Cơ hội cuối cùng cho ông Nguyễn Tấn Dũng đã vuột trôi, mặc dù trước đó có tin cho biết có khoảng 15% số đại biểu đề cử ông vào ban chấp hành trung ương khóa XII.
Không chỉ ông Dũng, hầu hết ủy viên bộ chíngh trị quá tuổi như Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Phạm Quang Nghị, Tô Huy Rứa, Lê Thanh Hải đều phải “ra đi”.
Khâu “vận động” của Phe Tổng bí thư Trọng quá mạnh!
“Triều đại” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kéo dài suốt từ năm 2006 đến nay, đã chính thức chấm dứt. Một thế hệ thủ tướng làm khánh kiệt đất nước!
Bây giờ thì thế nào?
Rất có thể không ít ủy viên trung ương và đại biểu vốn là thủ hạ của ông Nguyễn Tấn Dũng, nay đã quay lưng với ông. Một số ít còn lại, được coi là “trung thành”, hẳn không biết số phận của họ sẽ lơ lửng đến thế nào.
Trong số những người còn lại của Thủ tướng Dũng, có Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình. Tại Hội nghị trung ương 13, ông Bình được đề cử vào danh sách ủy viên mới của Bộ chính trị. Nếu phe Thủ tướng Dũng thắng, hẳn Nguyễn Văn Bình sẽ đương nhiên lọt vào Bộ chính trị.
Nhưng hiện thời tình hình đã khác hẳn.
Không chỉ trường hợp Nguyễn Văn Bình gặp khó khăn, một số thủ hạ khác của ông Dũng, kể cả những nhân sự trong ngành công an vốn từng tận tụy phục vụ ông và kể cả bắt bớ giới bất đồng chính kiến, sẽ phải đối diện với rủi ro bị thanh loại bởi phe đảng.
Những nhóm lợi ích quen dựa hơi chính phủ để hoành hành dân chúng như vàng, ngân hàng, xăng dầu, điện lực… cũng có thể phải đối mặt với một chiến dịch “diệt ruồi”.
Bối cảnh chính trị Việt Nam hiện nay là cực kỳ hỗn tạp. Cuộc tranh giành quyền lực không khoan nhượng sẽ rất thường dẫn đến những chiến dịch “hồi tố” của bên thắng cuộc đối với phe thua cuộc.
Tháo chạy, tháo chạy tán loạn!
Không có gì chắc chắn an lành đối với Nguyễn Tấn Dũng và gia đình ông, cho dù ai đó có thể đã hứa hẹn với ông Dũng về một tương lai không hồi tố.
Không chỉ “diệt ruồi”, 2016 có thể là năm chứng kiến một chiến dịch “đả hổ” chưa từng có ở Việt Nam.
No comments :
Post a Comment