Friday, May 6, 2016

Biển Đông : Trung Quốc sẽ siết chặt lệnh cấm đánh cá

Biển Đông : Trung Quốc sẽ siết chặt lệnh cấm đánh cá
Pic
Căng thẳng tại Biển Đông, với việc các tàu Trung Quốc xua đuổi tàu cá Việt Nam.
Trọng Thành (RFI) - Trung Quốc chuẩn bị bước vào mùa cấm đánh cá thường niên tại Biển Đông, do Bắc Kinh đơn phương áp đặt, vốn thường xuyên bị Việt Nam bác bỏ. Ngày 05/05/2016, người đứng đầu ngành ngư nghiệp Trung Quốc tuyên bố năm nay lệnh cấm đánh cá sẽ được thực thi một cách nghiêm ngặt hơn, kể cả với các tàu thuyền nước ngoài.

Theo Tân Hoa Xã, trả lời báo chí, ông Dư Hân Vinh (Yu Xinrong), một thứ trưởng phụ trách nghề cá của bộ Nông Nghiệp Trung Quốc, thông báo việc thực thi lệnh cấm đánh bắt sẽ do lực lượng tuần duyên và cơ quan ngư nghiệp phụ trách. Thứ trưởng Nông Nghiệp Trung Quốc cũng cho biết chính quyền có chủ trương tái định hướng nghề cá, theo hướng giảm sản lượng, giảm số tàu đánh bắt, khuyến khích ngư dân chuyển nghề để bảo vệ nguồn hải sản.

Theo quan chức Trung Quốc nói trên, chính quyền đã tiến hành bốn chiến dịch truy bắt các tàu cá hành nghề bất hợp pháp và các phương tiện khai thác bất hợp pháp, với kết quả là 16.000 tàu không có giấy phép bị cấm hành nghề và 600.000 lưới đánh cá không hợp lệ (với mắt lưới quá nhỏ) bị thu giữ.

Lệnh cấm đánh bắt hải sản do Trung Quốc đơn phương ban hành có hiệu lực từ ngày 16/05 đến ngày 01/08 hàng năm, tại gần như toàn bộ vùng Biển Đông, trải dài tới vĩ tuyến 12, sát với Indonesia, nhưng không bao gồm phần lớn quần đảo Natuna của Indonesia. Theo chính quyền Trung Quốc, việc cấm khai thác vào mùa này là để tạo điều kiện cho nguồn cá phục hồi. Biển Đông, vốn được coi là một trong các khu vực có trữ lượng cá hàng đầu thế giới, được đánh giá bị khai thác quá mức.

Theo một nghiên cứu chính thức được Tân Hoa Xã công bố, hàng năm có khoảng từ 8 đến 9 triệu tấn hải sản đánh bắt được tại khu vực này. Báo chí Việt Nam cũng đưa ra con số 10 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 12% lượng cá toàn cầu. Tuy nhiên, lượng cá khai thác thực có thể cao hơn khá nhiều.

Trong bối cảnh Biển Đông căng thẳng, can thiệp đơn phương của Trung Quốc nhắm vào các tàu nước ngoài rất có thể sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.

Trong thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục bị cáo buộc hủy hoại môi trường Biển Đông, đặc biệt với việc phá hoại san hô khi bồi đắp, mở rộng nhiều đảo nhân tạo tại Trường Sa, và khai thác hải sản bừa bãi tại các vùng có san hô, nơi trú ẩn và sinh trưởng của nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao, nguồn thực phẩm quan trọng của các cư dân ven bờ Biển Đông.

Các quốc gia ven Biển Đông, trước hết là Việt Nam và Philippines, cũng liên tục phải đối mặt với nạn tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế. Tàu cá Trung Quốc còn gây lo ngại cho cả Indonesia và Malaysia. Cá Biển Đông ngày càng cạn kiệt, ngư dân Trung Quốc chuyển sang đánh bắt ồ ạt tại nhiều nơi khác, đặc biệt là ở ngoài khơi miền tây châu Phi. Đầu năm nay, 24 quốc gia châu Phi ra tuyên bố chung kêu gọi Trung Quốc ngừng khai thác bất hợp pháp tại vùng biển này. Theo một nghiên cứu, hàng năm ước tính Trung Quốc đánh bắt hơn 2 triệu tấn cá tại Tây Phi.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>