ĐLSN - Chuyện csVN vi phạm trầm trọng Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền qua việc tiếp tục đàn áp, bắt bớ, bỏ tù và ngược đãi những người đấu tranh cho nhân quyền chính là những bằng chứng hùng hồn nhất chứng minh cho thế giới biết là Hà Nội tôn trọng và bảo đảm nhân quyền tại VN là như thế nào. Để tiếp nối chương trình hôm nay qua tiết mục Đất Nước Đứng Lên, mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài viết:" Quốc tế Nhân Quyền 2015: Người Việt có được thoải mái bày tỏ quan điểm?" của Paulus Lê Sơn qua sự trình bày của Nguyên Khải.
Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân Quyền 10/12/2015, kỷ niệm 67 năm, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp. Tinh thần của bản Tuyên ngôn là dùng truyền đạt và giáo dục để nỗ lực thúc đẩy các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc tôn trọng các quyền con người cơ bản được đưa ra trong Tuyên ngôn.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc buộc tất cả các quốc gia và mọi dân tộc phải tuân theo, nhưng ở Việt Nam, nhà cầm quyền Hà Nội thường diễn giải nhân quyền theo cách riêng của nhà độc tài, vì thế tình trạng nhân quyền tại Việt Nam thường bị chà đạp một cách thô bạo. Cụ thể, các nhà đấu tranh cho quyền con người, các nhà hoạt động xã hội lên tiếng bảo vệ quyền con người thường bị bắt bớ và bỏ tù trong suốt quá trình lịch sử khi người cộng sản cướp chính quyền và cai trị đến nay.
Trong Tuần lễ "Nhân quyền cho Việt Nam" được khởi động từ ngày 5-12 đến ngày 10-12. Càng cận ngày thì các hoạt động kỷ niệm lại càng được diễn ra rầm rộ. Ngày 05/12/2015, tại Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội đã diễn ra lễ kỷ niệm ngày Quốc tế nhân quyền do Hội anh em dân chủ và Trung tâm Nhân quyền Việt Nam đồng tổ chức. Với đầy đủ các thành phần cá nhân, đại diện tổ chức xã hội dân sự cùng đại diện của các đại sứ quán quốc tế tại Việt Nam. Trong hội thảo này các đoàn thể và cá nhân đã chỉ ra được những vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng của Hà Nội như nạn nhân bị chết trong tù, luật sư bị đánh đập khi tham gia tố tụng đòi quyền lợi cho thân chủ. Dân oan ba miền thì bị cướp đất, chính sách đền bù bất công, rẻ mạt, họ mất đất canh tác. Hà Nội cầm tù những nhà đấu tranh cho nhân quyền, họ bị tước quyền tự do tôn giáo trong nhà tù.
Tiếp theo đó là cuộc hội thảo tại Chùa Liên Trì, Sài Gòn ngày 06/12/2015 được đồng tổ chức do các hội nhóm và cá nhân trong vùng Miền Nam. Cuộc hội thảo cũng xoanh quanh các vấn đề vi phạm nhân quyền mà Hà Nội đang lạm dụng như tự do tôn giáo, dân oan bị mất đất canh tác với chính sách đền bù không thỏa đáng, các cơ sở, tài sản của tôn giáo bị xâm phạm, nhà hoạt động xã hội bị côn đồ đánh đập, nhân dân biểu tình không ủng hộ Bắc Kinh đến Việt Nam vì sự xâm lược biển đảo quê hương cũng bị đánh đập và bắt bớ...
Thoạt nhìn xem ra người dân được thoải mái hơn để bày tỏ quan điểm về nhân quyền trong dịp kỷ niệm Tuyên ngôn nhân quyền Quốc tế, các hoạt động kỷ niệm náo nhiệt và mạnh mẽ hơn chăng? Nhưng có lẽ là không. Chúng ta thấy, nhà cầm quyền Hà Nội vẫn ra sức ngăn cấm các cá nhân và tổ chức có ảnh hưởng tham gia các cuộc hội thảo này. Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết, "Các thành viên trong ban tổ chức như ông Phạm Văn Trội, Ms Nguyễn Trung Tôn, Ls Nguyễn Văn Đài, nhà thơ Trần Đức Thạch, ông Nguyễn Văn Túc đều bị an ninh canh gác và ngăn chặn từ hôm trước". Ông Nguyễn Văn Oai, cựu tù nhân lương tâm bị bắt bớ ngay trên đường về quê sau khi tham dự lễ kỷ niệm.
Ngay sau đó Luật sư, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đài bị tấn công sau cuộc Thảo luận về Nhân quyền ở huyện Nam Đàn, Nghệ An.
Ông JB Nguyễn Hữu Vinh, một Blogger, nhà báo tự do nhận định rằng nhân quyền tai Việt Nam có 'khoảng cách rất xa' so với những gì mà Hà Nội dã ký kết với Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc.
Cũng trong ngày 05/12/2015, trên trang Pháp luật TP, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam 2015 (VDPF) với chủ đề "Hướng tới cạnh tranh, tăng trưởng toàn diện và bền vững" khẳng định "Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân". Vậy không hiểu quyền lực của nhân dân mà ông Dũng nói đến là quyền lực gì khi Hà Nội vẫn đàn áp những nhà đấu tranh cho nhân quyền?.
Các tổ chức nhân quyền như Tổ chức Ân xá Quốc tế xem ngày này hàng năm như một cơ hội để xem xét tình hình nhân quyền trên toàn thế giới và đúc kết tình hình hiện tại.
Hôm 20/11, tổ chức Theo dõi nhân quyền Human Rights Watch cũng công bố phúc trình nêu rõ ở Việt Nam năm 2015 "số người bị bắt vì An ninh Quốc gia lan rộng, bất chấp những cam kết theo TPP".
Trong Điều khoản cuối cùng của bản Tuyên ngôn có viết "Không được phép diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong Bản tuyên ngôn này theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại bất kỳ quyền và tự do nào nêu trong Bản tuyên ngôn này". Việc Hà Nội có cách nhìn và hành động về nhân quyền đã trả lời cho Quốc tế biết về nhân quyền tại Việt Nam được họ tôn trọng và đảm bảo như thế nào?.
Ngăn cản, đánh đập, bắt bớ và bỏ tù những nhà đấu tranh cho nhân quyền, phá hoại các quyền cơ bản của người dân dựa trên sức mạnh của luật pháp độc tài toàn trị, như vậy họ có tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã thiết định mà Hà Nội ký kết?
Những gì xảy ra trong xã hội Việt Nam, nhất là những ngày gần đây thì có lẽ phải khẳng định bức tranh nhân quyền tại Việt Nam vẫn là một màu xám?
No comments :
Post a Comment