Friday, April 8, 2016

Lời hứa chống tham nhũng của tân Thủ tướng?

Pic
Ông Nguyễn Xuân Phúc trong buổi tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Việt Nam vào sáng hôm nay, mùng 7 tháng 4 năm 2016.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Sáng 7 tháng 4, tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội Việt Nam trong đó có cam kết đẩy mạnh sự nghiệp chống tham nhũng.

Vấn nạn tham nhũng
Đứng trước Quốc hội Việt Nam, trong lời tuyên thệ nhậm chức của tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có đoạn “Nguyện nỗ lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; kiên quyết đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền". Những chủ đề gắn liền nhau tạo thành một gánh nặng không nhỏ cho vị Thủ tướng mới trong đó vấn đề chống tham nhũng có lẽ khó khăn và nan giải vào bậc nhất đang thử thách trong 5 năm sắp tới suốt nhiệm kỳ của ông.
Người dân trong và ngoài nước không lạ gì tới vấn đề tham nhũng của Việt Nam. Tham nhũng là cái gai không thể nhổ bỏ và nó làm bước phát triển của kinh tế cũng như chính trị khập khiễng. Quốc tế đánh giá Việt Nam sếp hạng tham nhũng vào tốp 10 cao nhất thế giới. Hệ thống cầm quyền biết rõ điều đó và không ít lần những người cao nhất nước liên tục cho biết tham nhũng là quốc nạn, là mối nguy tiềm ẩn sẽ làm sụp đổ chế độ.
Công cụ chống tham nhũng được đưa ra như kê khai tài sản chẳng những không hiệu quả mà còn tạo lý do cho tham nhũng hoành hành nhiều hơn. Những cơ quan thanh tra chính phủ lại không thể dằn được lòng tham khi được tham nhũng lót tay cho qua những hồ sơ bê bối. Từ trên xuống dưới không chỗ nào không có tham nhũng và người nhận tham nhũng luôn luôn là cán bộ chức quyền. Đã là chức quyền thì hầu như tất cả đều là đảng viên trung kiên và có độ nhiệt thành với đảng không cần bàn cãi.
Đây là điều mà nước ta đã quay về cái trạng thái hỗn mang, hỗn độn, lộn xộn, chả có quy củ gì và không có lời nói nào đáng tin cậy nữa hết.
- Ông Nguyễn Khắc Mai
Trong tình hình như vậy lời hứa chống tham nhũng của tân Thủ tướng sẽ được thực hiện bằng cách nào là một câu hỏi lớn cho đất nước. Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ nghiên cứu Ban dân vận Trung ương chia sẻ nhận xét của ông về lời hứa này:
Đây là cái bi kịch lớn của đất nước của xã hội cho nên người ta nói vậy mà không phải vậy, người ta làm không đúng như cái người ta nói. Đây là điều mà nước ta đã quay về cái trạng thái hỗn mang, hỗn độn, lộn xộn, chả có quy củ gì và không có lời nói nào đáng tin cậy nữa hết.
Ông Hồ nói rất hay về dân chủ mà có thi hành được đâu? Ông Duẩn cũng nói rất nhiều về độc lập này kia nhưng có giữ gìn được đâu? Tất cả những ông lãnh đạo đều nói rất hay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nói là tôi thề chống tham nhũng. Phan Văn Khải khi làm Thủ tướng cũng nói là tuyên chiến với phiền nhiễu ở Sài Gòn, nói công khai như thế. . .rất nhiều vị nói chống tham nhũng nhưng tham nhũng muốn chống thì phải đặt nó ở trong trạng thái là dân có quyền, mà dân không có quyền chỉ có quan có quyền. Quan quyền thì làm sao mà chống tham nhũng được?
Cho nên tất cả những điều ấy tôi cho là tào lao, chỉ đánh lừa được người nhà quê ít học, không có thông tin còn với chúng tôi thì chúng tôi không thể tin được bất cứ một lời tuyên bố nào bởi vì trước thể chế như thế này thì làm sao chống được?
Chống không hiệu quả
Vấn đề tham nhũng đã được Quốc hội khóa 11 đưa vào luật và từ đó đến nay báo chí cho biết Luật chống tham nhũng vẫn chưa cho thấy hiệu quả bởi có quá nhiều chồng chéo khi thực hiện. Nguyên Đại biểu quốc hội Lê Văn Cuông cho biết:
Trong thời gian làm Đại biểu Quốc hội tôi có một ấn tượng nhất là tham gia xây dựng Luật phòng chống tham nhũng. Có thể nói đây là luật giúp phát triển pháp luật Việt Nam vì từ trước tới nay vấn đề tham nhũng nó trở thành quốc nạn nhưng chưa có pháp luật xem xét kỹ và điều chỉnh. Quốc hội thấy sự cần thiết và bức xúc phải xây dựng cái luật này và trong Khóa 11 Quốc hội đã ra được Luật phòng chống tham nhũng là một dấu ấn được dư luận rất hoan nghênh. Tuy nhiên trong quá trình thực thi do nhiều nguyên nhân và các hoạt động của các cấp chính quyền cũng như của quốc hội còn hạn chế cho nên việc ngăn chặn đẩy lùi tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam chưa đạt được kết quả mong muốn.
Ngay trong bộ phận chống tham nhũng lại phát sinh nhiều hệ lụy tham nhũng nhất. Nơi đây đã bao che, đồng lõa, thủ tiêu hay chỉnh sửa hồ sơ và làm chìm nhiều vụ tham nhũng lớn. Nói về việc này Đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông chia sẻ:
Về phương diện pháp luật thì cũng tương đối đầy đủ đồng bộ nhưng vì tham nhũng là một lĩnh vực rất phức tạp và nó hoạt động ngầm cái bộ máy phòng chống tham nhũng chưa được trao quyền hành mạnh mẽ cũng như chưa hợp lý. Cá biệt trong chính bộ máy phòng chống tham nhũng cũng có bộ phận phẩm chất chưa được tốt cho nên nó chưa hoạt động mạnh mẽ để ngăn chặn tình trạng này.
Bên cạnh bộ máy chống tham nhũng tiếp tay, tham nhũng còn được một thế lực rất mạnh đứng sau lưng chống lưng cho nó. Đó là Chỉ thị 15-CT/TU được Bộ Chính trị ban hành vào ngày 7 tháng 7 năm 2007 quy định về công tác điều tra xử lý các vụ án và công tác bảo vệ đảng.
Chị thị 15 quy định: “Các cơ quan bảo vệ pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu đảng viên vi phạm đều phải báo cáo bằng văn bản với tổ chức đảng, cấp ủy đảng quản lý trực tiếp đảng viên đó, khi được tổ chức đảng, cấp ủy đảng xem xét đồng ý cho điều tra, khởi tố, bắt... thì cơ quan bảo vệ pháp luật mới được tiến hành các biện pháp tố tụng.”
Cá biệt trong chính bộ máy phòng chống tham nhũng cũng có bộ phận phẩm chất chưa được tốt cho nên nó chưa hoạt động mạnh mẽ để ngăn chặn tình trạng này.
- ĐBQH Lê Văn Cuông 
Đây là sự thừa nhận cay đắng của Thiếu tướng công an Phan Anh Minh vào ngày 8 tháng 3 trong lễ tổng kết phòng chống tham nhũng do thành ủy thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Tướng Minh cho biết Công an không được trinh sát đảng viên vì vướng Chỉ thị 15 mặc dù biết chắc rằng đảng viên đó tham nhũng cũng đứng ngoài không thể tiến hành điều tra tìm kiếm tội phạm.
Công khai một Chỉ thị đi ngược lại với việc chống tham nhũng như thế là một hành động can đảm vược bật sau khi Chỉ thị này xuất hiện gần 10 năm về trước nhưng không ai dám nhắc tới nó. Nhìn lại Chỉ thị 15 Chỉ thị 15-CT/TW do Bộ Chính trị ban hành ngày 7/7/2007 thể hiện lãnh đạo của đảng Cộng sản đối với các cơ quan quan bảo vệ luật pháp trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ đảng.
Chị thị 15 có quy định: “Các cơ quan bảo vệ pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu đảng viên vi phạm đều phải báo cáo bằng văn bản với tổ chức đảng, cấp ủy đảng quản lý trực tiếp đảng viên đó, khi được tổ chức đảng, cấp ủy đảng xem xét đồng ý cho điều tra, khởi tố, bắt... thì cơ quan bảo vệ pháp luật mới được tiến hành các biện pháp tố tụng.”
Công an không được trinh sát đảng viên vì vướng Chỉ thị 15 - đây là sự thừa nhận của Thiếu tướng Phan Anh Minh.Chỉ thị 15-CT/TW do Bộ Chính trị ban hành ngày 7/7/2007 thể hiện lãnh đạo của đảng Cộng sản đối với các cơ quan quan bảo vệ luật pháp trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ đảng.
Chị thị 15 có quy định: “Các cơ quan bảo vệ pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu đảng viên vi phạm đều phải báo cáo bằng văn bản với tổ chức đảng, cấp ủy đảng quản lý trực tiếp đảng viên đó, khi được tổ chức đảng, cấp ủy đảng xem xét đồng ý cho điều tra, khởi tố, bắt... thì cơ quan bảo vệ pháp luật mới được tiến hành các biện pháp tố tụng.”
Công an không được trinh sát đảng viên vì vướng Chỉ thị 15 - đây là sự thừa nhận của Thiếu tướng Phan Anh Minh.Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang, nay đã nghỉ hưu cho biết:
Đấy là một vấn đề lớn mà theo tôi là một nghịch lý. Đảng Cộng sản Việt Nam tuyến bố kiên quyết không chung sống với tham nhũng, chống tham nhũng và diệt trừ tham nhũng bằng được. Giống như anh nói lại có cái chỉ thị 15 cản chân việc chống tham nhũng. Cũng như một người đi xe đạp muốn phóng nhanh để về tới đích nhưng tay cứ bóp phanh thì làm thế nào tới đích được, làm thế nào chống tham nhũng được. Những chỉ thị như chỉ thị 15 là cái vật cản là cái thắng cản trở công cuộc chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho nên theo tôi thì đấy là một nghịch lý.
Câu hỏi đặt ra cho tân Thủ tướng: nếu ông muốn thực hiện lời hứa trước nhân dân thì đối với chỉ thị 15 ông phải làm gì để chống tham nhũng? Đại tá Nguyễn Đăng Quang cho biết:
Giờ chỉ còn một trong hai cách thôi, một là tuyên bố không chống tham nhũng nữa, hai là phải loại bỏ tất cả những văn bản mà cản trở việc chống tham nhũng đi trong đó có chỉ thị 15. Phải công khai tuyên bố loại bỏ, thu hồi văn bản đó nói rằng nó trái với mục đích chống tham nhũng của đảng, trái với điều lệ đảng trái với cả luật lệ và pháp luật của nhà nước nữa cho nên phải thu hồi.
Còn rất nhiều điều cần làm nếu muốn chống tham nhũng hiệu quả, thế nhưng vượt được bộ máy cồng kềnh, chồng chéo chứa đầy những bắt tay ngầm dưới gầm bàn trong hệ thống chính quyền đang là thách thức lớn trong những ngày tới cho tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Điều mà dư luận quan tâm nhất là bỏ hẳn chỉ thị 15 thì chắc chắn tân Thủ tướng không thể làm được vì quyền hành của ông còn phải được cân nhắc từ nơi cao nhất: Đảng Cộng sản Việt Nam.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>