Thursday, May 5, 2016

Cá tiếp tục chết hàng loạt ở biển miền Trung

HÀ NỘI (NV) - Càng ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy sự kiện cá chết trắng biển là do nước thải từ nhà máy thép của Formosa ở Hà Tĩnh song nếu đúng như thế thì Formosa cũng không có lỗi.

Pic
Dư luận Việt Nam được hướng đến chỗ ép Formosa cúi đầu xin lỗi dù làm đúng giấy phép mà chính quyền Việt Nam đã cấp. (Hình: Pháp Luật TP.HCM)
Ðã tròn một tháng tính từ ngày cả cá sống ở tầng nước sát đáy biển lẫn cá nuôi trong bè hoặc trong lồng đồng loạt chết trên một đoạn bờ biển dài 250 cây số, chảy qua bốn tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế nhưng chính quyền Việt Nam mới chỉ xác định cá chết do nước biển nhiễm độc, chứ chưa cho biết trong nước biển có loại độc chất nào và độc chất đến từ đâu.

Ðể xoa dịu sự phẫn nộ của công chúng, đặc biệt là của những nạn nhân trực tiếp trong thảm họa môi trường này, chính quyền Việt Nam đã tổ chức cấp gạo cứu đói, ra lệnh cho hệ thống ngân hàng xóa nợ hoặc giãn nợ, giảm lãi.

Ðể trấn an công chúng, nhiều viên chức chính quyền từ trung ương đến địa phương dắt nhau ra biển tắm và cùng ăn hải sản kèm theo các tuyên bố, khẳng định biển đã sạch, hải sản đã an toàn.

Không may cho chính quyền Việt Nam là cả cá trong khu vực từng bị ô nhiễm và cá ở những vùng biển khác như Ðà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận vẫn tiếp tục chết. Cảnh báo của một số chuyên gia về khả năng tình trạng biển bị ô nhiễm có thể loang ra đến Phú Quốc và kéo dài tới Cà Mau dường như là... đúng đến đáng sợ!

Hôm 4 tháng 5, một vệt nước đỏ dài 1.5 cây số đột nhiên xuất hiện sát đoạn bờ biển chảy qua xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Cả viên chức chính quyền lẫn dân chúng địa phương cùng khẳng định, những vệt nước đỏ với nhiều sắc độ khác nhau thật ra không lạ nhưng trước đây, chỉ thấy ở các vùng biển sâu, chưa bao giờ thấy ở vùng biển sát bờ như vậy.

Giữa lúc các viên chức chính quyền thi nhau tắm biển và ăn hải sản để... “làm gương” thì sự kiện vừa kể vẫn buộc chính quyền tỉnh Quảng Bình phải ra lệnh cấm tắm biển và ăn hải sản.

Cũng trong ngày 4 tháng 5, ngoài những con cá chết bị sóng biển đánh giạt vào khu vực bờ biển, các loại cá mà dân chúng xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế nuôi trong lồng tiếp tục chết với số lượng càng lúc càng lớn. Những người nuôi cá kêu trời vì chỉ trong hai ngày, từ 3 tháng 5 đến 4 tháng 5, họ mất cả trăm triệu đồng.

Do cá có thể bị nhiễm độc nên chính quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế đã cử người túc trực tại khu vực này để thu gom cá chết mang đi tiêu hủy, ngăn chặn khả năng chủ các lồng cá bán cá chết nhằm thu hồi một phần vốn đầu tư.

*Formosa không có lỗi

Bối cảnh vừa kể khiến sự bất bình đối với Formosa càng lúc càng cao. Giữa lúc các mũi dùi của dư luận cùng chĩa vào nhà máy thép của tập đoàn này tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh, facebooker tên là Phạm Hồng Phong vừa đưa lên trang facebook của ông ta một bài viết, phân tích về “quy chuẩn” của Việt Nam, khẳng định Formosa không có lỗi.

Ông Phong đã đối chiếu rất cẩn thận, phân tích rất chặt chẽ các “quy chuẩn” của Việt Nam về “chất lượng nước biển,” về “nước thải đối với hoạt động sản xuất thép” và “giấy phép xả nước thải” mà Bộ Tài Nguyên-Môi Trường của chính quyền Việt Nam đã cấp cho Formosa để chứng minh, Formosa không hề dối trá khi liên tục khẳng định, việc xả nước thải của Formosa nằm trong giới hạn mà chính quyền Việt Nam cho phép.

Ðáng lưu ý là theo phân tích của ông Phong thì không phải Formosa mà chính là các “quy chuẩn” hiện hành của Việt Nam đã cũng như đang hủy diệt các sinh vật trong biển. Những “quy chuẩn” này chấp nhận cho tống một lượng lớn nước chứa đủ loại độc tố vào biển, kể cả cyanide, thủy ngân,... bất chấp việc nước biển không thể trung hòa một lượng lớn độc tố trong một thời gian ngắn.

Thảm họa môi trường xảy ra ngay sau khi nhà máy thép của Formosa tại Hà Tĩnh chỉ mới chạy thử và mới thử xả khoảng 10,000 khối nước thải/ngày ra biển. Trong tương lai, nếu Formosa chính thức hoạt động và xả tới 45,000 mét khối nước thải/ngày đúng như mức mà Bộ Tài Nguyên-Môi Trường của chính quyền Việt Nam “cho phép,” tầm vóc của thảm họa sẽ khủng khiếp hơn rất nhiều.

Theo ông Phong, nếu Formosa xả nước thải đúng mức giấy phép và dòng hải lưu biển Ðông đổi chiều vào mùa Hè thì tình trạng cá chết trắng biển sẽ không chỉ xảy ra từ Hà Tĩnh tới Cà Mau mà còn lan ngược đến vịnh Bắc Bộ. Nói cách khác, cá có thể chết trắng suốt 3,000 cây số bờ biển chạy dọc Việt Nam.

Ông Phong chỉ trích kịch liệt những người đã chỉ trích ông Chu Xuân Phàm, một người Ðài Loan làm việc cho Formosa, khi ông Phàm nói rằng, giữa nhà máy hiện đại và tôm cá chỉ có thể chọn một. Ông Phong cũng chỉ trích kịch liệt báo chí Việt Nam khi quy tất cả trách nhiệm cho Formosa trong khi “trước hay sau cũng đều là lỗi của chính phủ.”

Trong thực tế, để đạt thành tích tăng trưởng, chính phủ Việt Nam đã cũng như đang bất chấp các khuyến cáo bán rẻ mọi thứ (đất đai, nhân lực, tài nguyên, môi trường) để nhận các dự án đầu tư nguy hại cho tương lai của quốc gia, dân tộc.

Ông Phong kêu gọi cả dân chúng lẫn các “ký giả, ký thật” ngưng “lên đồng” vì ông Chu Xuân Phàm không sai, còn Formosa chỉ làm theo... “giấy phép” và đã đến lúc chính quyền Việt Nam phải nhận sai, phải điều chỉnh ngay cả “chiến lược phát triển công nghiệp” cũng như “chính sách thu hút các dự án đầu tư của ngoại quốc.” (G.Ð)

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>