Lê Phước - RFI
Tổng thống Mỹ J.F. Kennedy tại Nhà Trắng, Washington, ngày 22/10/1962, REUTERS |
Tờ báo dẫn lời một sử gia Hoa Kỳ nhận định về sự thật vụ ám sát Kennedy, theo đó vụ ám sát này là « một hố đen lịch sử
». Tức là, 50 năm đã trôi qua mà cái chết của cựu Tổng thống Kennedy
vẫn còn bí ẩn. Chính quyền thì có giả thuyết của chính quyền, xã hội thì
có giả thuyết của xã hội, các sử gia thì có giả thuyết của sử gia. Và
từ đó đến nay, đã có hàng chục ngàn đầu sách viết về vụ việt, nhưng sự
thật về vụ ám sát vẫn chỉ là những phán đoán.
Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, Phó Tổng thống lúc ấy là ông Lyndon B. Johnson đã lên thay chức Tổng thống. Ông này đã cho thành lập một ban điều tra về vụ ám sát Kennedy. Và theo điều tra, thì thủ phạm là một người đàn ông mang tên Lee Harvey Oswald. Tuy nhiên, người này đã bị bắn chết sau đó vài ngày tại đồn cảnh sát, và nguyên nhân vì sau người này bị bắn chết lại cũng là một bí ẩn.
Tờ báo lược lại nhiều giả thuyết cho rằng, vụ ám sát nằm trong một âm mưu chống lại Kennedy. Thế nhưng, âm mưu này do ai dàn dựng thì cũng lại là một bí ẩn : Do CIA phản đối việc ông Kennedy muốn giảm bớt quyền lực của cơ quan này ? Do Phó Tổng thống Johnson vì ông này muốn leo lên ghế Tổng thống ? Do các thế lực thù địch bên ngoài ?… Nói chung là một âm mưu, và tờ báo dẫn lời một giáo sư sử học Mỹ đưa ra một nghi ngờ đáng chú ý : Tại Dallas, lúc đó có 28 nhân viên mật vụ, thế nhưng, chỉ có 12 người là có mặt trong đoàn xe hộ tống Tổng thống Kennedy trước một đám đông dân chúng lên đến 200 000 người, và trong khi có rất nhiều cửa sổ được mở rất thuận lợi cho việc bắn tỉa.
Bàn về sự nghiệp của ông Kennedy, tờ báo dẫn lời các sử gia cho rằng, nếu ông không mất sớm, thì trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình, ông có thể làm được nhiều việc lợi ích cho nước Mỹ.
Theo một thăm dò về hai năm làm chủ Nhà Trắng của ông Kennedy, thì những câu trả lời của người Mỹ thường là những từ tốt đẹp như : « Có sự thay đổi », « lạc quan », « lý tưởng », « phát triển »… Giải thích cho nguyên nhân cựu Tổng thống Kennedy được lòng dân Mỹ, Le Nouvel Observateur cho rằng, ngoài những phẩm chất như thông minh, có tài ăn nói thuyết phục và lôi kéo quần chúng, cựu Tổng thống Kennedy còn được biết đến là « một Tổng thống can đảm », là người khởi xướng và thúc đẩy mạnh mẽ lập trường xoa dịu quan hệ với Liên Xô, là người đấu tranh bảo vệ quyền công dân, là người phản đối việc Mỹ can thiệp sâu vào chiến tranh Việt Nam. Tờ báo còn cho rằng : « Nếu ông Kennedy có thể làm hai nhiệm kỳ Tổng thống, thì nước Mỹ đã đi theo một hướng khác ».
Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, Phó Tổng thống lúc ấy là ông Lyndon B. Johnson đã lên thay chức Tổng thống. Ông này đã cho thành lập một ban điều tra về vụ ám sát Kennedy. Và theo điều tra, thì thủ phạm là một người đàn ông mang tên Lee Harvey Oswald. Tuy nhiên, người này đã bị bắn chết sau đó vài ngày tại đồn cảnh sát, và nguyên nhân vì sau người này bị bắn chết lại cũng là một bí ẩn.
Tờ báo lược lại nhiều giả thuyết cho rằng, vụ ám sát nằm trong một âm mưu chống lại Kennedy. Thế nhưng, âm mưu này do ai dàn dựng thì cũng lại là một bí ẩn : Do CIA phản đối việc ông Kennedy muốn giảm bớt quyền lực của cơ quan này ? Do Phó Tổng thống Johnson vì ông này muốn leo lên ghế Tổng thống ? Do các thế lực thù địch bên ngoài ?… Nói chung là một âm mưu, và tờ báo dẫn lời một giáo sư sử học Mỹ đưa ra một nghi ngờ đáng chú ý : Tại Dallas, lúc đó có 28 nhân viên mật vụ, thế nhưng, chỉ có 12 người là có mặt trong đoàn xe hộ tống Tổng thống Kennedy trước một đám đông dân chúng lên đến 200 000 người, và trong khi có rất nhiều cửa sổ được mở rất thuận lợi cho việc bắn tỉa.
Bàn về sự nghiệp của ông Kennedy, tờ báo dẫn lời các sử gia cho rằng, nếu ông không mất sớm, thì trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình, ông có thể làm được nhiều việc lợi ích cho nước Mỹ.
Theo một thăm dò về hai năm làm chủ Nhà Trắng của ông Kennedy, thì những câu trả lời của người Mỹ thường là những từ tốt đẹp như : « Có sự thay đổi », « lạc quan », « lý tưởng », « phát triển »… Giải thích cho nguyên nhân cựu Tổng thống Kennedy được lòng dân Mỹ, Le Nouvel Observateur cho rằng, ngoài những phẩm chất như thông minh, có tài ăn nói thuyết phục và lôi kéo quần chúng, cựu Tổng thống Kennedy còn được biết đến là « một Tổng thống can đảm », là người khởi xướng và thúc đẩy mạnh mẽ lập trường xoa dịu quan hệ với Liên Xô, là người đấu tranh bảo vệ quyền công dân, là người phản đối việc Mỹ can thiệp sâu vào chiến tranh Việt Nam. Tờ báo còn cho rằng : « Nếu ông Kennedy có thể làm hai nhiệm kỳ Tổng thống, thì nước Mỹ đã đi theo một hướng khác ».
50 năm sau ngày Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát
Dân chúng nồng nhiệt đón chào Tổng thống John F. Kennedy và Đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy khi ông và phu nhân đến sân bay Dallas Love Field, Texas, 22/11/1963. |
Hình ảnh cho thấy dường như Tổng thống Kennedy giơ tay lên đầu chỉ vài giây sau khi ông bị bắn trong lúc đoàn xe chạy ngang tòa nhà Texas School Book Depository tại Dallas, ngày 22/11/1963 Lee Harvey Oswald bị cảnh sát bắt giữ ngay sau khi Tổng thống Kennedy bị ám sát, Dallas, Texas, 22/11/13 Lee Harvey Oswald, bị cáo buộc ám sát Tổng thống John F. Kennedy, nằm trên cáng sau khi bị bắn vào bụng tại Dallas, Texas, ngày 24/11/1963 Dân chúng đứng hàng dài dọc theo đường trong đêm chờ vào viếng linh cữu Tổng thống Kennedy, 24/11/1963 Phụ nữ bật khóc trước cảnh đoàn xe ngựa chở linh cữu Tổng thống John F. Kennedy đến Trụ sở Quốc hội, ngày 24 tháng 11, 1963. Bà Jacqueline Kennedy, các con Caroline và John Jr, và Bộ trưởng Tư pháp Robert F. Kennedy tại Trụ sở Quốc hội ở Washington, ngày 24/11/1963. Đại diện của tất cả các quân chủng khiêng linh cữu Tổng thống John F. Kennedy ra khỏi Nhà thờ St Matthew tại Washington, ngày 25/11/1963. Con trai 3 tuổi của Tổng thống Kennedy, John F. Kennedy Jr, giơ tay chào linh cữu của thân phụ tại Washington, ngày 25/11/1963.
|
No comments :
Post a Comment