Cụ ăn mày Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa Bùi Văn Thiệt, SQ 67/101890 TĐ3/TrĐ7/SD5BB KBC 4.737 |
Một thành phần dường như bị gạt ra bên lề xã hội Việt Nam sau năm 1975 là những thương phế binh dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Dù không bị học tập cải tạo như những sĩ quan, công chức cao cấp… của chế độ cũ; nhưng họ bị phân biệt đối xử, thậm chí không được hưởng một chế độ nào dành cho người thương tật từ chính quyền mới.
Suốt 40 năm qua, các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, còn lại trên quê hương Việt Nam phải sinh sống ra sao?
Ngược đãi
Khác với những thương bệnh binh của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam, các thương phế binh- những người phải hy sinh một phần thân thể trong cuộc chiến tranh Việt Nam trước đây, ngay sau năm 1975 cũng bị liệt vào thành phần ‘ngụy quân, ngụy quyền’. Dù rằng thân thể không toàn vẹn, là người tật nguyền, nhưng mọi chính sách đối với những người như họ đều không được hưởng.
Một thương phế binh hiện sinh sống tại Sài Gòn trình bày lại hoàn cảnh của bản thân:
Tôi thuộc Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù, tôi bị thương ở Đồi Charlie ngày 9 tháng 4 năm 1972. Chân tôi bị gãy ba khúc, bây giờ một hai ngón trên tay phải tôi bị co rút, trên đầu và dưới bụng còn mấy miếng miểng nữa.
Lúc vào quân đội tôi là con mồ côi, không có cha mẹ, anh em, dòng họ. Tôi tình nguyện vào nhảy dù năm 1970. Đến năm 72 bị thương, tôi về (Viện) Mồ côi tôi sống. Về tôi cũng cưới một người vợ trong mồ côi ra. Bà Phước và ông Cha đồng ý cho tôi cưới, rồi tôi được Bộ Tổng Tham mưu cấp cho một căn nhà ở làng phế binh Thủ Đức, Phước Bình.
Sau năm 75, Sài Gòn bị sụp đổ, ‘họ’ vào đuổi chúng tôi ra- không phải riêng mình tôi mà rất nhiều người như tôi bị ra khỏi nhà. Hiện nay cuộc sống của tôi rất khổ. Tôi phải bươn chải đi bán vé số mà sống, con cháu tôi không có tờ giấy nào lận lưngMột thương phế binh ở Sài Gòn
Sau năm 75, Sài Gòn bị sụp đổ, ‘họ’ vào đuổi chúng tôi ra- không phải riêng mình tôi mà rất nhiều người như tôi bị ra khỏi nhà. Hiện nay cuộc sống của tôi rất khổ. Tôi phải bươn chải đi bán vé số mà sống, con cháu tôi không có tờ giấy nào lận lưng. Hiện tôi cũng không có tờ giấy chứng minh nhân dân lận lưng vì tôi không có nhà, không có hộ khẩu làm sao có chứng minh. Tôi không có nơi nương tựa, nhà thuê- cửa mướn. Đôi lúc không đủ tiền họ đuổi ra khỏi nhà. Đó là sự thật.
Lâu lâu tôi có nhờ anh Trung Hiếu Phạm giúp đỡ tôi rất nhiều từ tiền bạc, quần áo, cơm gạo; rồi chiếc xe tôi đi hư vỏ, hư bánh, hư niềng anh đều cho tiền để sửa chữa.
Tôi hỏi ông, một ngày tôi bán được 100 tờ vè số chỉ có được 100 ngàn đồng; nhưng phải đóng tiền nhà 50 ngàn, còn 50 ngàn cho gia đình sinh sống. Không đủ nhưng phải gói ghém.
Một thương binh khác hiện đang sống tại Quảng Ngãi cũng cho biết tình cảnh của bản thân trong suốt mấy chục năm qua như sau:
Tôi bị thương ngày 20 tháng 10 năm 1974 tại Nghĩa Hành. Tôi ở Trinh Sát 6 ở Chu Lai. Chuẩn tướng Nhật điều vào đánh ở Định Cương, Nghĩa Hành. Trong lúc hai bên đánh nhau, tôi bị trúng claymore gãy hai chân.
Từ 75 đến giờ đâu có gì đâu, cũng sống khổ cực. Tôi bị gãy hai chân và một tay thì đâu làm gì được. Tôi cũng ‘lần quần’ rồi có vợ, có con và giờ cũng ‘cơm nhà, áo vợ’ chứ có làm gì được đâuMột thương binh ở Quảng Ngãi
Từ 75 đến giờ đâu có gì đâu, cũng sống khổ cực. Tôi bị gãy hai chân và một tay thì đâu làm gì được. Tôi cũng ‘lần quần’ rồi có vợ, có con và giờ cũng ‘cơm nhà, áo vợ’ chứ có làm gì được đâu.
Tự bươn cải kiếm sống
Dù bị ngược đãi, nhưng những thương phế binh Việt Nam Cộng hòa cũng là con người cần phải ăn, phải sống và còn cả gia đình cha mẹ, vợ con; nên họ cũng phải tìm cách mưu sinh như bao người làn lặn khác. Ngoại trừ một vài trường hợp, may mắn, đa số đều rơi vào cảnh túng thiếu.
Trong những năm đầu sau 1975, cuộc sống đối với những người lành lặn đã khó, huống gì đối với những con người tàn phế không có được hổ trợ nào từ phía cơ quan chức năng và xã hội.
Nếu không nương nhờ được vào ai, nhiều thương phế binh tại các thành phố phải kiếm sống bằng những nghề mà người khuyết tật ở Việt Nam thường theo bao đời nay như đi hát dạo, bán vé số…
Sự hỗ trợ muộn màng
Trong cuộc mưu sinh, bôn ba lê lết trên vạn nẻo đường đất nước, một số thương phế binh may mắn gặp lại những đồng đội xưa từ nước ngoài trở về. Những người con Việt bỏ xứ ra đi sau năm 75, khi trở lại thăm thân nhân, quê hương có mang theo chút tiền để dành từ nước tạm dung, đã bớt ra chút ít để giúp đỡ cho những người chiến binh xưa chịu cảnh tật nguyền.
Dần dần số người trở về ngày càng nhiều thêm, và sự hổ trợ dành cho các thương phế binh Việt Nam Cộng hòa từ những hội đoàn nước ngoài cũng thêm phần lan rộng.
Có những lần tri ân, những lần phát quà những chú thương phế binh rất vui mừng vì họ được Dòng Chúa Cứu Thế nhìn đến vì bốn chục năm nay bị bỏ quên. Các chương trình khám bệnh, cho xe (lăn)., tri ân khiến các chú thương phế binh cảm độngMột người thiện nguyện tại DCCT
Còn tại Việt Nam, hòa thượng Thích Không Tánh, một người khởi xướng hoạt động từ thiện giúp cho các thương phế binh Việt Nam Cộng hòa ngay ở Sài Gòn cho biết lại tiến trình xúc tiến hoạt động đó:
Chương trình này đã có cả chục năm rồi. Bà con ở nước ngoài có ủng hộ tiền về để giúp cho người nghèo khổ, cứu trợ bão lụt, tôi mới trình lên Giáo hội là số thương phế binh Việt Nam Cộng hòa thiếu thốn, tật nguyền, không có ai đoái hoài đến nên tôi làm chương trình đó: mời về Chùa Liên Trì ăn cơm, phát quà. Rồi tôi ra ngoài Quảng Trị phát quà cho thương phế binh ngoài đó. Chương trình này làm cách đây cả chục năm rồi. Sau này có nhờ bác sĩ Hiển bên Pháp, ân nhân các nơi và hòa thượng Thích Viên Lý bên Mỹ ủng hộ về để làm. Thời gian sau này họ (Nhà nước) thấy anh em thương phế binh đông bất lợi nên họ cho công an canh gác và gây khó khăn. Sau đó, cách đây hai năm tôi gửi tiền đó qua bên Dòng Chúa Cứu Thế để tổ chức giúp chứ bên này ‘họ’ hay dòm ngó, chụp hình, gây khó khăn. Khi Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức cách đây hai năm có chừng 200-300 anh em thương phế binh, sau đó bà con biết nên bây giờ quí linh mục ở Dòng Chúa Cứu Thế tiếp tục kêu gọi anh em thương phế binh đăng ký. Vừa rồi được sự giúp đỡ rộng rãi nên Dòng Chúa Cứu Thế đã phát cho trên 1000 thương phế binh. Họ về đó ăn uống, ca hát, nhận quà nên tôi rất mừng. Tôi cũng mừng khi họ tụ họp đông đảo như thế.
Chương trình chúng tôi dự định ra giêng này sẽ ra Quảng Trị, Thừa Thiên để phát quà cho anh em thương phế binh ngoài đó. Họ khổ lắm Ở ngoài đó xa quá đôi khi đâu thể vào Sài Gòn để nhận quà được.
Một người làm việc thiện nguyện tại Dòng Chúa Cứu Thế, nơi tiếp nhận chương trình giúp đỡ các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa từ vài năm qua, cho biết những cảm nhận bình thường của các phương phế binh được giúp đỡ cũng như một số hoạt động tiến hành hỗ trợ cho các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa ở đó như sau:
Có những lần tri ân, những lần phát quà những chú thương phế binh rất vui mừng vì họ được Dòng Chúa Cứu Thế nhìn đến vì bốn chục năm nay bị bỏ quên. Các chương trình khám bệnh, cho xe (lăn)., tri ân khiến các chú thương phế binh cảm động, rất thích.
Như lời Hòa thượng Thích Không Tánh, nhiều thương phế binh sống tại các tỉnh thành miền Trung vẫn chưa nhận được giúp đỡ như những người sống tại các thành phố miền nam.
Người thương phế binh từ Quảng Ngãi bày tỏ mong ước:
Tôi nay đã 60-62 tuổi rồi, nên cũng mong muốn yêu cầu những người ‘(VN) Cộng hòa’ bên Mỹ cho tôi chút đỉnh gì đó để qua ngày qua tháng, ăn được chút đỉnh nào thôi chứ tôi đâu dám ‘há miệng, há mồm’ gì nữa đâu!
Sau 40 năm, hầu hết những thương phế binh phải hy sinh một phần thân thể khi còn tuổi thanh niên nay đều bước sang lớp lão niên. Thời gian nhuộm bạc tóc họ một phần, nhưng phần lớn nét khắc khổ, sự chai sạn hằn sâu trên khuôn mặt và thân thể của họ là chứng tích của bao nỗi gian truân đè nặng lên cuộc sống phế nhân mà suốt bao năm qua bị nhà cầm quyền ruồng rẫy.
Gia Minh, biên tập viên RFA
No comments :
Post a Comment