Tuesday, June 21, 2016

Nhân quyền và các khoản tín dụng quốc tế

PIC
Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Takehiko Nakao (phải) và giám đốc ngân hàng ADB Eric Sidgwick (trái) trong một cuộc họp báo tại Hà Nội vào ngày 17/6/2016 tại Việt Nam.
Hòa Ái, phóng viên RFA
Sáu tổ chức xã hội dân sự độc lập ở VN, bao gồm Hội Nhà báo độc lập, Hội Cựu tù nhân lương tâm, Hội Anh em dân chủ, Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo thuần túy và Giáo hội Liên Hữu Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ, vào hôm 20 tháng 6 công bố một bản khuyến nghị, gửi đến các chính phủ và những tổ chức tín dụng quốc tế kêu gọi cần gắn nhân quyền vào các khoản vay của Việt Nam. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho biết nguyên nhân bản khuyên nghị được công bố tại thời điểm này:

Chúng tôi biết từ lâu rằng một khoản của ngân sách quốc gia vay mượn từ quốc tế được gọi là chi thường xuyên cho công tác hành chính xã hội, các lực lượng vũ trang; trong đó có công an và có lực lượng an ninh. Nếu như ở các nước khác thì những chuyện này là hết sức bình thường. Ví dụ như kỳ Euro ở Pháp, lực lượng của cảnh sát cơ động Pháp, họ rất là hòa nhã và thậm chí là họ còn bị hooligan đánh nữa.

Đó là tính dân chủ mà chính người Pháp phải kêu là quá dân chủ. Nhưng còn ở VN thì hoàn toàn ngược lại, có nghĩa là những người đi biểu tình chống Trung Quốc hay biểu tình về nạn ô nhiễm môi trường và chỉ muốn tìm đến sự thật thì lại bị công an đàn áp thẳng tay, có thể bị đàn áp một cách dã man, thô bạo và cực kì kém văn hóa.

Nó cũng chẳng khác mấy ở Trung Quốc, cho nên là tôi thấy là việc mà dân phải đóng thuế để nuôi cho bộ máy đi đàn áp dân như vậy và số tiền mà nhà nước, chính phủ đi vay mượn của nước ngoài trong suốt mấy chục năm qua; trong đó có một phần chi cho lực lượng đi đàn áp dân như vậy là không thể chấp nhận được. Quá là nhẫn tâm, quá là vô văn hóa và không có một cái hậu nào cả.

Đã đến lúc mà chúng tôi nghĩ rằng các tổ chức tín dụng quốc tế, đặc biệt là các chủ nợ lớn nhất của VN như là Ngân hàng Thế giới, Qũy Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Phát triển Á châu và kể cả chính phủ Nhật cần phải có một thái độ dứt khoát đối với VN; rằng những đồng đô la của họ, những đồng tiền của họ cho chính phủ VN vay, hãy coi chừng không phải dành cho toàn bộ cơ sở hạ tầng hay là phát triển đầu tư mà trong đó một phần chi cho các lực lượng an ninh đi đàn áp dân chúng. Khi đó vô tình các tổ chức tín dụng và những chính phủ quốc tế đã tiếp tay vào làm điều ác cho dân chúng VN. Đó là lý do chính mà chúng tôi, những tổ chức dân sự thấy là đã đến lúc cần phải lên tiếng một cách cực kỳ khẩn thiết đối với những tổ chức này cần phải đặt những cái điều kiện về nhân quyền, có sự cải thiện về nhân quyền và nói theo Bộ Ngoại Giao Mỹ là những cải thiện có thể chứng minh được thì lúc đó mới tiếp tục rót tiền cho VN.

Hòa Ái: Thưa Tiến sĩ, theo khuyến nghị của 6 tổ chức xã hội dân sự độc lập với kỳ vọng các chính phủ cũng như tổ chức tín dụng quốc tế suy xét nghiêm túc, có thể dùng biện pháp mạnh nhất là “áp dụng lệnh cấm cho vay” đối với chính phủ VN, biện pháp này có tác dụng ra sao trong bối cảnh tình hình nhân quyền ở VN hiện nay?

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Lệnh cấm cho vay đã được một số tổ chức tín dụng quốc tế áp dụng đối với một vài chế độ độc tài trên thế giới trước đây. Nhưng tôi cho là trong tình hình VN hiện nay, đặc biệt là sau  chuyến đi của Tổng thống Obama và dường như là sắp tới sẽ thiết lập một mối quan hệ ở mức độ nào đó về đồng minh quân sự giữa Mỹ và VN thì lệnh cấm cho vay không hẳn là có tác dụng. Điều mà có tác dụng chính là sự yêu cầu bắt buộc cải thiện từng phần về mặt dân quyền liên đới mật thiết với những điều kiện cho vay tín dụng ở VN. 

Trong suốt 20 năm qua, VN đã vay tín dụng như vậy là 80 tỷ đô la từ nguồn ODA và hiện nay cũng đang nhắm tới sau khi nguồn ODA đã bị những tổ chức tín dụng quốc tế như là Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Phát triển Á châu chấm dứt nguồn vay với lãi suất ưu đãi thì VN hiện nay đang ngó ngàng qua nguồn vay khác tức là Hiệp hội của Ngân hàng Thế giới với nguồn vốn IDA. Nguồn vốn này được coi là nguồn vốn giảm nghèo nhưng thực ra VN lại luôn luôn tuyên bố là thoát nghèo. Tôi thấy có bất công, bất cập ở chỗ đó.

Và chính ra bây giờ thế này, tôi cho là quốc tế vẫn có thể tiếp tục cho VN vay nhưng phải luôn luôn gắn kèm với điều kiện nhân quyền. Theo tôi thì đã có một dấu hiệu khác thường và tích cực là từ tháng 12 năm ngoái, lần đầu tiên Ngân hàng Thế giới chuyển cho VN một bản khuyến nghị 7 điểm. Và điểm đầu tiên là yêu cầu VN phải sớm có Luật lập hội. Luật lập hội là một trong những yêu cầu quốc tế đặt lên cao hàng đầu về vần đề cải thiện nhân quyền tại VN về mặt lập pháp.
Mỹ không bỏ quên vấn đề nhân quyền

Hòa Ái: Theo như Tiến sĩ vừa đề cập đến chuyến công du của Tổng thống Barack Obama hồi tháng 5, trong dịp đó, nhiều tổ chức và hội đoàn của cộng đồng người Việt trong và ngoài nước đều rất kỳ vọng Tổng thống Hoa Kỳ sẽ đưa vấn đề nhân quyền như là điều kiện tiên quyết để gở bỏ toàn diện lệnh cấm bán vũ khí cho VN nhưng thực tế đã không xảy ra như vậy. Động lực nào khiến cho 6 tổ chức xã hội dân sự lạc quan vào khuyến nghị này?

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Thực ra chúng tôi vẫn lạc quan như tôi vừa đề cập là vào cuối năm trước lần đầu tiên Ngân hàng Thế giới đã quyết định tham gia vào mặt trận nhân quyền và đưa một khuyến nghị về quyền lập hội đối với chính phủ VN, trước đó không có chuyện này. Và tôi nghĩ rằng những tổ chức tín dụng quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và kể cả Ngân hàng Phát triển Á châu có sự chi phối cổ phần của người Mỹ và đương nhiên người Mỹ có quan điểm ở trong đó. 

Liên quan tới chuyến đi của ông Barack Obama tới VN. Sau đó đúng là đáng thất vọng nhưng cũng sau đó thì mọi chuyện cũng không hẳn là hoàn toàn thất vọng. Vì chuyến đi đó có lẽ là giải quyết một điểm mấu chốt quan trọng nhất, tôi cho là vấn đề Cam Ranh. Và quan hệ mấu chốt giữa Mỹ và VN đó chính là cái vấn đề đặt những tiền đề về đối tác quân sự. Cho nên trong thời gian tới tôi nghĩ rằng người Mỹ sẽ không quá quan tâm về vấn đề nhân quyền. Nhưng chúng ta lý giải như thế nào về việc là chỉ chưa đầy hai tuần sau cái chuyến đi Barack Obama tới VN thì Liên minh Châu âu đã ra một Nghị quyết Nhân quyền rất nghiêm khắc đối với VN.

Nếu mà so với Nghị quyết Nhân quyền ngay trước đó, tức là vào năm 2009 thì Nghị quyết Nhân quyền năm nay 2016, có dư luận đánh giá như là một cái bản cáo trạng đối với chính phủ VN về việc vi phạm nhân quyền. Tôi cho rằng đó là một động thái của Liên minh Châu âu và nó cũng liên quan hàng loạt định chế thương mại giữa Liên minh Châu âu và VN. Và không chỉ giữa Liên minh Châu âu và VN mà còn liên quan tới cả những định chế thương mại khác, ví dụ như giữa Hàn Quốc và VN, giữa Úc và VN và hàng loạt nước đồng minh của Mỹ đối với VN.

Chính phủ VN sẽ phải xem xét điều này và không phải người Mỹ hoàn toàn bỏ quên nhân quyền mà có lẽ theo tôi là một sự chuyển giao vai trò từ đối thoại nhân quyền, giám sát nhân quyền từ người Mỹ chuyển sang Liên minh Châu âu và những nước đồng minh của Mỹ mà thôi. Tôi cho rằng trong thời gian tới vấn đề nhân quyền sẽ tiếp tục đặt ra đối với VN và sẽ liên quan mật thiết tới những vấn đề kinh tế, thương mại, đầu tư, cho vay tín dụng và do đó cũng là một trong những cơ sở chủ yếu để chúng tôi không phải gọi là lạc quan nhưng mà chúng tôi quan tâm và chúng tôi cho rằng đến lúc cần cài đặt vấn đề nhân quyền vào các khoản cho vay tín dụng quốc tế đối với VN.

Hòa Ái: Nếu các chính phủ và những tổ chức tín dụng quốc tế, họ cài đặt vấn đề nhân quyền qua các chương trình tín dụng cho VN thì các điều kiện nào mà 6 tổ chức xã hội dân sự độc lập muốn chính quyền VN thực hiện ngay?

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Vấn đề quan trọng nhất có lẽ là chúng ta dựa trên những cơ sở mà giới nghị sĩ lưỡng viện ở Mỹ đã đặt ra vào năm 2014 liên quan tới quyền đàm phán nhanh trong cái Hiệp định TPP, viết tắt là TPA, thì giới nghị sĩ Mỹ lần đầu tiên đã đặt quyền tự do tôn giáo vào TPA. 

Tôi cho rằng vấn đề tôn giáo ở VN là vô cùng quan trọng và nó cũng liên quan tới những mấu chốt của các khoản vay tín dụng nên tự do tôn giáo cần được đặt lên đầu tiên. Sau đó là những quyền tự do khác, những gì mà nhà nước VN đã nợ dân từ ít nhất một phần tư thế kỉ qua, kể từ Hiến pháp năm 1992 là Luật biểu tình, Luật lập hội, tự do báo chí và sắp tới kể cả phải nói đến chuyện Nhà nước VN phải chấp nhận một định chế cực kì quan trọng trong hiệp định TPP là vấn đề cho công nhân được quyền tự do thành lập công đoàn độc lập. Và sau đó Nhà nước VN phải thừa nhận, công nhận các tổ chức xã hội dân sự, có nghĩa là thừa nhận và công nhận xã hội dân sự. 

Cuối cùng là tất cả những cái gì mà đã bắt giam, bắt bớ, tù đày sách nhiễu từ trước cho đến nay là phải thả hết, có nghĩa là phải chấp nhận ở VN có tù nhân chính trị và phải thả tất cả các tù nhân lương tâm đang nằm sau các chấn song của nhà tù.

Hòa Ái: Cảm ơn thời gian của Tiến sĩ Phạm Chí Dũng dành cho đài RFA.


No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>