Tuesday, May 10, 2016

GS. Võ Tòng Xuân: Cố gắng đặt Lan Thương-Mekong vào cơ chế LHQ

Pic
Sông Mekong đoạn qua thành phố Cần Thơ hôm 7/3/2015.
Kính Hòa, phóng viên RFA
Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất nước bị hạn hán lớn nhất trong gần một thế kỷ qua. Trong khí đó các đập nước lớn trên thượng nguồn sông Cửu Long lại không xả đủ nước xuống hạ lưu. Vào hai ngày 22 và 23 tháng tư vừa qua, một cuộc hội thảo về chia sẻ nguồn nước sông Cửu Long đã diễn ra ở thành phố Cần Thơ.
Giáo sư Võ Tòng Xuân, một chuyên gia nông nghiệp và từng là Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ, dành cho Kính Hòa cuộc trao đổi sau đây về hội thảo cũng như cái nhìn của ông về tương lai của đồng bằng sông Cửu Long:
Hội thảo này có đưa ra một tương lai mà chúng ta khó giải quyết. Một mặt thì trên dòng sông chính, từ Tây Tạng, Xuống Vân Nam, xuống Lào, có những đập đang vận hành hoặc là đang xây. Rồi Thái Lan họ chuyển dòng cũng rất mạnh, cho nên xuống đến Kratie thì mình thấy nó có lưu lượng rất thấp, không đủ cung cấp nước cho bên phía Campuchia, cũng như bên Việt Nam mình. Rõ ràng đây là một thực tế mà mình phải sống với nó trong nhiều năm tới.
Mình nên đưa vô hệ của Liên Hiệp Quốc thay vì mình để Trung Quốc điều khiển hết với cái mồi của họ là Ngân hàng phát triển cơ sở hạ tầng Á Châu.
- Giáo sư Võ Tòng Xuân

Theo hội nghị thì năm nay là một năm thiên tai, bên Trung Quốc thì họ đơn phương làm, bên Lào cũng như vậy. Bây giờ cố gắng làm thế nào để có sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc mạnh hơn. Chúng ta cố gắng chuyển cái Lan Thương Mekong thành một cái thực thể mà Liên Hiệp Quốc công nhận, mình kéo Liên Hiệp Quốc vô thì sẽ mạnh hơn.
Kính HòaCuộc hội thảo này cũng có người Trung Quốc tham dự, thưa Giáo sư phản ứng của họ như thế nào?
Giáo sư Võ Tòng Xuân: Bà này thuộc một viện nghiên cứu liên quan đến thủy lợi, nhưng bà ấy không đi được, có gởi một bài báo cáo trong đó có nói kế hoạch của Trung Quốc phải lo chuyện tưới nước trên đồng ruộng của họ nữa. Nói chung thì Trung Quốc cũng bị hạn hán nặng như mình, mặc dù có những đập đó nhưng họ vẫn bị hạn, thành ra việc chia sẻ là rất khó.
Bà này cũng có cái hảo ý, còn mình thì nghĩ là nên tạo điều kiện để bên phía Trung Quốc ngồi vào bàn hội nghị cùng với 4 nước sông Mekong của mình, đưa Trung Quốc cũng như Myanmar vào một cách chính thức để mình có thể trao đổi, đi tới những cái thỏa thuận hợp lý hơn.
Mình nên đưa vô hệ của Liên Hiệp Quốc thay vì mình để Trung Quốc điều khiển hết với cái mồi của họ là Ngân hàng phát triển cơ sở hạ tầng Á Châu.
Nhà nước cần làm gì?
Kính HòaGiáo sư là người gắn bó với đồng bằng sông Cửu Long rất lâu, Giáo sư có thể cho biết vắn tắt về việc qui hoạch và phát triển đồng bằng sông Cửu Long từ khi chiến tranh kết thúc đến nay không ạ?
Giáo sư Võ Tòng Xuân: Về mặt kỹ thuật thì mình cũng chưa nhất trí lắm. Đang thiếu gạo thì mình phải làm mọi cái để thoát khỏi khủng hoảng về lương thực. Mà bây giờ thì lương thực mình dư rất nhiều.
Cho đến khi có chuyện xâm nhập mặn, nhà nước vẫn giữ chủ trương sản xuất lúa. Chúng tôi kiến nghị lên nhà nước là không nên sản xuất lúa nữa vì lợi tức không có bao nhiêu. Mà nên mạnh dạn sử dụng nước mặn để sản xuất ra những sản phẩm có giá trị cao hơn. Trước mắt là sản xuất tôm một cách khoa học chứ không tự phát như trước đây nữa. Trong mùa khô phải trồng những cây khác có giá trị cao hơn, và có thị trường xuất khẩu.
Nhà nước cần phải tổ chức, mời các doanh nghiệp tham gia mua nguyên liệu từ nông dân, chế biến ra món hàng có giá trị xuất khẩu. Như thế thì người nông dân mình mới khá lên được.
- Giáo sư Võ Tòng Xuân
Nhà nước cần phải tổ chức, mời các doanh nghiệp tham gia mua nguyên liệu từ nông dân, chế biến ra món hàng có giá trị xuất khẩu. Như thế thì người nông dân mình mới khá lên được.
Các vị lãnh đạo nhà nước cũng đã tuyên bố là phải sống chung với nước mặn, coi nước mặn là một cơ hội, thay vì là một trở ngại. Nhà nước có chuyển hướng đó thì cũng rất tốt. Cần phải kiến nghị thêm nữa là nhà nước phải tổ chức cho nông dân để họ có cơ sở vật chất, có điều kiện để tận dụng được cơ hội này. Nhà nước không nên để cho nông dân tự bơi mà luôn gặp trở ngại và thất bại.
Hy vọng là tới đây nhà nước sẽ triển khai cơ sở hạ tầng thích nghi với việc nuôi trồng thủy sản, hoặc với việc trồng cây ăn trái. Còn những nhà doanh nghiệp thì nếu họ có thị trường ở đâu, về cái gì, thì họ có thể nói chuyện với bên chính quyền, xuống với nông dân. Còn các nhà khoa học sẽ truyền đạt cho bà con nông dân mình những kỹ thuật thích hợp nhất để sử dụng nước mặn trong mùa khô, để sản xuất ra sản phẩm có thể xuất khẩu được.
Tôi hy vọng trong vòng hai hay ba năm tới thì phong trào này sẽ đi lên. Các vị trong đảng cũng như trong nhà nước cũng thấy là không thể để bà con nông dân cứ tiếp tục nghèo mãi vì họ phải trồng lúa.
Trong mùa mưa vẫn có thể trồng lúa được, thành ra mình không lo chuyện lương thực bị thiếu.

Kính HòaXin cảm ơn Giáo sư.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>