Nghe
CSVN đã gây quá nhiều bất công cho
dân tộc và sự căm phẫn chế độ đã dâng cao chín tầng mây. Chế độ đang đối
diện với vực thẳm và rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan: Không chấp nhận
dân chủ hoá thì sẽ đột tử vì toàn dân sẽ vùng lên khai tử chế độ. Nhượng
bước để dân chủ hóa cũng không bảo đảm được sự sống còn của chế độ. Mời
quý thính giả nghe phần Bình Luận của Ngô Nhân Dụng với tựa đề: "Tức
nước vỡ bờ" sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát
thanh tối hôm nay.
Tình trạng sắp bị lật đổ đến nơi của cộng sản Tàu cũng không khác gì ở
Việt Nam. Khối người dân uất ức, chán ghét và khinh bỉ chế độ ngày càng
đông hơn. Hiện nay đại đa số dân Việt cũng như dân Tàu đã chán và khinh
đám quan chức nắm quyền rồi. Mặc dù, nhiều người còn sợ, đại đa số vẫn
thờ ơ, lãnh đạm. Nhưng đến lúc số người uất ức đông đúc hơn, nỗi phẫn
uất của họ mạnh hơn và vượt lên trên nỗi sợ hãi, thì số người dân công
khai đòi thay đổi các chính sách của đảng sẽ lên cao, lôi cuốn theo
những người khác, giúp họ hết sợ.
Và phong trào này sẽ đưa tới những đòi hỏi phải thay đổi cả chế độ.
Do đó, hai đảng đang tìm cách ngăn không cho hiện tượng đó xẩy ra, càng
lâu càng tốt. Họ ngăn cản được bao lâu, điều này không thể đoán trước
được. Nhưng một điều ai cũng thấy, là lòng dân đang ngày càng phẫn uất,
như mực nước ngày càng dâng cao hơn.
Cuộc biểu tình tại Vĩnh Phúc trong mấy ngày qua cho thấy lòng phẫn
uất đã đưa tới hành động. Cái chết của anh Nguyễn Tuấn Anh cũng chỉ một
trong trăm, ngàn cái chết oan khuất khác đã xẩy ra, hoặc như ông Trịnh
Xuân Tùng bị một tên trung tá công an đả thương đến nỗi thiệt mạng, hay
ông Nguyễn Lập Phương chết một cách bí ẩn trong đồn công an ở Hải Phòng
sau 4 ngày bị giam, ông Ðặng Ngọc Trung chết một ngày sau khi bị bắt
giam ở đồn công an Bình Phước. Cả ba vụ đều xảy ra vào đầu năm 2011.
Nhưng ba vụ này chưa gây ra những cuộc biểu tình đông đảo khiến chế độ
phải đưa hàng ngàn công an tới trấn áp như trong vụ Vĩnh Phúc mới đây.
Trong vụ Vĩnh Phúc, có đủ những sự kiện tiêu biểu cho các tội ác của chế độ cộng sản hiện nay, ở Việt Nam cũng như ở bên Tàu.
Bởi vì:
Thứ nhất: Đám con cái các quan chức lộng hành, tự coi họ có quyền
sống bất chấp pháp luật, không có cơ quan điều tra nào dám đụng đến
chúng... Như vụ cãi nhau trong quán rượu đã khiến anh Nguyễn Tuấn Anh tử
vong, chỉ vì anh đụng phải con cái của bọn cường hào.
Thứ hai: Cả bộ máy chính quyền, công an, tòa án nằm trong tay một
đảng cộng sản, từ trên xuống dưới. Họ đồng lõa với nhau ăn gian nói dối,
bất chấp công lý và đạo đức để bảo vệ đặc quyền của các quan chức và
gia đình họ. Trong vụ Vĩnh Phúc, các bác sĩ hay y tá của tổ chức pháp y
đã làm giấy chứng nhận là anh Nguyễn Tuấn Anh chết vì say rượu rồi ngã
xuống nước chết đuối. Nhưng gia đình cho biết thi thể nạn nhân có nhiều
vết tích bầm tím, miệng thì gẫy răng, cho thấy anh đã bị đánh gần chết
trước khi bị đẩy xuống nước. Khi gia đình phẫn uất kêu oan thì cả bộ máy
công an được sử dụng để đàn áp.
Từ trước đến nay, người dân có thể thờ ơ, lãnh đạm trước những nỗi
khổ của những người phải kêu oan khi bị mất ruộng, mất đất hay bị bắt
giam vô lý. Nhưng có dân chúng nước nào có thể chịu đựng cảnh lộng hành
của một giai cấp quyền thế coi mạng người như rác mãi hay không? Có
người dân ở đâu có thể thản nhiên trước cảnh cả guồng máy cai trị được
sử dụng chỉ để bảo vệ đặc quyền của một nhóm quan chức tham ô mãi hay
không? Hàng ngàn công an từ Hà Nội kéo nhau về Vĩnh Phúc đàn áp một gia
đình mất con là một hình ảnh đánh thức lương tâm của tất cả mọi người
dân Việt Nam.
Một vụ Vĩnh Phúc khiến người ta nhớ lại tất cả những vụ giết người
trước đó. Ai cũng phải tự hỏi bao giờ sẽ đến lượt mình? Ai sẽ là nạn
nhân sắp tới, chịu số phận giống như Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Lập Phương,
hay Trịnh Xuân Tùng? Nếu vụ Vĩnh Phúc chưa là lúc tức nước vỡ bờ thì sẽ
còn nhiều vụ khác.
Tại Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, các nhà tư bản đỏ đang chuyển
tiền bạc ra nước ngoài, cho con cái đi du học nước ngoài, lấy vợ hay
chồng ngoại quốc, trở thành dân thường trú và lấy quốc tịch ngoại quốc.
Nơi nhận được nhiều tiền và đông người nhất là nước Mỹ. Con cái Nguyễn
Tấn Dũng đã đi theo con đường du học và kết hôn đó... và còn nhiều
trường hợp khác.
Đây có thể coi là một chiến thuật trong kế hoạch "rút dù" hay "hạ
cánh an toàn" của các lãnh tụ cộng sản. Cô Huỳnh Thục Vi coi đó là một
cảnh "tháo chạy" của bọn cầm quyền CS để chuẩn bị cho ngày chế độ sụp
đổ. Bởi vì họ cũng nhận đầy đủ tin tức và có trí thông minh để hiểu rằng
chế độ này không thể tồn tại mãi được. Nỗi bất mãn ngày càng gia tăng,
sẽ đưa tới cảnh "tức nước vỡ bờ".
Hai đảng cộng sản ở Tàu và Việt Nam đang tìm cách thay đổi chế độ cho
bớt tàn ác, giảm bớt niềm uất hận của dân. Nhưng họ sẽ lâm vào một thế
lưỡng nan là nếu không thay đổi thì sẽ đến cảnh tức nước vỡ bờ; nhưng
nếu thay đổi thì lại mở đường cho dân đòi hỏi thay đổi nhiều hơn. Đây là
một bài học của chế độ quân chủ Pháp trước cuộc cách mạng 1789.
Dân Việt Nam và dân Trung Hoa hiện nay có trình độ cao hơn dân Pháp
vào thế kỷ 18. Các mạng lưới thông tin trên internet của họ cũng rộng
lớn hơn. Nỗi uất ức của họ mạnh không kém. Không ai đoán trước được lúc
nào sẽ đến cảnh tức nước vỡ bờ. Nhưng chắc chắn không cách nào tránh
được!
Saturday, March 23, 2013
Subscribe to:
Post Comments
(
Atom
)
"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"
Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.=>Đọc thêm=>
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
No comments :
Post a Comment