Thursday, October 8, 2015

Người Việt ở Biển Hồ Campuchia: những điều chưa thấy hết

HINH
Một gia đình người gốc Việt sống tại làng nổi Chong Khneas trên vùng Biển Hồ Campuchia.
Thanh Trúc, phóng viên RFA Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Tận mắt chứng kiến cảnh sống trong điều kiện thiếu thốn của người Việt tại làng nổi Chong Khneas trên vùng Biển Hồ Kampuchia: không nước sạch, không điện, không cơ sở y tế, trẻ chỉ học tới Lớp Năm là hết, người Việt nào mà chẳng thấy chạnh lòng.

Làng nổi Chong Khneas ở Seam Reap
Đó là cảm tưởng của một bạn trẻ Hà Nội trong hành trình âm thầm đến làng nổi Chong Khneas ở Seam Reap, thành phố luôn ngâp tràn khách du lịch thế giới. Họ đến Seam Reap để chiêm ngưỡng Angkor Wat , một kỳ quan của nhân loại, nhưng thật ít người biết là cách đấy không xa có một làng nổi nghèo nàn của những người Việt sống bám vào vùng Biển Hồ trong những ngôi nhà liêu xiêu trên sóng nước, cuộc mưu sinh vất vả cơ cực không bao giờ thay đổi
Những Việt Kiều này nghèo cả về điều kiện sinh sống lẫn các chính sách mà chính quyền đề ra. Tôi nghĩ mình đến với một trách nhiệm và giúp đỡ trong khả năng mình có thể làm được.
Tiếng Biển Hồ nhưng đó là một vùng nước mênh mông dơ bẩn, gọi là Việt Kiều vì hầu như đa số người Việt ở đây không có giấy tờ hợp lệ. Đó cũng là lý do khiến con cái Việt Kiều của làng nỗi Chong Kneas chẳng thể nào ghi tên để được đi học lên cao hơn:
Ấn tượng đầu tiên của tôi khi đến làng nổi ở Chong Khneas là nguồn nước bị ổ nhiễm rất là nặng. Nước đen và bốc lên mùi hôi tanh, sáng thức dậy những đứa trẻ dùng nước ấy để đánh răng rửa mặt. Cả trẻ con và người lớn đều dùng nước đấy, đã thế chất thải sinh hoạt cũng được xả xuống giòng sông nơi mà họ nấu ăn và sinh hoạt đó.  Kế đến là những ngôi nhà tồi tàn chắp vá nổi trên mặt sông làm tôi cảm thấy xúc động.
Tôi chưa từng thấy nơi nào mà có một cộng đồng người Việt sống thiếu thốn như thế. Ở Việt Nam, những khu vực miền núi mà tôi đến, thì những đứa trẻ nghèo nhất cũng nhận được chính sách ưu đãi của nhà nước như là được đi học miễn phí, được cấp sách vở, quần áo hay được trợ cấp cho người nghèo, còn ở đây thì tôi thấy người dân hoàn toàn không được bất cứ trợ cấp nào vì họ gần như không được công nhận ở Kampuchia.
Theo những gì dân kể lại, những người Việt trong Phân Hội Người Việt Kampuchia cũng có những sự giúp đỡ bà con nhưng mà sự giúp đỗ đó nằm trong giới hạn nhất định và tôi nghĩ không giúp ích được nhiều cho cuộc sống bà con. Tiếp xúc với người dân thì đại đa số đều phàn nàn rằng cuộc sống của họ, không được sự quan tâm từ chính phủ Kampuchia thì đã đành, nhưng mà với ngay trong cộng đồng người Việt thì họ cũng không giúp ích được nhiều cho người dân nghèo khổ trên những ngôi làng nổi ở Biển Hồ.
Trẻ Việt vùng Biển Hồ chỉ được học đến Lớp 5 rồi ở nhà phụ giúp cha mẹ đành bắt cá. Khi có thuyền lớn chở khách du lịch đến Biển Hồ, người bạn Hà Nội kể tiếp, anh đã thấy có những đứa trẻ ở đây, với sự dẫn dắt của người lớn, ăn xin và hành xử như hành khất chính hiệu. Chúng ngồi trên những cái thau nhỏ, chèo ra nơi có đoàn du lịch, đeo bám lải nhải xin tiền du khách:
Lớp 5 thì có thể biết đọc biết viết nhưng với trình độ Lớp 5 thì không đủ nhận thức để thoát cảnh nghèo khổ hoặc là tìm con đường khác cho cuộc sống tương lai.
Đã có nhiều đoàn du lịch của người Việt trong và ngoài nước đến làng nổi Chong Khneas vừa thăm vừa làm việc từ thiện. Làng nổi Chong Khneas cũng có một trường tiểu học do Quân Khu 7 ở Việt Nam tặng người Việt Biển Hồ. Quản lý trường là người Việt, cũng là đại diện Việt Kiều Kampuchia ở khu vực Biển Hồ:
Các cháu bé chèo thuyền đến trường học (citizen photo)
Các cháu bé chèo thuyền đến trường học (citizen photo)
Sự thật đau lòng
Một bạn trẻ quê ở Miền Tây, từ Sài Gòn qua Biển Hồ mở Lớp Tình Thương để dạy bổ túc cho trẻ buổi tối, tiếp lời người bạn Hà Nội:
Những đứa trẻ ở đây đến ngôi trường của Quân Khu 7 trao tặng đó để học hàng ngày. Buổi tối là em dạy cho tụi nó đánh vần, đọc chữ cho đến làm toán. .
Trường của Quân Khu 7 dạy tiếng Việt, học nguyên năm. Ví dụ ở Việt Nam học trò học 9 tháng nghĩ hè 3 tháng nhưng ở đây học nguyên năm suốt tháng luôn . Chủ Nhật thầy cô khuyến khích là nên lên trường để có đoàn ghé thì họ cho tiền. Thầy cô là người Việt, một số ở Việt Nam qua nhưng phần lớn là ở đây. Tức là nội bộ họ đưa vô, người thân, anh em chú bác họ đưa vô dạy thôi, trình độ tối đa của thầy giáo cô giáo đó chỉ Lớp 4, Lớp 5.
Những điều tiêu cực từ trường học hay từ cộng đồng mà cha mẹ hay cư dân phản ảnh, nhưng chưa từng được nói ra công khai, là những chuyện gì:
Trước khi đến đây là tôi đã nghe họ có một nơi bán gạo đối diện với trường đó. Khi đoàn tới họ ghé vô chỗ đó mua gạo họ chở qua bên trường. trao cho người quản lý ở đó.
Sau khi đoàn thể, cá nhân hay tổ chức rời đi, họ chuyển ngược qua bán lại cho chỗ mà bán gạo vừa rồi. Tất cả đều đem bán hết, nếu học sinh muốn lấy thì phải mua. Trong khi đoàn chở đến để cho học sinh nhưng mà những người quản lý trường bán cho học sinh hoặc đem bán lấy tiền chia cho nhóm lợi ích bên trong trường đó. Những thầy cô giáo là cấp dưới còn tôi biết ông đại diện Việt Kiều Kampuchia ở khu vực Biển Hồ này với một vài người trong đó là vợ rồi em rồi cháu, nói chung người thân tự quyền quyết với nhau hết.
Được hỏi về việc này, một Việt Kiều sống ở Chong Khneas từ năm 1981 xác nhận
Đừng nói tên tụi em ở đây. Em về đây năm 81 lận, trong thời gian năm 93 một số anh em này về đây lập phân hội tại địa bàn Chong Khneas này. Anh Hưng công an đường thủy với anh Đỗ Văn Dực đổ tội cho dân là đi ăn xin đặng mà bắt bớ dân, tịch thu xuồng ghe máy móc. Những người nào đóng tiến cho nó thì nó không bắt, những người không có thì nó lấy xuồng ghe máy móc của bà con. Em có giữ giấy tờ mà không dám nói với ai, nếu báo cáo là bắt bỏ tù, rõ ràng là hiếp đáp quá.
Một gia đình người Việt khác cũng ở làng nổi Chong Khneas, Biển Hồ Kampuchia
Một gia đình người Việt khác cũng ở làng nổi Chong Khneas, Biển Hồ Kampuchia (citizen photo)

Để quí thính giả tường tận câu chuyện hơn, một người trước là thư ký cho ông đại diện Việt Kiều Kampuchia ở khu vực Biển Hồ, nay đã nghĩ việc, nêu một thí dụ điển hình về số tiền 50 triệu đồng Việt Nam mà Nhà Máy Xi Măng Hà Tiên cấp cho bà con Biển Hồ thông qua ban đại diện Việt Kiều Kampuchia ở Biển Hồ: :
Sự thật bà con nói không sai, không tới đâu, không tới tay bà con đâu. Chuyện đồng tiền của Xi Măng Hà Tiên 50 triệu tiền Việt Nam và 1.600 UDS thì nó cũng không cho ra một ánh sáng. Tôi còn cái văn bản, ngày giờ tôi có ghi. Ổng có chia sớt lại bà con hay không thì chuyện này cũng khiông thấy được đâu, cho nên bà con người ta cũng có nhiều cái thắc mắc.
Nói thẳng là trước kia các đoàn lại thì còn phát cho tổ, cho dân, còn bây giờ người ta lùa qua người ta để cho học sinh, đó thì cho học sinh một hai ngàn Ria, còn số phận của người Việt Kiều ở Chong Khneas nó như vậy thì họ gắng họ chịu đi. Kế toán không có, tự tung tự tác, tự xuất, tự chi, tự làm. Từ cái chỗ đó thì Hãng Xi Măng Hà Tiên người ta đâu có còn hỗ trợ cho cộng đồng người Việt nữa.
Vì những chuyện khá là bất ưng này mà người bạn Miền Tây nói là anh chỉ mong những đoàn từ thiện về Biển Hồ thì nên:
Nên đến tận nơi của khu vực đó, sẽ có người đại diện, người nào gia đình nghèo khó thật sự mình đến nhà họ mình khảo sát, sau đó mình lửa ra bao nhiêu người, trao tận tay cho họ tiền cũng được gạo cũng được, còn hơn là đến thẳng ngôi trưởng, bỏ đó rồi đi về mà không biết cái gì sau đó.
Đường dây viễn liên cũng đã được nói về Campuchia, về Phân Hội Việt Kiều Vùng Biển Hồ, với số điện thoại của ông đại diện do người dân ở Chong Khneas cung cấp. Rất tiếc sau bao cuộc gọi Thanh Trúc không được người bên kia bắt máy.
Trở lại với làng nổi Chong Khneas , cuộc sống nghèo khó, không giấy tờ, không gốc gác của cư dân Việt Nam trên vùng Biển Hồ có cái gì đó thật ngậm ngùi, cái gì đó gạo chợ nước sông, không tương lai cũng không có lối thoát nghèo. Gần một tuần sống với dân Việt Biển Hồ như bạn trẻ Hà Nội, hoặc đã mấy tháng gần gủi các em nhỏ trong Lớp Tình Thương buổi tối như bạn trẻ Miền Tây, đã mang lại cho họ cảm giác buồn bã rằng thay đổi cuộc sống cho tốt hơn là chuyện khó xảy ra cho những cuộc sống chùm gởi ở chốn này:
Không có đường ra, sống nay chỉ biết hôm naykhông biết ngày mai. Chở các đoàn cứu trợ cấp trợ vậy thôi chứ không biết cái gì gọi là làm ăn ổn định lâu dài.
Người Việt trên vùng Biển Hồ không thể đi tìm việc làm ở những nơi khác vì không có giấy tờ hợp lệ, ghe xuồng mà họ sống trên đó cũng chỉ quanh quẩn trong phạm vi dơ bẩn này chứ không được quyền đưa rước khách du lịch vì đó là công việc phải đăng ký với chính quyền địa phương. Rốt lại, nguồn nước bọt bèo, ô nhiễm và tanh hôi trong này vùng Biển Hồ là nguồn sống duy nhất của dân ở làng nởi Chong Khneas:
Vùng Biển Hồ đã không còn cá nữa tại vì Trung Quốc đã ngăn đập, tức là sông Mekong chảy không qua trực tiếp hồ này nhưng nó được coi như một cái hồ tích nước của sông Mekong. Khi mùa nước lớn tràn về Biển Hồ thì cá từ sông Mekong mới theo qua Biển Hồ. Nhưng sau khi Trung Quốc làm đập bên nước họ với Lào thì cá không qua được, cá hầu như bây giờ không còn nữa. Hết cá tôm rồi, thảm lắm, người dân ở đây chắc chắn là quá khổ .
Nhiều người đã có ý định bán bè để về Việt Nam nhưng mà bản thân họ không có giấy tờ, về Việt Nam chỉ có nhổ cỏ, làm mướn hay làm những công việc không cần giấy tờ thôi chứ còn họ không làm được cái gì hết. Không biết sao mà số phận họ quá ngặt nghèo thấy cũng đau lòng.
Đi đâu về đâu khi những con người lam lũ này không thích bỏ thuyền lên bờ, tiếng Việt không rành mà tiếng Miên cũng không thạo. Giá như những em gái sinh ra và lớn lên ở Biển Hồ, được ăn học đàng hoàng thì may ra có thể vươn lên với cuộc sống đỡ nheo nhóc hơn:
Con gái từ nhỏ đã phụ cha mẹ lặn bùn lặn sông kéo bè mỗi mùa nước lên nước xuống, bắt tôm bát cá ngoài Biển Hồ mấy ngày mới về một lần. Cứ vậy đến khoảng 15, 16 tuổi là lấy chồng rồi cũng tiếp tục cái nghề đánh cá, đẻ năm bảy đứa là chuyện thường xong rồi tiếp tục đánh cá nuôi con, đánh cá nuôi con chứ không có chuyện rời Biển Hồ lên bờ. Không có nhà nào có đôi dép, họ không lên bờ nên không có nhà nào có đôi dép đâu. Mang dép với họ là điều xa xỉ, họ chỉ lẩn quẩn ghe xuồng đánh cá, ghe xuồng đánh cá chứ không ai nghĩ thoát kiếp nghèo này bằng cách lên bờ làm trong mấy chỗ đó.
Chuyện kể về đời sống người Việt ở làng nổi Chong Khneas trên khu vực Biển Hồ của Xứ Chùa Tháp tạm ngưng ở đây. Thanh Trúc xin hẹn lại thứ Năm tuần tới.
Bài liên quan:
Người Việt ở Biển hồ sẽ về đâu?

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>