Thursday, February 11, 2016

Thông tư 01/2016 có khả năng bị bãi bỏ sau công văn của Cục cảnh sát?

Cát Linh, phóng viên RFA
Pic
Công an canh giữ trật tự tại Hà Nội vào ngày 03 tháng 2 năm 2016
Thông tư 01/2016 được ban hành bởi Bộ Công an ngay đầu năm 2016 qui định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT. Một điều khoản trong thông tư nêu rõ ‘người dân có thể bị trưng mua, trưng dụng tài sản, và cả phương tiện di chuyển bất cứ lúc nào khi CSGT yêu cầu’.
Điều khoản đó gặp phải phản đối từ dư luận và cả các luật sư. Trước phản ứng mạnh mẽ như thế, Cục Cảnh sát giao thông có công gửi giám đốc công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm giải thích rõ hơn nội dung trong thông tư 01. Liệu Thông tư này sẽ có khả năng bị bãi bỏ hay vẫn có hiệu lực từ ngày 15 Tháng Hai?
Cát Linh đặt vấn đề với các luật sư về khả năng thực thi của TT này.
‘Không thể chấp nhận được’
Tại Thông tư 01/2016/TT-BCA của Bộ Công An vừa ban hành, cho phép cảnh sát giao thông được trưng dụng các loại phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển; sử dụng các phương tiện, thiết bị đang gây phản ứng của dư luận.
Tất cả ý kiến đưa ra đều cho rằng thông tư này mâu thuẫn, vi hiến với các điều luật khác như điều 169, khoản 2 điều 21 hiến pháp 2013, bí mật thư tín và trái với Luật trưng thu, trưng dụng tài sản 2008.
Bộ Công an không có thẩm quyền để mà ra một thông tư để trang bị cho cảnh sát giao thông có cái quyền trưng dụng tài sản của công dân khi người ta tham gia giao thông bị vi phạm và bị kiểm tra.
- Luật sư Bùi Quang Nghiêm 
Không chỉ riêng dư luận, mà các luật sư trong ngành tư pháp cũng lên tiếng phản ảnh và chỉ ra những bất cập trong thông tư này.
Luật sư Bùi Quang Nghiêm cho rằng thông tư 01/2016 là hoàn toàn trái pháp luật vì Bộ Công an không có thẩm quyền để ra một thông tư nhằm điều chỉnh một vấn đề liên quan đến quyền và tài sản của công dân.
“Nó không thể được chấp nhận được. Nó được ký kết trong tình trạng không có thẩm quyền, tức là thông tư đó nó trái với luật pháp về vấn đề bảo toàn tài sản cho nhân dân. Bộ Công an không có thẩm quyền để mà ra một thông tư để trang bị cho cảnh sát giao thông có cái quyền trưng dụng tài sản của công dân khi người ta tham gia giao thông bị vi phạm và bị kiểm tra.”
Phải có quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an
Ngày 15 tháng Hai sắp đến sẽ là ngày bắt đầu thực thi thông tư 01/2016. Thế nhưng với phản ứng của người dân và cả các cơ quan tư pháp, Cục Cảnh sát giao thông vừa ký công văn số 525/C67-P9 do Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh, Phó Cục trưởng Cục CSGT ký gửi giám đốc công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm giải thích rõ hơn nội dung trong thông tư 01.
Trong những ngày trước, Thiếu tướng Trần Thế Quân trong lần trả lời phỏng vấn báo chí trong nước đã nói rằng nhiều người đang hiểu “trưng dụng” theo nghĩa “huy động” nên hiểu chưa đúng về Thông tư 01/2016 của Bộ Công an. Ông giải thích rằng thông tư này nói CSGT có quyền trưng dụng tài sản nhưng sau đó còn kèm theo là “Theo quy định pháp luật”, một nhóm từ thường xuất hiện khi kết thúc một điều luật trong những bộ luật của Việt Nam.
Đây cũng là nội dung trong công văn do Cục phó CSGT thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh ký, khẳng định việc trưng dụng “phải đúng luật”. Riêng CSGT chỉ được thực thi quyền này khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an.
Trong công văn, thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh nhắc lại khoản 15 Điều 15 Luật công an nhân dân, khoản 18 Điều 2 Nghị định số 106/2014 của Chính phủ để khẳng định Thông tư 01 không trái với quy định của pháp luật, mà chỉ nhắc lại quyền hạn của lực lượng công an.
Sẽ bị bãi bỏ?
Tuy vậy, theo Luật sư Trần Quốc Thuận thì khả năng phải bãi bỏ thông tư 01 là có thể xảy ra, nhưng vẫn phải theo đúng quy trình. Trước tiên, là phải có ý kiến từ các cơ quan có thẩm quyền.
“Một thông tư ra đời mà nhiều ý kiến như thế thì tôi nghĩ rằng có lẽ là trách nhiệm của cơ quan giám sát. Và quyền có ý kiến trực tiếp chính là các đại biểu Quốc hội và Uỷ ban Tư pháp, pháp luật của Quốc hội nên sớm có ý kiến.”
Những cơ quan mà Luật sư Trần Quốc Thuận đưa ra là những cơ quan giám sát và có thẩm quyền đề nghị đình chỉ, bãi bỏ thông tư hoặc bắt buộc các cơ quan đưa ra thông tư phải có giải trình cụ thể.
Tôi tin là nó sẽ bị bãi bỏ, cũng như thông tư cũng của Bộ Công an và ngành giao thông, là đi xe hơi bắt buộc phải có bình chữa cháy.
- Luật sư Bùi Quang Nghiêm 
“Tôi nghĩ là việc bãi bỏ thì sẽ phải có 1 quy trình. Thông tư có hiệu lực thì có những cơ quan có thẩm quyền sẽ có ý kiến. Gần đây tôi theo dõi thì thấy những cơ quan có trách nhiệm, sau khi có nhiều ý kiến phản ứng hoặc lên tiếng đề nghị thì họ cũng phải nghe, tiếp thu, thậm chí họ phải thu hồi những bản đó. Thì tôi hy vọng thông tư này cũng đi vào số phận như thế.”
Luật sư Bùi Quang Nghiêm cũng có cùng nhận định trên và ông giải thích thêm:
“Chắc chắn là phải có quyết định của một cơ quan có thẩm quyền cho rằng nó không phù hợp với những luật khác, tức là nó vi phạm quyền tài sản của công dân, quyền sở hữu của công dân. Cho nên nó không bị Bộ công an thì sẽ bị bộ tư pháp, quốc hội hoặc bị dư luận chỉ trích và tự nhiên nó mất hiệu lực. Và tự thân Bộ Công an cũng phải rút lại qui định được ban hành không có thẩm quyền đó.”
Và ông khẳng định thông tư này không thể tiếp tục có hiệu lực khi nó được ban hành nhằm để trang bị cho công an quyền trưng dụng tài sản của người dân.
“Tôi tin là nó sẽ bị bãi bỏ, cũng như thông tư cũng của Bộ Công an và ngành giao thông, là đi xe hơi bắt buộc phải có bình chữa cháy.”
Sau khi Công văn số 525/C67-P9 được ban hành, rất nhiều người cho rằng tiếng nói của người dân đã được lắng nghe. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những lo lắng và cho rằng các qui định vẫn chưa rõ ràng cụ thể. Ví dụ một độc giả đưa ra câu hỏi rằng “sự cho phép của Bộ Công an” là như thế nào và hiệu lực ra sao? Thêm nữa, qui định CSGT có thể thực hiện quyền huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc và người sử dụng, người điều khiển phương tiện đó khi xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng; truy bắt tội phạm…
Do đó, một câu hỏi được đặt ra từ những nhà đấu tranh dân chủ: ai sẽ được xem là tội phạm?

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>