức Cường, nguyên Viện trưởng Viện sử học, hiện là Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đồng thời là tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam này. PGS.TS Trần Đức Cường cho chúng tôi biết lý do các nhà sử học thống nhất bỏ tên gọi ngụy quyền đối với chế độ Việt Nam Cộng Hòa:

"Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả. Đấy là một chính quyền được dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ, ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản lan xuống vùng Đông Nam Á, đồng thời chia cắt đất nước Việt Nam một cách lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Điều đó không có gì nghi ngờ cả".

"Thứ hai, quân đội Sài Gòn thực chất được Mỹ trang bị hoàn toàn và quan trọng hơn là thực hiện mưu đồ của Mỹ. Đó cũng là một đội quân đi đánh thuê. Thực chất các nhà sử học không có một đánh giá nào khác so với thời gian trước đây."

"Nhưng về cách gọi, chúng tôi nghĩ rằng trong một văn bản khoa học, mình gọi trung tính vẫn hơn là ngụy quân, ngụy quyền. Bởi vì cách gọi này mang tính biểu cảm, miệt thị cho nên chúng tôi gọi là quân đội Sài Gòn và chính quyền Sài Gòn."

Tiến sĩ Nguyễn Nhã lại phân tích rằng “Việt Nam sẽ rất lời nếu công nhận chính quyền Việt Nam Cộng Hòa”. Trước hết là vấn đề biển đảo:

"Trước hết là việc đấu tranh giành chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa. Theo luật pháp quốc tế thì cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi Trung Quốc bắt đầu vào xâm lấn, cho rằng Paracels (quần đảo Hoàng Sa) là đất vô chủ. Nhưng thực chất đâu có vô chủ. Hồi đó luật pháp quốc tế quy định phải chiếm hữu thật sự, mang tính nhà nước, liên tục và hòa bình. Tức là phải liên tục, nếu không công nhận Việt Nam Cộng Hòa thì làm sao liên tục được!" 

Một yếu tố khác rất quan trọng được vị Tiến sĩ Sử học này nhấn mạnh đó là dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, các nhà nghiên cứu và kinh tế làm việc rất độc lập. Ông đánh giá đó là một điểm tốt cần được học hỏi, phát huy.
Ngoài ra, ông còn tiết lộ rằng kể cả về văn hóa giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũng có nhiều điều quý giá:

"Theo tôi đó là một di sản quý giá của cả dân tộc chứ không phải chỉ có chính trị, hay chính quyền!"

Không có sức ép

Khi được hỏi việc công nhận chính quyền Việt Nam Cộng Hòa giữa thời điểm này, các nhà sử học có phải chịu sức ép nào không, PGS-TS Trần Đức Cường khẳng định rằng việc đổi cách gọi tên chỉ thể hiện sự trung tính, tôn trọng lẫn nhau, là quyết định của tập thể các nhà nghiên cứu sử học, chứ không có bất cứ sức ép hay động cơ gì. Ông cho biết trước đây tên Chính quyền Sài Gòn đã từng được sử dụng chứ không phải bây giờ mới là lần đầu tiên:

"Một ví dụ, bạn về tìm đọc cuốn Bách khoa Toàn thư Quân sự Việt Nam của Bộ Quốc phòng in năm 2015, tức là cách đây đã 2 năm rồi do Bộ Quốc phòng chỉ đạo. Cuốn đó đã không dùng khái niệm ngụy quân, ngụy quyền mà dùng từ Quân đội và Chính quyền Sài Gòn." 

Tiến sĩ Nguyễn Nhã cũng đồng tình với quan điểm rằng không có sức ép nào trong chuyện đổi cách gọi này mà chỉ là các nhà sử học đồng lòng đưa ra ý kiến nên thay đổi và được chấp thuận.

Cũng cần điểm lại vài nét lịch sử, sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ và toàn bộ miền Nam Việt Nam thuộc kiểm soát của chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cùng nhau tiến hành cuộc Tổng tuyển cử toàn quốc vào ngày 25 tháng 04 năm 1976 để bầu ra Quốc hội và Chính phủ thống nhất cho cả hai miền. 

Vào ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội mới gồm đại biểu từ cả hai miền đã quyết định thành lập nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dựa trên cơ sở kế thừa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>