Saturday, March 29, 2014

• Thủ tướng Trần Trọng Kim


Một nhà giáo dục và là nhà nghiên cứu sử học, văn học, tôn giáo Việt Nam. Người được xem là học giả danh tiếng, tác giả của nhiều tác phẩm, trong đó có Việt Nam Sử Lược và là vị thủ tướng đầu tiên của nước Việt Nam. Trong tiết mục "Danh nhân nước Việt" tối nay, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài "Thủ tướng Trần Trọng Kim" của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh.


Cụ Trần Trọng Kim, bút hiệu Lệ Thần, sinh năm Quý Mùi (1883) tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân trong một gia đình Nho giáo, cụ học chữ Hán từ nhỏ.
-Năm 1897, học tiếng Pháp tại Trường Pháp-Việt Nam Định.
-Năm 1903, tốt nghiệp Trường thông ngôn.
-Năm 1905, qua Pháp học trường Thương mại ở Lyon.
-Năm 1909, vào học trường Sư phạm Melun và tốt nghiệp vào năm 1911. Về nước, cụ lần lượt dạy tại Trường Bưởi, Trường Hậu bổ và Trường nam Sư phạm.
Cụ từng giữ nhiều chức vụ trong ngành giáo dục như:
-Thanh tra Tiểu học (1921).
-Trưởng ban Soạn thảo Sách Giáo khoa Tiểu học (1924).
-Dạy Trường Sư phạm thực hành (1931).
-Giám đốc các Trường nam Tiểu học tại Hà Nội (1939).
-Cụ là Phó trưởng ban Văn học của Hội Khai trí Tiến Đức và là Nghị viên Viện Dân biểu Bắc Kỳ.
-Từ thập niên 1910 đến thập niên 1940, cụ viết nhiều sách về sư phạm và lịch sử.
Một năm sau khi cụ về hưu (1943), quân Nhật kéo vào Đông Dương, đưa cụ cùng Dương Bá Trạc ra nước ngoài và cụ về nước vào năm 1945.
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, chiếm thuộc địa Đông Dương và tuyên bố "trao trả độc lập" cho Việt Nam.
Ngày 11/3/1945, triều đình Huế tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam. Cụ được giao thành lập nội các vào ngày 17/4/1945 và trở thành vị thủ tướng đầu tiên của chính phủ quốc gia Việt Nam.
Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam, xử dụng quốc thiều là bài "Đăng đàn cung", quốc kỳ có "nền vàng hình chữ nhật, giữa có hình quẻ Ly màu đỏ thẫm".
Chính phủ Trần Trọng Kim thực tế vẫn nằm dưới sự bảo hộ của quân đội Nhật chiếm đóng Đông Dương. Nhật Bản đưa ra chính sách Đại Đông Á, tuyên bố "giúp các dân tộc da vàng đánh đổ ách thống trị của thực dân da trắng để lập nên khu vực thịnh vượng chung", nhưng thực ra đó chỉ là một tên hoa mỹ để gọi ách thống trị của quân phiệt Nhật.
Việc Nhật chiếm đóng Việt Nam vào thời điểm 1945 đã gây ra nạn đói năm Ất Dậu. Chính phủ Trần Trọng Kim muốn cứu đói nhưng phương tiện và nhân lực đều do quân Nhật nắm giữ, nhất là giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển từ Nam ra Bắc đều bị quân Đồng minh cắt đứt nên không thể thực hiện cuộc cứu trợ khẩn cấp này.
Về mặt hành chánh, dù Nhật đã đảo chánh lật đổ Pháp, nhưng không trao trả toàn bộ chủ quyền đất nước lại cho Việt Nam. Mãi đến ngày 20/7/1945, sau các cuộc thương lượng của cụ Trần Trọng Kim, Toàn quyền Nhật là Tsuchihashi mới chịu trả lại cho chính phủ Việt Nam 3 thành phố nhượng địa là Hà Nội, Hải Phòng và Ðà Nẵng.
Chính phủ Trần Trọng Kim không có quân đội để duy trì an ninh, nên Việt Minh có điều kiện thuận lợi cướp chính quyền vào tháng 8 năm 1945.
Tuy nắm chính quyền trong thời gian ngắn ngủi, chính phủ Trần Trọng Kim cũng đã làm được một số việc quan trọng như thống nhất về mặt danh nghĩa vùng đất Nam Kỳ vào bản đồ Việt Nam, thay chương trình học bằng tiếng Pháp sang tiếng Việt, dùng Việt ngữ trong việc hành chánh và giao dịch với ngoại quốc.
Khi Việt Minh cướp chính quyền, cụ lưu vong ra nước ngoài. Sau nhiều năm tháng sống ở Quảng Châu và Hồng Kông, ngày 6/2/1947, người Pháp thu xếp cho cụ trở về Sài Gòn để vận động thành lập chính phủ mới. Nhưng khi về đến Sài Gòn, cụ nhận ra những lời hứa hẹn của người Pháp là giả dối nên cụ quyết định không cộng tác.
Năm 1948, cụ qua Nam Vang sống với người con gái và sau đó trở về Việt Nam sống thầm lặng và mất tại Đà Lạt vào ngày 2/12/1953, thọ 71 tuổi.
Cụ Trần Trọng Kim được đánh giá là một học giả uyên thâm cả tân học và cựu học, là người tận tụy cho ngành giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Tác phẩm Việt Nam sử lược được đánh giá là một trong những quyển sử Việt Nam ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu, được tái bản nhiều lần.
* * *
Có thể nói rằng, cụ Trần Trọng Kim là một trong những nhân vật quan trọng đã đặt nền tảng cho các chính phủ quốc gia sau mấy ngàn năm theo chế độ phong kiến và một trăm năm bị thực dân Pháp đô hộ. Không chỉ lo việc nước, cụ Kim còn là một nhà nghiên cứu lịch sử nước Việt mà cuốn "Việt Nam sử lược" là một nền tảng quan trọng để soạn các sách giáo khoa về môn lịch sử trong nền giáo dục nhân bản của hai chính phủ đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa ở miền Nam.
Cũng như nhiều kẻ sĩ khác, cụ Trần Trọng Kim và nhiều bạn bè khác như cụ Phạm Quỳnh đã mang cả nhiệt huyết của mình ra làm việc với tâm nguyện đưa Việt Nam hòa nhập vào bước tiến văn minh của nhân loại. Đáng tiếc là Việt Nam vẫn không thoát khỏi vận mệnh bi thảm khi rơi vào tay cộng sản, khiến đất nước tiếp tục rơi vào vòng lạc hậu suốt mấy chục năm qua và đang có nguy cơ bị Bắc thuộc.
Nhưng dù sao thì không ai có thể phủ nhận vai trò tích cực của cụ Trần Trọng Kim trong giai đoạn rối ren của đất nước vào giữa thế kỷ 20. Cụ đã đi vào lịch sử như là một danh nhân của đất nước, và tên tuổi của cụ rất xứng đáng để đặt tên đường hay tên trường, nhằm truyền bá tinh thần kẻ sĩ của Cụ cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Việt Thái

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>