Saturday, April 5, 2014

• Nghĩa sĩ Cao Thắng


Nhắc đến phong trào "Cần Vương" của vua Hàm Nghi, hay nói đến cuộc khởi nghĩa "Hương Khê" của cụ Phan Đình Phùng, chúng ta không thể không nhắc đến một vị anh hùng chống Pháp được người Việt tôn vinh. Trong tiết mục "Danh nhân nước Việt" tối nay, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài "Nghĩa sĩ Cao Thắng" của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh Thanh và Kim Dung để chấm dứt chương trình tối nay.

Ông Cao Thắng chỉ huy các nghĩa quân rèn đúc được 350 khẩu súng theo mẫu súng 1874 của Pháp (tranh minh họa)
Đơn đao cắt đứt sầu kim cổ,
Trường kiếm rạch toang máu đất trời!
Đó là hai câu thơ của nghĩa binh "Hương Khê", đề cao người anh hùng Cao Thắng trong cuộc chiến chống Pháp.
Cao Thắng tên là Cao Tất Thắng, sinh năm 1864 tại thôn Yên Đức, xã Tuần Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân trong một gia đình nông dân, ông là người thông minh, lanh lẹ, lúc nhỏ học võ nhiều hơn văn.
Năm 10 tuổi, Cao Thắng đi theo Đội Lựu làm liên lạc cho nghĩa quân. Sau khi Đội Lựu mất, Cao Thắng phải lẩn trốn sự lùng bắt của Pháp. Trong lúc khốn khổ, ông được Phan Đình Thuật (anh ruột Phan Đình Phùng) mang về nuôi nấng. Năm 1881, khi ông Thuật mất, Cao Thắng trở về Sơn Lễ làm ruộng.
Năm 1884, Cao Thắng bị vu cáo giết vợ Quản Loan nên bị bắt và bị giam tại trại tù Hà Tĩnh.
Ngày 5/11/1885, thủ lãnh trong phong trào Cần vương là Lê Ninh đưa quân tập kích trại giam, giết chết Bố chánh Lê Đại, bắt sống Án sát Trịnh Vân Bưu và giải thoát tất cả tù nhân, trong đó có Cao Thắng.
Trở lại quê nhà, Cao Thắng cùng Cao Nữu và Nguyễn Kiểu chiêu mộ được khoảng 60 người, tham gia cuộc khởi nghĩa Hương Khê do cụ Phan Đình Phùng lãnh đạo.
Lúc đầu, Cao Thắng được phong làm Quản cơ. Đầu năm 1887, khi phong trào suy yếu, cụ Phan giao quyền chỉ huy cho Cao Thắng để cụ đi các tỉnh Sơn Tây, Hải Dương, Bắc Ninh... tìm sự hỗ trợ và liên kết các lực lượng yêu nước.
Ở lại Hà Tĩnh, Cao Thắng cùng các cấp chỉ huy khác như Cao Nữu, Cao Đạt, Nguyễn Niên... đem quân đến làng Lê Động (Hương Sơn) tổ chức lại lực lượng, huấn luyện quân sĩ, lập đồn lũy và chế tạo súng ống.
Cao Thắng xây dựng một hệ thống đồn lũy dựa lưng vào dãy núi Thiên Nhẫn và Giăng Màn, trải rộng cả ba mặt Tây, Nam, Bắc để tiếp ứng cho nhau. Nơi đây còn có đường rút lui sang Lào, sang Nghệ An hoặc vào Quảng Bình, tỏa xuống các vùng thuộc Hà Tĩnh. Và nơi này chỉ có một đường độc đạo để đi vào nên quân Pháp rất khó tấn công. Chính vì thế mà những căn cứ này đã đứng vững cho đến ngày cuối cùng của cuộc khởi nghĩa.
Nhờ Cao Thắng và các cấp chỉ huy tài ba, lực lượng nghĩa quân có khoảng 1000 binh sĩ và 500 khẩu súng. Cuối tháng 9 năm 1889, cụ Phan Đình Phùng từ Bắc Kỳ trở về Hà Tĩnh. Nhận thấy công việc tiến hành tốt đẹp, cụ Phan và Cao Thắng mở rộng địa bàn hoạt động ra khắp 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, mục đích ngăn chận con đường chiến lược Bắc - Nam mà quân Pháp thường dùng để chuyển quân.
Đề cập đến việc Cao Thắng rèn đúc vũ khí, nhà sử học Phạm Văn Sơn viết:
Một khó khăn lớn nhất lúc bấy giờ đối với nghĩa quân là vấn đề vũ khí. Kinh nghiệm cho thấy gươm giáo, gậy gộc không chống nổi súng đồng... nên Cao Thắng liền nghĩ cách chế tạo súng đạn... Trong một trận giáp chiến trên đường Nghệ An - Hương Sơn, Cao Thắng đoạt được 17 khẩu súng của quân Pháp, liền gom thợ rèn ở hai làng là Vân Chàng và Trung Lương (Hà Tĩnh) theo khuôn mẫu này để chế súng. Sau mấy tháng, làm được 350 khẩu súng giống như kiểu súng năm 1874 của Pháp.
Mặc dù bận rộn điều hành việc chế tạo vũ khí, Cao Thắng cũng đích thân chỉ huy nhiều trận đánh, đáng kể là các trận:
-Đánh bại cuộc bố ráp của quân Pháp tại khu Hói Trùng và Ngàn Sâu vào tháng 8 năm 1892.
-Tấn công bắt sống Tuần phủ Đinh Nho Quang vào tháng 3 năm 1892, gây chấn động dư luận Hà Tĩnh.
Thấy nghĩa quân Hương Khê ngày càng lớn mạnh, quân Pháp một mặt gia tăng quân số bao vây, thu hẹp phạm vi hoạt động của nghĩa quân, mặt khác cắt đứt liên lạc giữa các đồn lũy và ngăn chận đường tiếp tế của dân chúng trong vùng.
Để phá vòng vây và mở rộng địa bàn hoạt động theo lệnh của cụ Phan Đình Phùng, tháng 11 năm 1893, Cao Thắng cùng Cao Nữu, Nguyễn Niên dẫn gần 1000 quân từ Ngàn Trươi mở trận tấn công lớn vào tỉnh lỵ Nghệ An. Trong trận tấn công đồn Nu ở Thanh Chương tỉnh Nghệ An, Cao Thắng trúng đạn hy sinh lúc vừa 29 tuổi, thi hài được đưa về chôn cất tại núi Vụ Quang.
Sau khi Cao Thắng mất, nghĩa quân Hương Khê thắng một trận lớn ở Vụ Quang vào tháng 10 năm 1894. Ngày 28/12/1895, thủ lãnh Phan Đình Phùng cũng bị tử thương trong một trận kịch chiến. Đến đầu năm 1896, cuộc khởi nghĩa Hương Sơn được xem như kết thúc.
Hiện ở thôn Khê Thượng, huyện Hương Khê và ở thôn Cao Thắng, huyện Hương Sơn, đều có đền thờ Cao Thắng. Ngoài ra, tên ông còn được đặt cho nhiều trường học và đường phố tại Việt Nam. Đặc biệt, trường kỹ thuật Cao Thắng là một ngôi trường lớn và nổi tiếng tại Sài Gòn đã đào tạo ra nhiều chuyên viên cho nước Việt.
* * *
Cao Thắng là một trong số những thủ lãnh quân sự nổi tiếng nhất trong suốt 80 năm kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc Việt. Chỉ với việc mô phỏng và chế tạo súng ống để đánh Pháp đủ chứng minh tài trí của ông vượt xa những võ tướng cùng thời.
Điều đáng tiếc là Cao Thắng đã tử trận quá sớm, dẫn đến sự tàn lụi của nghĩa quân Hương Khê sau hàng chục năm gây khốn đốn cho quân Pháp và triều đình Huế.
Tuy nhiên, lịch sử mãi mãi vinh danh ông như là một danh tướng tài ba của đất nước. Ít nhất thì ông cũng vận dụng toàn bộ sức mạnh và thực lực của dân tộc để chống chọi với súng ống tối tân của Pháp, chứ không phải đi vay mượn từ vũ khí cho đến lương thực của Trung Cộng như đảng CSVN để dẫn đến việc lệ thuộc hoàn toàn vào Bắc phương như hiện nay.
Việt Thái

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>