Wednesday, April 13, 2016

Người trẻ và mối quan tâm Chính trị - Xã hội (Phần 1)

Pic
Nhiều người dân bị công an và các cơ quan an ninh chặn lại, không được tham gia phiên tòa xét xử blogger Nguyễn Hữu Vinh.
Chân Như, phóng viên RFA
Vừa qua, 44 sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội đã gửi một bản kiến nghị tới ông Chánh án Tòa án Hà Nội, nhằm yêu cầu ông này chấm dứt ngay các hành động bị coi là vi hiến, xâm phạm quyền của công dân tại chốn pháp đình. Đây là một tín hiệu đáng mừng, bởi sự quan tâm của giới trẻ đối với nền tư pháp nước nhà.
Đây là đề tài tạp chí Diễn đàn bạn trẻ kỳ này với sự điều hợp chương trình của Chân Như và 4 bạn khách mời.
Chân Như: Các bạn đánh giá thế nào về bản kiến nghị của 44 sinh viên Đại học Luật Hà Nội gửi tới Chánh án Tòa án Hà Nội, khi so với Hiến pháp Việt Nam hiện hành và các chuẩn mực chung của nền tư pháp?
Ở Việt Nam, đa số mở mắt ra là lo cơm áo gạo tiền không thể nào nghĩ tới hôm nay ai sẽ làm thủ tướng, luật gì đổi.
- Lê An
Khải Tường: Theo em thấy đây là một văn bản kiến nghị mà từ trước đến giờ chưa bao giờ có. Bản kiến nghị được viết bởi các bạn sinh viên tiêu biểu cho thế hệ trẻ năng động tiếp theo của nhà nước. Theo em, bản kiến nghị này rất hay, nội dung chính em đọc thì “chấm dứt ngăn cản người dân dự các phiên toà công khai”. Các bạn này có quyền nói ra cái sai trái của toà án Hà Nội. Trong đơn các bạn nói “điều 15 bộ luật tố tụng dân sự, điều 17 luật tố tụng hành chính quy định việc xét xử tại toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự trừ trường hợp cho các bộ luật này quy định”, em nghĩ thực tế điều này cũng hợp lý, vì các kiến thức ở trường không thể nào bằng những gì thực tế các bạn thấy được. Đặc biệt, những sai trái thì các bạn phải có quyền lên tiếng, có quyền nói, được thể hiện suy nghĩ của các bạn.
Lý Quang Sơn: Theo em đáng lẽ các bạn không cần phải có bản kiến nghị này vì theo quy định của luật tố tụng dân sự và hành chính, mọi phiên toà đều phải được xét xử công khai và mọi người đều có quyền tham dự trừ một số vấn đề cấm thì phải do luật định. Theo em biết, các bạn này là những sinh viên đã ra trường. Các bạn muốn đến các toà án để học tập nghiên cứu thì toà án phải là nơi tạo điều kiện hết sức có thể cho các bạn ấy để trau dồi kiến thức, nghiệp vụ và mọi thứ khác. Tuy nhiên, toà án lại ngăn cản họ. Đây là một điều hết sức phi lý mặc dù đã có (trong luật) nhưng từ luật cho đến việc thực hiện nó rất xa.
Lê An: Một vấn đề rất đơn giản, thời buổi ngày nay trí thức trẻ đã thức tỉnh. Các bạn đó xem như là những người đi đầu vì trong trường từ xưa đến nay dạy dỗ kiểu một hướng, kiểu nhồi nhét mà bây giờ nhiều thông tin đa chiều bên ngoài tác động vào thêm, nên các bạn cảm thấy những gì cần làm thì đứng lên thôi. Dù gì các bạn đó cũng học luật và sau này ra trường cũng sẽ là những luật sư tương lai. Bây giờ đang nổi lên việc kể cả luật sư muốn vào phiên tòa còn không được, nói chi là sinh viên nên việc họ kiến nghị đương nhiên là đúng thôi. Bởi nhà nước hiện tại đang rất lạm quyền, không ai xen vào chuyện đó nên dần dần chính quyền lấn lướt. Bây giờ có nhiều người đứng lên thì chuyện đó sẽ hết, đó là việc tốt nên làm và chắc chắn sẽ được nhiều người ủng hộ khi được biết tới.
Bảo Linh: Về vấn đề trên ba bạn đã nói hết ý rồi, việc làm của 44 bạn sinh viên hoàn toàn đúng. Nhưng em nói thêm, việc làm của những bạn sinh viên được đánh giá là rất táo bạo, theo thông tin báo nước ngoài. Từ nhiều năm nay các hoạt động của những bạn sinh viên luôn nằm trong khuôn khổ chỉ định của những tổ chức như đoàn, đảng. Việc làm của các bạn đã vượt qua những khuôn khổ; nó tạo thành tiếng nói phản biện gợi nhớ cho em những phong trào sinh viên trong thời kỳ chiến tranh, những sinh viên hoạt động sôi nổi để phản chiến hay những vấn đề về chính trị. Ngày nay, những vấn đề này khó thấy trong tầng lớp sinh viên nữa.
image_preview.jpg
Nhiều phiên tòa xử các nhà hoạt động dân chủ đã dung lực lượng an ninh không cho người ngoài vào. (minh họa)
Chân Như: Những gì mà các bạn sinh viên đó kiến nghị, cũng là một phần trong tiến trình cải cách tư pháp tại Việt Nam. Theo những gì các bạn được biết, được chứng kiến và cảm nhận, thì nền tư pháp Việt Nam đã thực sự cải cách được gì?
Lê An: Em thấy rằng cũng có nhưng không được nhiều vì một vấn đề rất đơn giản là người dân Việt Nam không quan tâm chuyện đó và cũng không quan tâm về chính trị. Ở Việt Nam, đa số mở mắt ra là lo cơm áo gạo tiền không thể nào nghĩ tới hôm nay ai sẽ làm thủ tướng, luật gì đổi. Thậm chí, những chuyện đó tới được tai khi có vụ gì rùm beng lên thì họ truyền miệng rất lẹ. Do vậy, nhiều án oan, dân oan... em thấy đa phần không ai quan tâm, ngay cả em cũng thế em cũng không biết nhiều.
Lý Quang Sơn: Theo em một trong những cái thể hiện rõ nhất là gần đây tư pháp Việt Nam đã thành lập 2 học viện (trước đây có từ khá lâu rồi) hai trường đại học toán và một ngành học viện kiểm soát. Tức là hai ngành ấy sẽ đào tạo chuyên sâu về những cán bộ kiếm soát và về mảng xét xử tại toà án như thẩm phán và chánh án. Hai trường ấy sẽ có đào tạo chuyên sâu về ngành luật và đấy là một trong những tiến trình khá lớn. Ngoài ra, hiến pháp Việt Nam trước đây quy định quân đội phải trung thành với đảng, nhưng bản hiến pháp mới không có. Đồng thời, họ đã đưa quyền con người vào bản hiến pháp này và được pháp luật bảo vệ. Như em vừa nói, từ việc luật pháp quy định cho đến việc thực thi nó là bước rất dài. Mặc dù dài nhưng cũng không thể phủ nhận được rằng khi luật đã đưa vào trong giấy tờ và được công nhận thì việc tiếp theo của các bạn sinh viên học luật, như 44 bạn vừa rồi hoặc như em là đòi hỏi chính quyền phải tuân thủ điều luật họ đưa ra chứ không phải họ làm khác theo kiểu mị dân thì chúng ta không thể chấp nhận được.
Khải Tường: Lớp trẻ như em thì không biết em có phải là một trong những số ít nhỏ nhoi không. Em cũng không tìm hiểu nhiều về luật pháp Việt Nam cũng như nền tư pháp, bởi vì em đổ thừa cho guồng quay cuộc sống, không cho em nhiều thời gian để ngồi nghiên cứu bộ luật này, bộ luật nọ. Đôi khi có những vụ gì nổi cộm thì em coi qua trên các báo đài thôi, ghi căn cứ theo điều luật gì đó, xử ông A, B, C tội E, F gì đó. Em nghĩ trong sự truyền miệng của người Việt Nam, tư pháp hay luật pháp có vẻ như không được minh bạch, và cũng không rõ ràng. Thậm chí họ có thể dùng đồng tiền hoặc thế lực gì đó để chạy án. Ngay cả Đài truyền hình quốc gia Việt Nam cũng làm một bộ phim rất nổi tiếng nói lên sự tiêu cực của việc chạy án. Em nghĩ nền tư pháp Việt Nam chắc cũng phải có gì đó họ mới làm phim vì phim cũng phải lấy từ tư liệu thực tế. Đối với một công nhân trẻ như em thì em cảm nhận nền tư pháp của mình ngày nay thật sự không gần gũi với người dân; có nghĩa là người dân chưa hiểu được họ có nghĩa vụ hoặc quyền gì hay khi họ vi phạm họ không biết họ sẽ vi phạm vào điều gì. Nền tư pháp mình không minh bạch, không để cho người khác hiểu được là bản chất của nó nằm ở đâu, chúng tôi có quyền gì, có nghĩa vụ gì?
Em thấy nền tư pháp của Việt Nam có cải cách nhưng chưa nhiều. Những vấn đề về giao dịch dân sự hay thương mại thì cũng có những cải cách để cho những kiện tụng dễ xử lý hơn. Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề về con người thì chưa thực tiễn.
- Bảo Linh
Bảo Linh: Em thấy nền tư pháp của Việt Nam có cải cách nhưng chưa nhiều. Những vấn đề về giao dịch dân sự hay thương mại thì cũng có những cải cách để cho những kiện tụng dễ xử lý hơn. Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề về con người thì chưa thực tiễn, ví dụ như một số quy định về tiền bảo lãnh khi bị bắt, có thể được tại ngoại nhưng lại kèm theo nhiều quy định rất nhiêu khê nên rất khó để thực hiện, hay việc lấy khẩu cung nhưng không có mặt của luật sư, xảy ra những việc ép cung tạo ra những án oan. Hoặc những nghị định như cảnh sát giao thông có quyền trưng dụng tài sản của người dân nó trái với quy định của pháp luật. Nói chung, những cải cách mới chồng chéo với nhau nên chưa có gì nổi bật trong việc cải cách tư pháp Việt Nam.
Chân Như: Thực sự cho đến bây giờ, có rất ít sự đóng góp của người trẻ đối với các lĩnh vực chính trị và xã hội, đặc biệt là nêu tiếng nói phản biện. Theo các bạn, điều gì là rào cản hay nguyên nhân khiến giới trẻ ít tham gia như vậy?
Khải Tường: Câu hỏi này khơi gọi cho em nhiều liên tưởng. Em nghĩ nguyên nhân đầu tiên là do hệ tư tưởng của giới trẻ, có nghĩa là họ ngại nói đến chính quyền, đụng đến chính trị; các bạn trẻ giờ hay nói “cơm ăn ba bữa còn không đủ mà lo đến chuyện chính trị” hay ca dao Việt Nam mình còn có câu “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Họ còn nói những câu đó thì chính trị đối với người trẻ rất nhạy cảm, họ không muốn đụng đến hay không muốn nói đến. Nhưng bên cạnh đó vẫn có một số tiêu biểu như chuyện 44 sinh viên đại học luật, các bạn đã nói lên tiếng nói của mình, nhưng dù gì các bạn đó cũng sẽ là luật sư tương lai, có tầm nhìn, khả năng hùng biện. Giới trẻ như tụi em, làm ở các ngành nghề khác nhau cũng ngại đụng đến chính trị vì guồng quay cuộc sống lo cho ngày cơm ăn ba bữa rất mệt mỏi. Nhiều lúc cũng lên tiếng, em thấy các bạn rất miệt mài hăng say trong việc đấu tranh để nói lên những tiếng nói của người trẻ, nhưng càng về sau cuộc chiến càng mệt mỏi vì có nói hoài, nói mãi cũng vậy, không xê dịch được gì nhiều đâm ra chán. Mặc dù ngày nay các bạn biết rất nhiều về nhược điểm của bộ máy chính quyền của nhà nước, biết rõ các chế độ quan liêu cửu quyền tham nhũng các bạn đều biết hết. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là họ không dám nói.
Lý Quang Sơn: Theo em một phần nguyên nhân là do sự giáo dục ngay trong nhà trường, vì từ hồi tiểu học lên trung học cơ sở, phổ thông rồi lên đại học thì bất kỳ một sinh viên nào có sự phản kháng, thắc mắc lại với giáo viên hay nhà trường thì đều bị trù dập. Thậm chí, cả hệ thống giáo dục này cho rằng những học sinh sinh viên có thái độ phản ứng là những học sinh hư và đối tượng cá biệt. Thật ra em biết rất nhiều bạn khi phản ứng lại là những con người có hiểu biết nhưng ngay từ trong nhà trường nó đã được tạo thành một cái rào cản đối với các bạn ấy rồi thì nó sẽ hình thành trong đầu các bạn ấy những sự sợ hãi vô hình, sợ hãi phải đứng lên phát biểu, phải thắc mắc, phải đối đầu. Do vậy, họ tạo ra cả một thế hệ trẻ chỉ biết bảo sao nghe vậy. Nguyên nhân chính khiến giới trẻ ít tham gia đó là lối sợ hãi và từ giáo dục.
Chân Như: Rất tiếc thời gian có hạn, nên chương trình xin được tiếp tục vào kỳ sau. Cám ơn phần chia sẻ của các bạn khách mời.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>