Sunday, March 31, 2013

Nói với người cộng sản 31.03.2013


Chủ Nhật, ngày 31.03.2013    
Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục "Nói với người cộng sản". Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. "Nói với người cộng sản" do Tiến Văn biên soạn, qua giọng đọc của Dian

Kính thưa quí thính giả,
Trong chương trình tuần trước chúng tôi đã nói đến một số nhân vật người gốc miền Nam khi còn trẻ đã từng ủng hộ cộng sản nhưng sau này đã thức tỉnh, phản kháng hoặc là đang trên đường thức tỉnh.
Mở đầu cho tháng Tư này, một tháng có nhiều kỷ niệm và tưởng niệm của đất nước chúng ta, chuyên mục hôm nay xin dành để nói về một người được sinh ra và trưởng thành hoàn toàn trên đất Bắc nhưng có thức tỉnh rất sớm và triệt để. Đó là nữ văn sĩ danh tiếng Dương Thu Hương.
Dương Thu Hương sinh năm 1947 tại Thái Bình, khi mới 20 tuổi, cô gái Dương Thu Hương đã tự nguyện tham gia vào đoàn quân miền Bắc "Xẻ dọc Trường Sơn" để vào Nam (mở ngoặc) "chống Mỹ" (đống ngoặc) như kêu gọi của Đảng Cộng sản Việt Nam. Dương Thu Hương được xung vào những đội văn nghệ "Tiếng hát át tiếng bom" nhằm cổ vũ, động viên tinh thần các binh sĩ miền Bắc đang chinh chiến tại khu vực miền Trung.
Sau này, Dương Thu Hương đã lý giải cho hành động tham gia đội quân miền Bắc đánh chiếm miền Nam là do bà đã bị tuyên truyền một chiều và nhầm tưởng đó là cuộc chiến tranh chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc. Bà nói:"Tôi liều thân cứu nước vì tôi quan niệm đây là một cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, và chống quân xâm lược thì người tử tế phải xông ra chiến trường chứ."
Nhưng cô gái Dương Thu Hương đã băn khoăn rất sớm về bản chất cuộc chiến. Đó là năm 1969 khi Dương Thu Hương sững sờ nhìn thấy những tù binh của phía đối địch lại "chính là người Việt Nam, cũng đầu đen mắt đen, cũng lùn và da vàng mũi tẹt như tôi, và nói tiếng Việt Nam như tôi." Và bà tạm kết luận: "Cho nên tôi mới hồ nghi rằng tất cả những điều người ta nói đây là cuộc chiến tranh chống quân xâm lược thì đó là láo toét."
Thưa quí vị và các bạn, hồ nghi và kết luận vừa kể của nữ sĩ Dương Thu Hương đối với thời điểm hiện nay thì không phải là điều gì đáng kể. Nhưng ý tưởng đó đối với một cô gái mới 22 tuổi, được sinh ra và trưởng thành hoàn toàn trên đất Bắc, và ý tưởng đó lại xuất hiện vào thời điểm cách đây gần 50 năm thì đó thật sự là một điều đặc biệt, phi thường. Có lẽ chính cái trong trắng của tâm hồn non trẻ cùng với sự tinh tế trong quan sát đã giúp cho cô gái đất Bắc Dương Thu Hương sớm nhận ra sự thật.
Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm và các bạn công an, bộ đội thân mến, chúng tôi tin rằng chính quí vị và những người thân của quí vị vẫn còn giữ những cảm xúc hạnh phúc của người chiến thắng vào ngày 30 tháng Tư cách đây 38 năm. Vào ngày đó gần như tất cả mọi người miền Bắc từ ông già tới trẻ nít và tất cả những người trong đoàn quân của miền Bắc có mặt tại Sài Gòn đều trong tâm trạng sung sướng bất tận, vui mừng khôn xiết với niềm hân hoan của người chiến thắng. Hầu như tất cả những binh sĩ miền Bắc đều sung sướng, ngỡ ngàng tận hưởng sự thú vị khi ngắm những tòa nhà cao tầng, khi đi trên những con phố, đại lộ lớn rộng, đẹp đẽ lần đầu tiên thấy trong đời. Tất cả đều mê mãi kiếm tìm, lựa chọn cho mình và gia đình những hàng hóa đẹp đẽ, tiện nghi tràn ngập Sài Gòn mà miền Bắc không có như búp-bê biết nhắm mắt, bút viết hiệu Pilote, dóng khung xe đạp, máy nghe nhạc, nghe radio, đồng hồ đeo tay, tủ lạnh,...thì có một người, đúng ra là ít nhất có một người, không cười, không vui, không reo hò mà trái lại lại lặng im, sững sờ, đau đớn và nức nở khóc. Đó là cô thanh niên xung phong Dương Thu Hương. Cô Dương Thu Hương đã khóc vào ngày 30 tháng Tư năm 1975 ngay tại Sài Gòn vì cô thấy hóa ra xã hội miền Nam của tư bản (mở ngoặc) "ngụy quyền" (đóng ngoặc) lại văn minh hơn, tiến bộ hơn xã hội miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Lương tâm của Dương Thu Hương đã chua chát kết luận: "nền văn minh đã thua chế độ man rợ."
Tại sao Dương Thu Hương lại kết luận được ngay như vậy khi mới đặt chân lần đầu vào Sài Gòn?
Có lẽ bằng trực quan của người thích đọc sách, ham suy nghĩ, hướng đến những giá trị tinh thần cao cả, Dương Thu Hương đã nhìn thấy giá trị của Sài Gòn không nằm ở những nhà tòa nhà cao tầng, những tiện nghi hiện đại gấp ngàn lần miền Bắc, mà là:" tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ."
Liên tưởng đến miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, bà càng nhận ra sự tương phản: "Ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ . . .nếu người ta muốn. Ðó mới là chế độ của nền văn minh."
Và kể từ sau 1975, cô gái Dương Thu Hương bắt đầu một ngả rẽ quyết liệt: ly khai và tố cáo sự man rợ, dối lừa của chế độ cộng sản. Dĩ nhiên là bằng ngòi bút với những tác phẩm văn học lừng danh, như Những thiên đường mù, Bên kia bờ ảo vọng, Chốn vắng,...Hay bằng những bài luận nảy lửa Đảng phải biết ơn nhân dân. Đó là những tác phẩm làm thức tỉnh dư luận, gây kinh hoàng cho kẻ cầm quyền.
Dĩ nhiên, nữ văn sĩ Dương Thu Hương đã bị Đảng Cộng sản Việt Nam sách nhiễu, khai trừ và bắt tù một thời gian. Nhưng tất cả những điều đó đều không khuất phục được ý chí đấu tranh cho sự thật, dân chủ của người phụ nữ, văn sĩ Dương Thu Hương. Mặc dù nữ văn sĩ Dương Thu Hương hiện đang định cư tại Paris nhưng tâm hồn, nhiệt huyết và những tác phẩm đấu tranh của bà vẫn luôn hiện diện trong lòng hay ở bên cạnh những người yêu mến sự thật, dân chủ. Cách đây không lâu nữ sĩ Dương Thu Hương đã ví Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay là một con rắn độc, là nàng Mỵ Châu cáo già đã rắp tâm đưa hết nỏ thần và Tổ quốc vào tay giặc Tàu. Và nữ sĩ Dương Thu Hương băn khoăn: "Quân đội, những người lính của nhân dân, các anh còn ngủ đến bao giờ?"
Tiến Văn
(31/03/2013)


No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>