Friday, June 3, 2016

Chưa thể công bố nguyên nhân cá chết mà phải chờ phản biện

pic
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng giải đáp thắc mắc thông tin về nguyên nhân cá chết trong buổi họp báo, chiều 2-6.
Gia Minh, PGĐ Ban Việt Ngữ RFA
Văn phòng Chính phủ Việt Nam vào chiều ngày 2 tháng 6 họp báo về vụ cá chết hàng loạt tấp vào bờ các tỉnh bắc trung bộ từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng. Theo đó nguyên nhân đã có nhưng chưa thể công bố mà phải chờ phản biện.
Sau hai tháng chờ đợi công bố chính thức của nhà nước về nguyên nhân của thảm họa môi trường như vừa nêu, những người quan tâm nghĩ gì?
Chưa đến dân - thêm cá voi chết
Ngư dân ven bờ các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế là những nạn nhân trực tiếp của thảm họa cá, hải sản chết hàng loạt kể từ đầu tháng tư vừa qua. Cho đến nay đa số những thuyền đánh bắt ven bờ phải phơi mình không thể đi làm nghề vì không còn cá để đánh bắt.
Họ chất vấn bảo chờ cái gì? Trong khi ngư dân đang chết dần, chết mòn và hậu quả của nó đang lan rộng ra một cách không kiểm soát được.
- Chị Phương Bích
Một phụ nữ từ khu vực Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, vào sáng ngày 3 tháng 6 cho biết tin tức cuộc họp báo của văn phòng chính phủ về thảm họa cá chết diễn ra hôm qua ở Hà Nội vẫn chưa được loan về địa phương chịu nạn trực tiếp như vùng quê của chị. Tuy nhiên mới ngày hôm qua lại có thêm cá lớn chết tấp vào bờ khu vực Vũng Áng khiến dân chúng địa phương rất xôn xao. Chị cho biết:
“Chưa nghe tin chi cả mà hôm qua có một con cá voi chết tấp vào bãi biển. Đồn và công an đưa chăn, chiếu xuống không biết đem đi đâu nhưng chắc để đưa đi. Không có con cá nào to bằng con cá hôm qua.
Nói chung dân thấy cá chết thì bàng hoàng, xôn xao hỏi nguyên nhân tại sao bây giờ lại có cá lớn tấp vào bãi biển. Cá này ở ngoài khơi mà nghe nói ngoài khơi cách mấy hải lý thì an toàn nhưng sao cá chết tấp vào thì dân lo sợ.
Chứ còn thông tin về nguyên nhân cá chết thì dân chưa nghe.”
Thiếu thuyết phục
Một bạn trẻ từ Sài Gòn có theo dõi tin tức cuộc họp báo vào chiều ngày 2 tháng 6 của Văn Phòng Chính Phủ ở Hà Nội cho biết nhận định của bản thân:
“Đối với một người dân bình thường như tôi cũng hiểu hiện trạng của Việt Nam mình hiện nay ra sao. Người ta đang trì hoãn làm giảm mức độ thông tin tập trung về cá chết của người dân.
Tôi nghĩ sẽ có những scandal bùng lên để làm nhẹ tính ‘nặng nề’ của cá chết. Và  cách trả lời đó như là việc câu giờ từ phía Nhà nước.”
Chị Phương Bích, một nhà hoạt động tại thủ đô Hà Nội, thẳng thắn nêu ra những bất cập từ cuộc họp báo về nguyên nhân thảm họa cá chết từ đầu tháng tư nhưng mãi hai tháng sau mới có phát biểu chính thức của văn phòng chính phủ. Chị Phương Bích phát biểu:
“Đối với tôi lời giải thích đó không thuyết phục, không có lý! Cái gì cũng thế khi anh đưa ra điều gì thì phải có lý. Mà không phải một mình tôi, nhiều chia sẻ trên facebook cho rằng đây là một sự loanh quanh, trí trá.

ca_chet_th1_2mgstnkfppsqc.jpg

Cá chết trong lồng, bè tại Thanh Hóa.
Điều này hôm qua chính quyền nói là tuyên bố chính nhưng trước đó các nhà khoa học nói để biết được nguyên nhân không cần đến nửa tháng, chứ không nói đến chuyện hai tháng. Khi xảy ra tình trạng này thì phải lấy mẫu ngay để tìm ra nguyên nhân. Một ông giáo sư, tiến sĩ nguyên viện trưởng Viện Hải Dương học Nha Trang nói thông tin có rồi còn chuyện công bố hay không là do chính phủ. Thế thì một tháng sau, chính phủ lại nhắc lời của ông đó.
Tôi nghĩ bây giờ các nhà khoa học, người dân mà không lên tiếng phản biện thì chúng ta chỉ có cách chờ chết thôi. Người dân xuống đường thì họ bắt bớ, đánh đập; trong khi đó các nhà khoa học, trí thức thì không lên tiếng bằng lý lẽ khoa học, phân tích khoa học, bằng chứng cớ mà trên mạng người ta cung cấp rất nhiều.
Cuộc đấu tranh bây giờ phải cần nhiều thành phần chứ không chỉ có việc xuống đường là xong. Bây giờ phải là cuộc đấu tranh bằng pháp lý.”
Vòng lẩn quẩn?
Giáo sư - tiến sĩ Lê Huy Bá, nguyên viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cho rằng vụ cá, hải sinh vật chết hàng loạt dọc bờ biển các tỉnh bắc Trung bộ là một thảm họa lớn và việc khắc phục cần phải làm ngay, càng sớm - càng tốt. Bởi lẽ nếu kéo dài càng lâu càng bất lợi.
Trong khi đó hiện nay chính phủ Hà Nội nói đã tìm ra nguyên nhân nhưng còn chờ phản biện mới công bố. Nhiều người hiểu rằng khi công bố chính thức rồi mới tiến hành những biện pháp khắc phục. Và theo giáo sư Lê Huy Bá thì đó như một vòng lẩn quẩn kéo dài tình trạng đáng ngại tác động bất lợi đến đời sống người dân trong vùng chịu ảnh hưởng.
Giáo sư - tiến sĩ Lê Huy Bá tiếp lời:
Tôi vẫn nói rằng dưới giác độ của một nhà quản lý tài nguyên môi trường khi có hiểm họa, sự cố môi trường thì phải cấp tốc có biện pháp xử lý ngay.
- Giáo sư - tiến sĩ Lê Huy Bá
“Với tư cách một nhà khoa học, không đụng đến chính trị, tôi vẫn nói rằng dưới giác độ của một nhà quản lý tài nguyên môi trường khi có hiểm họa, sự cố môi trường thì phải cấp tốc có biện pháp xử lý ngay; mặc dù có khi rất nhiều năm sau mới tìm ra nguyên nhân chứ không phải cái gì cũng tìm ra được ngay đâu! Thế nhưng khắc phục thì phải có; một khi tìm ra nguyên nhân thì khắc phục hoàn chỉnh hơn, nhưng khi chưa tìm ra thì phải có một phác đồ kiểu như phác đồ điều trị, kiểm soát hiểm họa môi trường. Chưa làm được là trễ!”
Nhà hoạt động Nguyễn Phương Bích có ý kiến về chuyện chờ phản biện của giới khoa học mà chính quyền đưa ra:
“Họ chất vấn bảo chờ cái gì? Trong khi ngư dân đang chết dần, chết mòn và hậu quả của nó đang lan rộng ra một cách không kiểm soát được. Tại sao cách đây một tháng và nay hai tháng mà vẫn ngồi chờ phản biện. Tôi cho rằng biện pháp chính phủ đưa ra không còn mang tính kịp thời nữa rồi. Người ta vẫn cho rằng đây là sự loanh quanh để cho vấn đề chìm xuống. Theo tôi không thể chìm xuống được. Tuy nhiên dân mình có tật là lên tiếng mãi mà không thấy làm gì được đành buông tay.”
Phản ứng của dân
Ngay sau khi xảy ra thảm họa cá và hải sinh vật chết hàng loạt tại khu vực dọc ven biển các tỉnh bắc Trung bộ, nhiều người quan tâm tại các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang, Huế… vào các chủ nhật 1, 8, 15, 22 và 29 tháng 5 vừa qua xuống đường mang theo khẩu hiệu ‘Cá cần nước sạch, Dân cần minh bạch’ yêu cầu chính quyền công bố nguyên nhân dẫn đến thảm họa môi trường như thế.
Tuy nhiên sau hai chủ nhật 1 và 8 với cả hàng ngàn người tham gia, sang đến các chủ nhật 15, 22, 29 tháng 5, nhiều người đi biểu tình cho biết bị lực lượng chức năng ngăn chặn, hành hung, bắt về cơ quan làm việc.
Vào ngày 2 tháng 6 vừa qua, trên mạng lại xuất hiện kêu gọi người dân tiếp tục xuống đường trong ngày môi trường thế giới 5 tháng 6 nhằm đòi hỏi cơ quan chức năng, chính phủ có biện pháp bảo tồn, khôi phục môi trường thiên nhiên trong sạch cho người dân.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>