Saturday, January 23, 2016

RFA Trao đổi thư tín ngày 22.01.2016

Pic
Các tài liệu có niên đại từ thế kỷ 17-18 về quần đảo Hoàng Sa được trưng bày tại Viện Khoa học Xã hội, Hà Nội ngày 03 tháng 6 năm 2014.
Hòa Ái, phóng viên RFA
Ngày 19 tháng Giêng năm 2016 đánh dấu 42 năm ngày tưởng niệm các chiến sĩ VNCH, những anh hùng vị quốc vong thân trong trận hải chiến Hoàng Sa. Trong tuần qua, Hòa Ái ghi nhận có rất nhiều khán thính giả và độc giả của Đài ACTD đặc biệt chú tâm đến các hoạt động tưởng niệm ở Việt Nam.
Thông tin Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam cùng UBND Tỉnh Quảng Ngãi tổ chức buổi lễ khởi công xây dựng Khu tưởng niệm “Nghĩa sĩ Hoàng Sa” ở đảo Lý Sơn vào hôm 17 tháng Giêng được dư luận trong và ngoài nước đón nhận với sự phẫn nộ vì cho rằng chính quyền Việt Nam sau 41 năm dù công khai thừa nhận sự thật của lịch sử là Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm phi pháp toàn bộ quần đảo Hoàng Sa nhưng không ghi nhận những người lính trong Quân lực VNCH đã ngã xuống trong trận hải chiến ngày 19 tháng Giêng năm 1974 là các tử sĩ.
Hòa Ái nhận được nhiều câu hỏi như “Tại sao dựng bia lại ghi ‘Nghĩa sĩ” mà không ghi rõ ‘Tử sĩ VNCH?’” hay “Họ là quân nhân, có cấp hàm, có tổ chức, có nhiệm vụ bảo vệ biển đảo của tổ quốc mà lại gọi là ‘Nghĩa sĩ’. Ông, bà nào học cao bao nhiêu mà lại dùng từ ngữ như vậy?” và còn có câu hỏi “Nhà cầm quyền Hà Nội vì cớ gì cũng như chịu áp lực nào mà cứ phá rối các buổi lễ tưởng niệm của dân chúng dành cho những tử sĩ VNCH đã ngã xuống ở Hoàng Sa”? Sau đây, Hòa Ái trích đăng các chia sẻ xoay quanh biến cố lịch sử quan trọng này.
Blogger Tuấn Khanh thổ lộ sự phẫn uất của mình về tấm bia “Nghĩa sĩ Hoàng Sa” vừa được dựng. Blogger Tuấn Khanh viết:
“Năm thứ 41, kể từ khi những người cộng sản toàn trị ở Việt Nam, ngày tưởng niệm Trung Quốc tấn công và cưỡng chiếm Hoàng Sa mới được công nhận chính thức bằng một tấm bia dựng lên ở đảo Lý Sơn. Nhiều năm nay, người dân miền Nam Việt Nam thường chỉ nhắc nhau trong im lặng, vì bởi chuyện Hoàng Sa mất như thế nào, ra sao…vẫn nằm trong vùng cấm kỵ của mối quan hệ anh em giữa Hà Nội và Bắc Kinh.
74 anh linh người Việt trong quân phục Việt Nam Cộng Hòa đã ghi tên mình vào sử sách Việt, trong việc chống lại Trung Quốc năm 1974. 74 người lính đó không phải là nghĩa sĩ. Tấm bia giả dối chỉ ghi một nửa sự thật đó, rồi một ngày sẽ phải thay đổi. Nghĩa sĩ chỉ là những người có tấm lòng, và hành động trong một bối cảnh bị dồn ép. Nhưng 74 anh linh đó là những quân nhân nhận được mệnh lệnh trực tiếp từ chỉ huy của họ, của tổ quốc mình, rằng phải sống mái với giặc thù để giành lại đảo, giành lại biển, và họ trở thành tử sĩ.
Rõ ràng, quyết tâm và hành động của thiếu tá Ngụy Văn Thà và đồng đội của mình hoàn toàn khác hẳn với 64 binh sĩ của quân đội Nhân Dân Việt Nam trên đảo Gạc Ma, bị thảm sát năm 1988: đó là những người bộ đội bị giết chết uất ức vì theo lệnh của chỉ huy trên đất liền là không được đánh trả. Thậm chí xác của họ không được trục vớt, thông tin bị ém nhẹm suốt nhiều năm, họ từng bị bỏ quên trong trong nhiều năm một cách đau xót. Chính những người đó đã hy sinh trong vai trò của nghĩa sĩ. Ngày 19/1/1974 không có nghĩa sĩ, mà chỉ có những người hy sinh vì đất nước, những tử sĩ của quốc gia”.
Thính giả Nghia Ngo lên tiếng:
Năm thứ 41, kể từ khi những người cộng sản toàn trị ở Việt Nam, ngày tưởng niệm Trung Quốc tấn công và cưỡng chiếm Hoàng Sa mới được công nhận chính thức bằng một tấm bia dựng lên ở đảo Lý Sơn.
- Blogger Tuấn Khanh 
“74 chiến sĩ Hải quân VNCH đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc VN, rất xứng đáng được gọi là ‘Tử sĩ’, xứng đáng được vinh danh và tri ân”.
Thính giả Tran Bang thì cho rằng:
“Người lính hy sinh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cho dù họ phục vụ chế độ nào cũng cần được vinh danh”.
Thính giả Ngọc Ẩn Võ bày tỏ:
“Tôi vốn là lính VNCH nhưng vô cùng kính phục những anh bộ đội đã hy sinh ở phía Bắc năm 1979 hay những người nằm xuống ở Gạc Ma. Tiếc là các anh không được nhắc nhở nhiều, thậm chí còn bị cố tình quên lãng. Tại sao? Hỏi tức là đã trả lời! Buồn thay!”
Trong khi đó, nhiều thính giả thuộc các thế hệ sinh trưởng sau chiến tranh Việt Nam ở trong nước chia sẻ nhờ vào internet mới biết đến cuộc chiến chống ngoại xâm ở Hoàng Sa và Trường Sa thật là bi tráng. Thính giả Loc Nguyen Minh tâm tình:
“Mình học hết 5 năm đại học, ra trường đi làm 2 năm rồi mà cứ nghĩ là Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam. Nhờ thời buổi truyền thông mới thấy được bộ mặt thật của Đảng lãnh đạo đương quyền và môn học lịch sự mà thế hệ chúng tôi bị nhồi sọ. Thật là đau buồn!”
Tiếp theo đây, Hòa Ái mời quý thính giả nghe một đoạn trích trong bài viết gửi đăng trên “Tập san Núi Ấn Sông Trà” của thính giả Đỗ Ngọc Thạch.
“Vì tôi là người được sinh ra và lớn lên ở miền duyên hải, thuộc hạ lưu sông Trà, Quảng Ngãi, tôi rất đau buồn và tức giận đến cùng độ vì những hành động bá quyền của Trung Quốc đã xâm lăng và lấn át biển Đông; dùng vũ lực bắn phá, gây thương tích, tử vong cũng như tịch thu tài sản của ngư dân Quảng Ngãi. Nay tôi thiết tha kêu gọi lòng yêu nước của những người cầm quyền của Tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, các cấp lãnh đạo Nhà nước nói chung, hãy lên tiếng đả kích sự xâm lăng của Trung Quốc nhằm bảo vệ quyền sống và đáp ứng nguyện vọng của người dân vùng biển để họ có nơi buông câu thả lưới.
Tôi cũng mong được sự hậu thuẩn của quý vị thuộc thành phần cựu kháng chiến trong đội ngũ du kích Ba Tơ, quận Sơn Hà cũng như quý vị lãnh đạo Quân khu 5 hãy gào thét lên một lần nữa, dù chỉ một lời mà thôi, để cứu lấy sự sống còn cho nhân dân vì hiện nay quê hương chúng ta đã thực sự bị ngoại xâm, tổ quốc đang lâm nguy, đất nước đã lọt vào tay quân thù. Còn chần chờ gì nữa, hãy đứng lên cùng đồng bào một lòng đoàn kết chống lại bá quyền Trung Quốc”.
Quý thính giả quý mến, quý vị cảm nhận như thế nào qua tin nhắn chia sẻ vừa rồi của thính giả Đỗ Ngọc Thạch? Ông Đỗ Ngọc Thạch còn cho biết vì bài viết này mà khi về đến quê nhà ở Quảng Ngãi, ông bị công an địa phương bắt và đòi tống giam.
Hòa Ái nhận thấy các hoạt động được tổ chức ở trong nước tưởng niệm những người lính đã ngã xuống ở Hoàng Sa và Hoàng Sa trong thời gian qua ngày càng thu hút sự tham gia của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Theo thiển ý của Hòa Ái dù vẫn còn nhiều sự quấy nhiễu tại các buổi tưởng niệm như vậy và sự thật của lịch sử liên quan đến 2 trận chiến bi hùng năm 1974 và năm 1988 vẫn chưa được phổ biến một cách rộng rãi và hợp pháp tại Việt Nam nhưng tin rằng mỗi người con nước Việt luôn gìn giữ tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm cũng như luôn ghi ơn tất cả những người đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền độc lập quốc gia.
Tôi vốn là lính VNCH nhưng vô cùng kính phục những anh bộ đội đã hy sinh ở phía Bắc năm 1979 hay những người nằm xuống ở Gạc Ma.
- Thính giả Ngọc Ẩn Võ 

Đại hội Đảng CSVN toàn quốc lần thứ 12 vừa khai mạc vào hôm 21 tháng Giêng tại Hà Nội. Hòa Ái nhận được tin nhắn của 1 thính giả ở Việt Nam qua Facebook, cho biết “Theo dõi chương trình truyền hình trực tiếp Đại hội Đảng XII với mục đích xem quý ngài lãnh đạo ‘diễn tuồng’ ra sao. Nhưng ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu vẫn luôn kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng xã hội chủ nghĩ thì đành phải tắt tivi trong tâm trạng đầy thất vọng”. Qua tìm hiểu, Hòa Ái nhận được rất nhiều chia sẻ giống như của vị thính giả này. Chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận trong chương trình lần sau, quý vị nhé!
Trước khi chấm dứt chương trình, Hòa Ái xin được trả lời các tin nhắn sau:
“Lê Văn Sơn cho hỏi thăm hồ sơ thế nào. Xin cho biết!”
Cảm ơn thính giả Lê Văn Sơn đã liên lạc với đài ACTD về trường hợp di dân qua Mỹ của những người con lai hiện đang ở VN. Hòa Ái xin được nhắc lại, Ban Việt ngữ chỉ có thể nối kết quý vị với các tổ chức lo về những trường hợp này. Hòa Ái đã giới thiệu quý vị với Tổ chức Con lai không Biên giới-Amerasian Without Borders. Theo tin nhắn trước đây, quý vị cho biết đã liên lạc được với người đại diện ở Việt Nam. Vì vậy, Hòa Ái đề nghị quý vị tiếp tục liên lạc trực tiếp với họ để hỏi về hồ sơ của quý vị thay vì liên lạc với đài. Thân ái.
“Tôi tên là Huỳnh Bá Hảo. Tôi muốn liên lạc với đài. Tôi gửi rất nhiều thư qua mail cho trang của đài nhưng không nhận được. Xin quý đài gọi lại tôi. Chân thành cảm ơn”.
Hòa Ái xin thưa cùng thính giả Huỳnh Bá Hảo, không rõ quý vị nói gửi “mail” là gửi thư theo đường bưu điện hay gửi thư điện tử “email”? Hòa Ái cũng liên lạc vài lần theo số điện thoại quý vị cung cấp nhưng rất tiếc không ai trả lời điện thoại. Hòa Ái xin lưu ý, cách nhanh nhất quý vị có thể liên lạc với Ban Việt ngữ là gửi email nội dung quý vị cần trao đổi với đài tại địa chỉ vietweb@rfa.org. Kính.
“Chào Đài ACTD, tôi tên Hải. Xin ý kiến Đài ACTD cho số điện thoại để bấm điện thoại nghe được chương trình. Cảm ơn”.
Quý thính giả Hải quý mến, số điện thoại để nghe các chương trình phát thanh của Ban Việt ngữ Đài ACTD dành cho quý thính giả ở Hoa Kỳ là số 641-552-5011. Hòa Ái cũng xin lưu ý, quý thính giả nhớ kiểm tra hợp đồng dịch vụ điện thoại với công ty viễn liên quý vị ký kết vì đây không phải là số điện thoại miễn phí.
Mục “Trả lời Thư tín” đến đây xin tạm dừng. Hòa Ái kính mong quý khán thính giả và độc giả tiếp tục liên lạc với đài cũng như đóng góp ý kiến về các vấn đề quý vị quan tâm. Quý vị có thể liên lạc qua email tại địa chỉvietweb@rfa.org hoặc hoaai@rfa.org, hoặc qua hộp thư thoại tại số 202-530-7775.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>