Wednesday, January 27, 2016

Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử, củng cố thêm quyền lực

Pic
Ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ chức Tổng bí thư.
Hoài Hương-VOA - Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử cho vị trí lãnh đạo cao nhất

Đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn đương kim Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cho vị trí lãnh đạo cao nhất tại Việt Nam cho một nhiệm kỳ 5 năm thứ hai, theo thông tấn xã chính thức của nhà nước VNN.

Quyết định tái cử ông Nguyễn Phú Trọng chỉ là một thủ tục sau khi danh sách Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khóa XII được công bố chiều hôm qua, 26/1, với 200 uỷ viên, gồm 180 uỷ viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết.

Bản tin của AP hôm nay nói rằng kết quả tất nhiên này sẽ cho phép ông Trọng, một nhân vật bảo thủ thân Trung Quốc, củng cố quyền lực của ông.

Tin được chính thức loan báo trên trang mạng của VNN hôm qua, theo AP, còn cho hay Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng được bầu vào Bộ Chính Trị và sẽ nắm chức vụ Thủ Tướng, thay thế đương kim Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, sau khi đại hội chấp nhận ‘nguyện vọng xin rút lui’ của ông Nguyễn Tấn Dũng, và đa số các đại biểu tham gia hội nghị ‘chấp thuận nguyện vọng’ của ông.

Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Thủ Tướng cho tới cuối năm nay.

Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng được bầu vào Bộ Chính Trị và sẽ nắm chức vụ Thủ Tướng, thay thế đương kim Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng được bầu vào Bộ Chính Trị và sẽ nắm chức vụ Thủ Tướng, thay thế đương kim Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nhân vật quan trọng thứ ba được bầu vào Bộ Chính trị là Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, dự kiến sẽ trở thành Chủ tịch nước, thay thế ông Trương Tấn Sang, theo các giới chức Việt Nam xin dấu danh tính, được AP dẫn lời.

Chức vụ cao cấp thứ Tư trong 'tứ trụ' là Chủ tịch Quốc hội, được tin là sẽ về tay bà Nguyễn thị Kim Ngân.

Bất chấp những sự đấu đá ở bên trong -gay cấn tới phút chót, Đảng Cộng sản Việt Nam trong những ngày tới sẽ cố gắng trình làng một bộ mặt đoàn kết với ‘tứ trụ triều đình’ mới.

Ông Nguyễn Tấn Dũng, 66 tuổi, từng được giới quan sát đánh giá là đã đạt thành công nhất định trong các nỗ lực nhằm cải cách và tự do hoá nền kinh tế. Bài báo đăng trên tờ New York Times nói rằng nhiều nhà phân tích dự đoán sự ra đi của ông sẽ làm chậm lại hơn nữa tiến trình tự do hoá kinh tế của Việt Nam vốn đã chậm chạp, một khi Việt Nam dưới quyền tứ trụ mới do ông Nguyễn Phú Trọng, một nhân vật giáo điều cộng sản, chi phối.

Chức vụ cao cấp thứ Tư trong 'Tứ trụ' là Chủ tịch Quốc hội, được cho là sẽ về tay bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Chức vụ cao cấp thứ Tư trong 'Tứ trụ' là Chủ tịch Quốc hội, được cho là sẽ về tay bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Nhưng một số nhà quan sát khác cho rằng với những thay đổi nhân sự mới ở cấp cao nhất, hướng đi tương lai của Việt Nam sẽ không thay đổi bao nhiêu. Ông Trọng theo dự liệy sẽ tiếp tục đẩy mạnh chương trình cải cách kinh tế của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ-VOA, cô Phương Nguyễn, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington (CSIS) nói rằng dưới hàng ngũ lãnh đạo mới, Việt Nam sẽ tiếp tục các chính sách kinh tế, và chính sách đối ngoại như cũ.
Trả lời câu hỏi của chúng tôi liệu những sự đấu đá giữa các phe cánh trong Đảng Cộng sản Việt Nam vừa rồi sẽ tác động ra sao tới Đảng Cộng sản và tương lai của Việt Nam, cô Phương Nguyễn nói:

"Một mặt, những sự tranh chấp giữa các phe phái chính trị (trong đảng) đã dẫn tới kết quả là ông Nguyễn Phú Trọng duy trì chức Tổng Bí Thư để ngăn không ông Dũng cạnh tranh để phục vụ thêm một nhiệm kỳ nữa, nhưng về mặt chính sách, tôi thấy có sự đồng thuận khá cao trong giới lãnh đạo, là các chính sách của Việt Nam trong 5 năm tới đã được quyết định và đồng ý bởi hầu như tuyệt đại đa số các nhà lãnh đạo Việt Nam.”

Về thành phần nhân sự mới, cô Phương Nguyễn nói ông Nguyễn Phú Trọng đã không thay thế toàn bộ, mà có rất nhiều đại biểu trong chính phủ đương thời được chọn vào cơ quan quyền lực cao nhất nước.

“Những gì diễn ra cho thấy là không phải ông Trọng đã thay thế toàn bộ nhân sự với những người thuộc phe cánh của ông…Hơn nữa chúng ta còn phải lưu ý tới nội dung của Đại hội Đảng cho tới ngày hôm nay: Họ đã thảo luận về các mục tiêu phát triển xã hội kinh tế cho 5 năm tới, họ thảo luận Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP và giải pháp đồng thuận là Việt Nam phải thực hiện những cải cách đó. Việt Nam đã đề ra chỉ tiêu là xây dựng một khu vực tư nhân vững mạnh hơn để đóng một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế, dọn đường cho một nền pháp trị, và thực thi những cải cách để cho phép Việt Nam trở thành một thành viên của Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.”

Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Thủ Tướng cho tới cuối năm nay.
Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Thủ Tướng cho tới cuối năm nay.
Ông Nguyễn Tấn Dũng được nhiều người xem là một nhân vật thân Mỹ, muốn cởi trói kinh tế, có lập trường cứng rắn, mạnh mẽ hơn trước ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, liệu sự ra đi của ông có tác động gì tới đường hướng tương lai của Việt Nam? Cô Phương Nguyễn nói:

"Tôi đồng ý là nhiều người có ấn tượng như thế về đương kim Thủ Tướng Việt Nam, nhưng chúng ta cũng phải lưu ý rằng Việt Nam theo chế độ lãnh đạo tập thể, ngay cả về chính sách đối ngoại của Việt Nam trong mấy năm gần đây, ông Nguyễn Tấn Dũng đã có nỗ lực xích lại gần Hoa Kỳ, nhưng tôi có thể nói là Việt Nam đã không tiến xa như vậy nếu không có sự đồng thuận trong Đảng Cộng sản và quân đội Việt Nam.”

Một số nhà quan sát tin rằng trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam đang cố gắng trình làng một bộ mặt đoàn kết, nhưng e rằng trong những tháng, những năm tới, phe cánh của ông Nguyễn Tấn Dũng có thể dần dà bị thanh trừng. Cô Phương Nguyễn nhận định:

“Một cuộc gọi là thanh trừng ông Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh của ông sẽ không phục vụ quyền lợi của mọi người.”

Trong khi giới quan sát quốc tế bày tỏ quan ngại về các chính sách của Việt Nam trong 5 năm tới dưới ban lãnh đạo mới, và về sự ra đi của vị thủ tướng được coi là thân phương Tây, ủng hộ cải cách, thì cũng có những người – trong đó có ông Cù Huy Hà Vũ, không bày tỏ tiếc nuối về sự ra đi của ông Nguyễn Tấn Dũng, là người mà theo ông, phần nào phải chịu trách nhiệm về những vụ tham nhũng, làm ăn thua lỗ của các công ty nhà nước như Vinashin, và các dự án tại các địa điểm xung yếu giao cho Trung Quốc.

Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, cựu tù lương tâm hiện đang sống ở Hoa Kỳ, và là người đã từng kiện Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho biết ý kiến của ông về Việt Nam dưới nhiệm kỳ thứ nhì của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Ông nói:

“Việt Nam trong thời gian tới dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Phú Trọng với tư cách Tổng Bí Thư Đảng dù muốn hay không cũng phải cải thiện nhân quyền để đi tới chấm dứt đàn áp nhân quyền và trên cơ sở đó sẽ mở ra một vận hội dân chủ hoá cho Việt Nam. Tôi lạc quan với sự cầm quyền của ông Nguyễn Phú Trọng trên cơ sở 2 phẩm chất chính của ông, đó là chống tham nhũng và có tinh thần dân tộc chống Trung Quốc xâm lược.”

Ý kiến này dường như đi ngược lại nhận định của nhiều người, cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng là một nhân vật thân Bắc Kinh, và đã tỏ ra mềm yếu hơn, so với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trước các hành động hung hăng của Trung Quốc gần đây để thực hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>