Tuesday, April 5, 2016

Mỹ đẩy Trung Quốc vào thế 'tiến thoái lưỡng nan'

ÐÀ NẴNG (NV) - Dựa trên một số nguồn khả tín, Reuters vừa cho biết, sắp có một chiến hạm của Hoa Kỳ vào sâu bên trong phạm vi 12 hải lý của các đảo mà Trung Quốc đang kiểm soát ở Biển Ðông.

Pic
 USS Curtis Wilbur - chiến hạm từng vào sâu bên trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn ở quần đảo Hoàng Sa để tuần tra hồi cuối tháng 1. (Hình: defenseimagery.mil)
Nói cách khác, Hoa Kỳ sắp thách thức yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Ðông lần thứ ba và lần này, người ta tin rằng, Trung Quốc sẽ hết sức lúng túng.

Ngày 27 tháng 10 năm ngoái, trong một chuyến tuần tra tại Biển Ðông, chiến hạm USS Lassen của Hoa Kỳ đã tiến sâu vào bên trong phạm vi 12 hải lý của bãi Subi ở quần đảo Trường Sa. Bãi đá này đã bị Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo và xây dựng nhiều công trình quân sự, kể cả phi trường trên đó.

Cần nhắc lại rằng, luật pháp quốc tế xác định, phạm vi 12 hải lý quanh các hòn đảo là vùng biển bất khả xâm phạm vì thuộc chủ quyền của quốc gia sở hữu những đảo đó.

Dẫu đã là “đảo” nhưng vì Subi chỉ là đảo nhân tạo, không phải đảo tự nhiên, không thuộc phạm vi bảo vệ của luật pháp quốc tế về chủ quyền của vùng biển trong phạm vị 12 hải lý, thành ra cuộc tuần tra của USS Lassen giống như một sự phủ nhận nỗ lực củng cố yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Ðông, thông qua việc biến hàng loạt bãi đá ở quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo.

Bất chấp những hăm dọa của Trung Quốc, ngày 30 tháng 1 năm nay, Hoa Kỳ điều động chiến hạm USS Curtis Wilbur tiến sâu vào bên trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn của quần đảo Hoàng Sa.

Tuy cùng là tuần tra nhằm bảo vệ tự do lưu thông ở khu vực Biển Ðông nhưng so với USS Lassen, hoạt động của USS Curtis Wilbur có một sự khác biệt hết sức quan trọng: Tri Tôn là đảo tự nhiên, không phải đảo nhân tạo như Subi.

Ðây là sự kiện nằm ngoài dự đoán của tất cả các bên, có lẽ của cả Trung Quốc. Trước nay, những chỉ trích về yêu sách, cũng như hành động thái quá của Trung Quốc ở Biển Ðông từ các thành viên ASEAN, kể cả Việt Nam, Philippines và cộng đồng quốc tế, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật,... chỉ xoay quanh khu vực quần đảo Trường Sa - nơi có nhiều bên đang chia nhau kiểm soát các thực thể và tranh chấp với nhau về chủ quyền.

Rất ít khi những chỉ trích này đề cập đến Hoàng Sa, một quần đảo cũng của Việt Nam, từng bị Trung Quốc cưỡng chiếm toàn bộ từ tháng 1 năm 1974. Họa hoằn mới có một số chuyên gia an ninh-quốc phòng cảnh báo, Trung Quốc sẽ hành xử tại quần đảo Trường Sa y hệt như những gì Trung Quốc đã làm cách nay 42 năm đối với quần đảo Hoàng Sa: Dùng sức mạnh quân sự để chiếm giữ, củng cố-phát triển hạ tầng nhằm tạo ra nhận thức rằng “chuyện đã rồi” và không còn bên nào muốn thay đổi thực tại nữa.

Tuy nhiên những cảnh báo đó cũng chỉ dẫn Hoàng Sa như một ví dụ chứ không xem Hoàng Sa như một thực thể phải xét lại xem Trung Quốc đã thủ đắc thế nào và có cần phải bận tâm về vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa hay không. Cuộc tuần tra của USS Curtis Wilbur tại đảo Tri Tôn chính là sự phủ nhận cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa.

Nay, ngay sau khi ông Tập Cận Bình, chủ tịch Nhà nước Trung Quốc, khẳng định với ông Obama, tổng thống Hoa Kỳ, rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận việc “nhân danh bảo vệ tự do hàng hải để xâm phạm chủ quyền và gây tổn hại cho lợi ích của Trung Quốc ở Biển Ðông,” Hải Quân Hoa Kỳ lập tức loan báo sẽ điều động chiến hạm tiến sâu vào bên trong phạm vi 12 hải lý của các bãi đá mà Trung Quốc đã bồi đắp thành đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa.

Người ta chưa rõ chiến hạm nào của Hải Quân Hoa Kỳ sẽ được chỉ định để làm điều đó. Người ta cũng chưa rõ chiến hạm đó sẽ tiến sâu vào phạm vi 12 hải lý của một hay nhiều đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp tại quần đảo Trường Sa, song thách thức của Hoa Kỳ là rất rõ ràng.

Cuộc tuần tra thứ ba sẽ đẩy Trung Quốc đến chỗ lúng túng. Không ai tin Trung Quốc sẽ liều lĩnh tới mức “đáp trả thích đáng” như đã hăm dọa. Còn nếu không “đáp trả thích đáng” thì vô số tuyên bố loại này của chủ tịch nhà nước, ngoại trưởng, bộ trưởng Quốc Phòng, phát ngôn viên các Bộ Ngoại Giao, Quốc Phòng của Trung Quốc trong thời gian vừa qua giống như là dọa suông, không đáng để bận tâm. (G.Ð)

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>