Friday, May 2, 2014

• 30-4: Để tang, ăn mừng, hay cơ hội để hòa hợp hòa giải?


Hoài Hương-VOA, 02.05.2014

Ngày 30 tháng Tư là một dấu mốc lịch sử đối với người Việt Nam, cả ở trong lẫn ở ngoài nước. Tại Việt Nam, ngày này thường được đánh dấu với những lễ mừng chiến thắng, nhưng ở hải ngoại, các cộng đồng người Việt khắp nơi tụ tập để đánh dấu Ngày Quốc Hận, biến cố đau thương khi Sài Gòn sụp đổ đưa đến sự cáo chung của chính phủ Việt nam Cộng hòa. Năm nay, các lễ lạc ấy dường như đượm thêm một số sắc thái phức tạp hơn.

“Ngày một triệu người vui, một triệu người buồn”, theo lời cố Thủ Tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt, một tiếng nói lạc lõng đi trước thời đại, chủ trương cải cách hướng tới hòa hợp hòa giải. Năm nay, lại có thêm hai quan chức Việt Nam khác lên tiếng theo cách riêng của họ, tỏ thái độ hòa hoãn hơn nhân cơ hội ngày 30 tháng Tư.

Quan chức thứ nhất là Thứ Trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn, cách đây vài ngày ông Sơn đã đưa ra những phát biểu tỏ ý muốn “xóa hố sâu thù hận” giữa hai bên, và lần đầu tiên nói tới những người bỏ nước ra đi là “những nạn nhân chiến tranh”, thay vì mô tả những người vượt biên vượt biển ra nước ngoài tỵ nạn cộng sản sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 là những kẻ phản động, đi theo đế quốc.

Mặc dù rất nhiều người không đồng ý với ông Nguyễn Thanh Sơn đã gán cho họ cái nhãn “nạn nhân chiến tranh” vì cho rằng họ không phải là nạn nhân bởi vì chiến tranh lúc đó đã chấm dứt, mà họ là những người tỵ nạn không thể, hoặc không muốn sống dưới chế độ cộng sản.

Quan chức thứ nhì là ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương Mại, người đã dẫn đầu cuộc thương thuyết để Việt Nam gia nhập WTO. Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân ở Hạ Long hôm 29 tháng Tư, ông Trương Đình Tuyển nói “Đã đến lúc nên thừa nhận xã hội dân sự. Bản chất của nhà nước là quan liêu, và để khắc phục quan liêu thì cần phát huy vai trò của xã hội dân sự.”

Một bà mẹ và ba người con miền Nam Việt Nam chạy khỏi Việt Nam trên một chiếc tàu của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, 29/4/1975 (Ảnh tư liệu.)
Một bà mẹ và ba người con miền Nam Việt Nam
chạy khỏi Việt Nam trên một chiếc tàu của Thủy quân
lục chiến Hoa Kỳ, 29/4/1975 (Ảnh tư liệu.)
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho VOA-Việt ngữ, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng nói phát biểu của ông Trương Đình Tuyển, mà báo chí Việt Nam cho là khá táo bạo vì đã đề cập tới xã hội dân sự, một đề tài lâu nay vẫn cấm kỵ, có liên hệ tới hiệp ước thương mại xuyên Thái bình dương TPP mà Việt Nam đang ráo riết thương thuyết với Hoa Kỳ và các đối tác khác để vực dậy nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nói:

“Ngày hôm qua (29/04) tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân ở Hạ Long, chính ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Thương Mại Việt Nam, đã phải nói rằng vòng đàm phán TPP đang có vẻ như vẫn bế tắc. Khó khăn lớn nhất tại vòng đàm phán này chính là Việt Nam. Ông Tuyển cũng kêu gọi đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự. Xã hội dân sự là cái gì, chính là quyền đi lại, quyền được xuất cảnh tự do, được nhập cảnh tự do của các công dân. Nếu nhà nước Việt Nam chưa tôn trọng điều đó, thì làm sao có thể nghĩ tới một quy chế thị trường để có thể vào TPP được.”

Nhà báo Phạm Chí Dũng, người vừa được Tổ chức Ký Giả Không Biên giới vinh danh là một trong 100 “Anh Hùng Thông Tin” của thế giới, đã bị nhà nước tịch thu hộ chiếu, không cho sang Hoa Kỳ dự buổi điều trần tại Quốc hội về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam.

Lời bình luận của hai quan chức Việt Nam ngay trước ngày 30 tháng Tư tuy khác biệt về đối tượng nhắm tới- người Việt ở hải ngoại hay giới hoạt động dân chủ trong nước; về nội dung, cũng như về động cơ -chính trị hay kinh tế, nhiều người cho là những thông điệp đó có thể được coi là để bày tỏ thiện chí, muốn hàn gắn những chia rẽ sau thời chiến, và hòa giải với những người không đồng quan điểm với chính quyền, tham gia các tổ chức xã hội dân sự để đấu tranh cho các quyền tự do căn bản của công dân.

Điển hình như blogger Ngô Nhật Đăng, đang có mặt tại Washington trong cuộc quốc tế vận về tự do báo chí cho Việt Nam, anh chia sẻ trải nghiệm về ngày 30 tháng Tư:

“Ngày 30 tháng Tư năm 75, khi đó chúng tôi mới 17 tuổi, ở Hà Nội sau một đêm rất là vui mừng vì đất nước được hòa bình, lúc đó chúng tôi cảm thấy nhẹ nhõm, chúng tôi không phải cầm súng bắn giết nhau và không phải bị chết nữa. Đó là cảm giác đầu tiên vào ngày 30 tháng Tư, cách đây đã 39 năm. Sau đó có một thời gian tôi đi làm, vào trong miền Nam có rất nhiều bạn bè, thậm chí những người anh rất thân là những người trong quân lực Việt nam Cộng hòa, qua đó tôi hiểu được rất nhiều.
Xe tăng quân đội miền Bắc Việt Nam tiến vào cổng Dinh Độc Lập, 30/4/1975 (Ảnh tư liệu.)
Xe tăng quân đội miền Bắc Việt Nam tiến vào cổng
Dinh Độc Lập, 30/4/1975 (Ảnh tư liệu.)

Còn về vấn đề hòa hợp hòa giải thì ý kiến của tôi như thế này, là nhân dân không có thù hận, cho nên tôi không nghĩ tới việc hòa giải giữa nhân dân, giữa trong nước và nước ngoài. Sang đây tôi càng thấy rõ điều đó. Tôi gặp rất nhiều người, tình cờ gặp ở ngoài đường thì tất cả mọi người rất là gần gũi như là anh em. Chúng tôi đều đồng ý rằng là những người anh em chưa được gặp nhau vì những ngăn cản do nhà cầm quyền ngăn cản. Vấn đề hòa hợp hòa giải, cái gốc sâu xa của vấn đề là ai gây ra những mối hận thù, thì người đó phải đứng ra mà xin lỗi nhân dân, chứ còn nhân dân từ xưa và đến cả bây giờ đều không có chuyện thù hận lẫn nhau.”

Cũng có mặt trong phái đoàn đi vận động tự do báo chí tại Quốc hội Hoa Kỳ, nghệ sĩ Kim Chi trả lời câu hỏi của Ban Việt ngữ VOA:

“Bây giờ trong lòng tôi nó lạ lắm. 30 Tháng Tư thì tôi cũng thương nhớ đồng đội của tôi vô cùng, nhưng mà tôi cũng thương những người lính Việt nam Cộng hòa, và tôi nhận ra rằng cái cuộc chiến này người thắng người thua cũng đều đau, đều mất mát, đều đổ máu hết cho nên thật lòng mà nói thì tôi cảm thấy nó rưng rưng mà xót xa lắm chị à.”

Ttrong khi đó tại Việt Nam đã diễn ra một cuộc biểu tình vào đúng ngày 30 tháng Tư. Cuộc biểu tình đó do Phong trào Liên đới Dân Oan Tranh đấu tổ chức tại Sài Gòn đã bị công an thẳng tay đàn áp. Tin tải lên trang mạng của Danlambao.com cho biết đoàn biểu tình khởi hành từ công viên Lê Văn Tám đến hết đường Hai Bà Trưng thì một số người tham gia bị công an hành hung.

Cô Hồ Giang Mỹ Lệ, dân oan quận 4 Sài Gòn, là nạn nhân bị hành hung mạnh tay nhất, theo những hình ảnh và những chia sẻ của cô trên YouTube.

Nhưng một số người cho rằng ngày 30 tháng Tư có thể là một cơ hội để khởi sự tiến trình hòa hợp hòa giải, không những giữa những người dân thường ở cả ba miền Bắc Trung Nam, mà còn giữa những người đã cầm súng ở cả hai bên cuộc chiến. Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân, chia sẻ quan điểm của ông:

“Tôi tin là trong số hơn ba triệu đảng viên cộng sản cũng có rất nhiều người yêu nước, muốn nhìn thấy đất nước Việt Nam phát triển một cách vững mạnh, muốn nhìn thấy một xã hội công bằng hơn, một đất nước không có tham nhũng, một xã hội lành mạnh. Tôi nghĩ rằng cái ước mơ đó là ước mơ chung của tất cả mọi con dân Việt Nam, bất kể thuộc đảng phái nào. Và cũng nhân ngày 30 tháng Tư đánh dấu 39 năm, tôi nghĩ đây là cái khởi điểm để tất cả mọi người Việt chúng ta cố gắng đoàn kết lại với nhau, cố gắng làm sao để tranh đấu trong tinh thần ôn hòa để đem lại một sự thay đổi tốt đẹp cho đất nước.”

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>