Wednesday, October 14, 2015

Bội chi đe dọa kế hoạch tăng lương công chức

Pic
Ảnh minh hoạ
Nam Nguyên, phóng viên RFA Phần âm thanh Tải xuống âm thanh


Tình trạng bội chi ngân sách triền miên, ngân sách nhà nước còn nợ nhiều khoản chi chưa có nguồn thanh toán là cảnh báo của Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội Việt Nam đưa ra trong phiên họp ngày 12/10 ở Hà Nội. Nam Nguyên trình bày thông tin này.
Trái phiếu quốc tế
Tình trạng giật gấu vá vai, thu không đủ bù chi trong khi nợ công mỗi năm tăng nhanh, đưa tới việc Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế kể từ 2017. Đây là hình thức vay nợ mới từ nước ngoài để trang trải nợ trong nước giai đoạn 2015-2016.
Theo báo chí chính thức, năm 2014 Việt Nam đã thành công phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế tổng cộng 1 tỷ USD. Tuy vậy thông tin về việc này khá hạn chế, chỉ cho biết đã bán hết với lãi suất thấp 4,8% và thông qua Vietcombank. Chính phủ đã dùng khoản vay đó để đảo nợ vay có lãi suất cao hơn, hoặc cách sử dụng ngôn từ kỹ thuật là tái cơ cấu danh mục nợ của chính phủ.
Từ Saigon TS kinh tế Phạm Chí Dũng, một nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập, bày tỏ sự nghi ngờ về đợt phát hành trái phiếu quốc tế 1 tỷ USD năm 2014 thông qua Vietcombank. Theo lời ông, có nhiều dấu hiệu cho thấy đó là doanh nghiệp trong nước mua, là tiền chạy lòng vòng không phải tiền tươi thóc thật, đúng ý nghĩa trái phiếu chính phủ phát hành ra thị trường quốc tế.
Đối với kế hoạch mới phát hành thêm 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế, TS Phạm Chí Dũng nhận định:
“ Tôi nghĩ tình hình rất khó khăn rồi, cho nên chính phủ mới nghĩ tới phát hành trái phiếu quốc tế. Nhưng vấn đề là có người mua hay không. Bởi vì từ năm 2013 đến giờ khi thành lập công ty quản lý tài sản quốc gia VAMC công ty này cũng nhắm tới việc phát hành trái phiếu quốc tế hay là chào bán nợ cho nước ngoài. Họ đã gởi 500 hồ sơ cho nước ngoài để chào bán nợ nhưng mà cho tới giờ không nghe bất kỳ thông tin phản hồi nào được công khai. Thì tình hình nợ công cũng như vậy phát hành nhưng không chắc có ai mua. Và một thông tin vừa mới xuất hiện thôi, việc tăng lương công chức hứa hẹn mấy năm nay và vừa rồi dự kiến đầu năm 2016 thực hiện, lại có thể bị đình lại thêm một lần nữa. Việc đó cho thấy tình hình là vô cùng khó khăn.”
Tôi nghĩ tình hình rất khó khăn rồi, cho nên chính phủ mới nghĩ tới phát hành trái phiếu quốc tế. Nhưng vấn đề là có người mua hay không. Bởi vì từ năm 2013 đến giờ khi thành lập công ty quản lý tài sản quốc gia VAMC công ty này cũng nhắm tới việc phát hành trái phiếu quốc tế hay là chào bán nợ cho nước ngoài. Họ đã gởi 500 hồ sơ cho nước ngoài để chào bán nợ nhưng mà cho tới giờ không nghe bất kỳ thông tin phản hồi nào được công khai
TS Phạm Chí Dũng
TS Phạm Chí Dũng nhấn mạnh tới tình trạng ngân sách tiếp tục bội chi lớn, trong 9 tháng đầu năm đã bội chi 135.000 tỷ. Vừa  rồi Chính phủ đã phải vay ngân hàng Nhà nước 30.000 tỷ đồng đê chi tiêu. Chính phủ cũng lên kế hoạch thoái vốn nhà nước ở một số doanh nghiệp đã cổ phần hóa. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, số tiền này nên để đầu tư phát triển thay vì để bù thiếu hụt ngân sách.
Ngoài ra tính tới đầu tháng 9/2015, Công ty quản lý tài sản quốc gia VAMC đã mua được 77.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Nhưng thực chất là chỉ làm đẹp sổ sách kế toán. TS Phạm Chí Dũng lý giải, VAMC mua nợ rồi để đó không biết bán lại cho ai.
Công chức, viên chức là một trong những đối tượng được đề xuất tăng lương từ ngày 1-1-2015. Trong ảnh: Nhân viên UBND quận 1, TP HCM trong giờ làm việc
Công chức, viên chức là một trong những đối tượng được đề xuất tăng lương từ ngày 1-1-2015. Trong ảnh: Nhân viên UBND quận 1, TP HCM trong giờ làm việc
Nợ công
Ngày 12/10/2015 báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin nợ công của Việt Nam mỗi năm tăng 8 tỷ USD. Con số này được dựa vào đồng hồ nợ công toàn cầu của báo The Economist, theo đó nợ công của Việt Nam tính đến ngày 11/10/2015 là khoảng 92 tỷ 641 triệu USD và chiếm 46% GDP Tổng sản phẩm nội địa. Hồi tháng 7/2015, Ngân hàng Thế giới công bố nợ công của Việt nam đến hết 2014 là 110 tỷ USD tương đương 59% GDP, xấp xỉ số liệu của Bộ Tài chính Việt Nam. Tuy vậy hồi đầu tháng 10 vừa qua Học viện Chính sách và Phát triển thuộc Bộ kế hoạch Đầu tư đã tính toán nợ công của Việt Nam đến hết năm 2014 lên tới 66,4% GDP. Sở dĩ con số nợ công lớn hơn và vượt luôn trần cho phép 65% GDP là vì Học viện của Bộ Kế hoạch Đầu tư tính toán nợ công theo tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm luôn nợ của doanh nghiệp nhà nước và nợ của các tổ chức bảo hiểm và an sinh xã hội, bên cạnh nợ chính phủ, nợ do chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương, theo qui định của nhà nước.
Quốc tế gọi nợ công là nợ của tất cả cơ quan công quyền Việt Nam hoặc doanh nghiệp thuộc về nhà nước. Bởi vì những doanh nghiệp đó mà thất bại thì nhà nước phải có trách nhiệm. Do đó nợ công không những phải tính nợ của chính phủ trung ương, nợ của chính quyền địa phương, nợ của doanh nghiệp nhà nước và đúng như bộ Kế hoạch Đầu tư họ nói là phải tính luôn nợ ở trong bảo hiểm xã hội nữa
TS Vũ Quang Việt
Đề cập tới cách tính toán nợ công quốc gia theo tiêu chuẩn quốc tế, TS Vũ Quang Việt, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Thống kê Liên Hiệp Quốc từ New York nhận định:
“ Quốc tế gọi nợ công là nợ của tất cả cơ quan công quyền Việt Nam hoặc doanh nghiệp thuộc về nhà nước. Bởi vì những  doanh nghiệp đó mà thất bại thì nhà nước phải có trách nhiệm. Do đó nợ công không những phải tính nợ của chính phủ trung ương, nợ của chính quyền địa phương, nợ của doanh nghiệp nhà nước và đúng như bộ Kế hoạch Đầu tư họ nói là phải tính luôn nợ ở trong bảo hiểm xã hội nữa.”
TS Vũ Quang Việt giải thích, hưu bổng các loại của người về hưu là một khoản nợ của chính phủ. Số tiền mà quỹ hưu bổng phải trả càng ngày càng lớn hơn, không những tiền lương tăng theo thâm niên mà tuổi thọ hiện nay cũng cao hơn. Ngoài ra còn một yếu tố đáng lưu ý là hiện nay quỹ hưu và bảo hiểm xã hội của Việt Nam cho thấy việc mất khả năng chi trả là một nguy cơ rõ rệt.
TS Vũ Quang Việt khẳng định, theo nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc thì tất cả những mục khoản đó phải được tính vào nợ công hết. Ngoài ra đối với các số liệu đẹp mà một số tổ chức nước ngoài đưa ra, TS Vũ Quang Việt cho rằng, các tổ chức đó đã tính toán từ những số liệu do chính phủ nước sở tại đưa ra và do đó kết quả rất gần với số liệu chính thức của nước sở tại.
Theo đồng hồ nợ công toàn cầu của báo The Economist, tính đến 11/10/2015 nợ công của Việt Nam chỉ là 92 tỷ 641 triệu USD và chiếm tỷ lệ 46% GDP. Con số này thấp hơn rất nhiều so với số liệu gần đây của Bộ Tài chính công bố là 59,6% GDP. Phương pháp và dữ liệu đầu vào khác nhau sẽ cho ra những con số khác nhau.
Dù là nợ công là con số nào thì thực tế bội chi ngân sách là vấn đề càng ngày càng nan giải cho Việt Nam. Nguồn thu lớn từ khai thác dầu thô của Việt Nam bị ảnh hưởng vì giá dầu thế giới xuống thấp. Giải pháp để giảm thâm hụt ngân sách là tận thu thuế phí, giảm đầu tư công, chính phủ trung ương và địa phương tiết kiệm chi tiêu. Tuy nhiên ngay cả những yếu tố như  thay đổi tỷ giá, giải ngân vốn ODA có khuynh hướng gia tăng hiện nay cũng có thể làm cho nợ công tăng và bội chi ngân sách càng lớn hơn nữa.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>