Friday, May 30, 2014

• Những bức ảnh hiếm chưa từng công bố về Thế Chiến I

Cách đây một thế kỷ, Thế chiến I nổ ra và được coi là “cuộc chiến tranh để chấm dứt mọi chiến tranh” biến cả châu Âu thành một đống đổ nát và khiến hơn 9 triệu người thiệt mạng. 

Những bức ảnh lột tả cuộc sống của những người lính trên chiến trường Thế Chiến I.
Cách đây một thế kỷ, Thế chiến I nổ ra và được coi là “cuộc chiến tranh để chấm dứt mọi chiến tranh” biến cả châu Âu thành một đống đổ nát và khiến hơn 9 triệu người thiệt mạng.
Để kỷ niệm ngày cuộc chiến tranh tàn khốc này bùng nổ, Reuters vừa đăng những bức ảnh chưa từng được công bố lột tả một cách sinh động và chân thật nhất đời sống và cuộc đấu tranh vật lộn giữa ranh giới sống chết mong manh của những người lính bình thường trong cuộc chiến toàn cầu đầu tiên của nhân loại.
Những bức ảnh này do một nhiếp ảnh gia vô danh chụp lại, và được bảo quản trong những chiếc *a thủy tinh trong kho lưu trữ của lực lượng Kỵ binh Thiết giáp quân đội Pháp. Đây chính là những khoảnh khắc chân thực nhất giúp chúng ta hình dung được sự tàn bạo và khắc nghiệt của chiến tranh.


1400981444-1.jpg
Thế chiến I chứng kiến sự ra đời của loại hình tác chiến chiến hào đầu tiên trong lịch sử, và chiến hào đã làm một cuộc cách mạng thực sự thay đổi một cách toàn diện những chiến thuật, chiến lược mà các tướng lĩnh từng áp dụng trên chiến trường.

1400981444-2.jpg
Chiến tranh chiến hào ra đời từ cuộc cách mạng hỏa lực với sự phát triển của súng trường, súng máy và pháo binh, trong khi các phương tiện cơ động cho bộ binh không bắt kịp với bước tiến vũ bão này.

1400981444-3.jpg
Chính vì sự khác biệt giữa vũ khí ngày càng hiện đại và các phương tiện cơ động lạc hậu, những vị trí phòng thủ như thế này luôn đạt được ưu thế rõ ràng trong chiến đấu.

1400981444-4.jpg
Trong chiến đấu, binh lính chủ yếu chui rúc trong các chiến hào chật hẹp, bẩn thỉu, và xung quanh chăng đầy các lớp dây thép gai để hạn chế khả năng xâm nhập chiến tuyến của đối phương.

1400981444-5.jpg
Hệ thống chiến hào của một đội quân có thể được đào dài hàng trăm km, và thường xuyên phải được củng cố, sửa chữa dưới hỏa lực của pháo binh địch.

1400981444-6.jpg
Họ có những lô cốt đặc biệt dành riêng cho các xạ thủ súng máy.

1400981444-7.jpg
Những người lính Pháp tạo dáng trong một chiến hào phía trên Ablain-Saint-Nazaire tại mặt trận Artois ở miền bắc nước Pháp.

1400981444-8.jpg
Phía trên chiến hào, binh lính xây dựng những túp lều tạm bợ. Túp lều trong ảnh được các binh sĩ đặt tên là Chalet.

1400981444-9.jpg
Vì thiếu các phương tiện cơ động hiệu quả trên chiến trường, các Lữ đoàn Kỵ binh Pháp phải cho binh lính sử dụng xe đạp để hành quân.

1400981444-10.jpg
Sự thiếu hụt động cơ cơ giới hóa cũng khiến các đạo quân phải sử dụng động vật thay sức kéo. Trong ảnh là một con chó được dùng để kéo một khẩu súng máy của Bỉ.

1400981444-11.jpg
Trong thời kỳ này, đồ hộp chưa được phát minh, vì thế các binh sĩ vẫn phải tự chuẩn bị thực phẩm cho mình ngay trên chiến trường.

1400981444-12.jpg
Vì chiến tranh chiến hào thường khiến cuộc chiến lâm vào thế bế tắc và không ai chiếm được ưu thế, các binh sĩ phải tìm cách tự điều chỉnh để thích nghi với cuộc sống ngột ngạt trên chiến trường. Trong ảnh là một binh sĩ vừa tắm xong tại một chốt gác ở tiền tuyến. Tấm biển bên cạnh có dòng chữ “Khu tắm hơi Poilu, dịch vụ tắm vòi, mát-xa, xoa bóp chân và cắt móng tay. Miễn phí mát-xa cho phụ nữ.”

1400981444-13.jpg
Để tăng cường sĩ khí cho các binh sĩ, quân đội thường mời các nghệ sĩ tới biểu diễn ngay trên chiến trường.
Trí Dũng (Theo Reuters)

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>