Wednesday, July 13, 2016

Phán quyết biển Đông: tăng vị thế đàm phán của Việt Nam?

PIC
Tòa Trọng tài ủng hộ Philippines, bác bỏ tuyên bố 'đường chín đoạn' trên biển Đông của Trung Quốc. (AAP)
By Andrea Nierhoff, Hương Lan (sbs)
Những nỗ lực của Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền trên biển Đông đã gặp trở ngại khi Tòa trọng tài quốc tế đã bác bỏ tuyên bố 'quyền lịch sử' của quốc gia này. 

Tòa Trọng tài thường trực The Hague đã ủng hộ vụ kiện của Philippines, bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về các quyền lợi kinh tế trên một khu vực rộng lớn ở biển Đông.

Đây là lần đầu tiên một vấn đề pháp lý đã được đưa ra tranh chấp quốc tế về vấn đề chủ quyền khu vực.

Trong bản phán quyết dài gần 500 trang, Tòa Trọng tài đã tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để khẳng định điều mà nước này gọi là ‘quyền lịch sử’ đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nơi đây, như năng lượng và khoáng chất.

Mỗi năm có khoảng bảy ngàn tỷ Úc kim giá trị hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển ngang qua khu vực này.

Tòa Án Trọng tài cũng buộc tội Trung Quốc đã để tàu thuyền của nước này có nguy cơ va chạm với những tàu đánh cá của Philippines, vi phạm chủ quyền của Philippines đồng thời gây tổn hại đến các rặng san hô nơi đây.

Tòa Án nói rằng những hành động của Trung Quốc đã vi phạm cam kết của nước này trong việc bảo tồn vùng môi trường vốn rất dễ bị tổn hại.

Ngoại trưởng Philippines Perpecto Yasay đã lên tiếng hoan nghênh phán quyết này của Tòa Án Trọng tài.

“Philippines khẳng định sự tôn trọng đối với phán quyết của Tòa Án Trọng tài. Đây là một sự kiện quan trọng đóng góp vào những nỗ lực trong tiến trình giải quyết những tranh chấp trên biển Đông.

"Philippines một lần nữa nhắc lại sự cam kết của chúng tôi đối với việc tuân thủ những nỗ lực trong việc theo đuổi giải pháp mang tính hòa bình và xử lý tranh chấp, trên quan điểm thúc đẩy và tăng cường hòa bình và sự ổn định trong khu vực.”

Tòa Trọng tài đã tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để khẳng định điều mà nước này gọi là ‘quyền lịch sử’ đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú trên biển Đông, như năng lượng và khoáng chất.

Trung Quốc trước đó đã sử dụng bản đồ 1947 để khẳng định chủ quyền của nước này trên biển Đông. Trên bản đồ 1947 cho thấy đường ranh giới mà nước này gọi là ‘đường chín đoạn’ cho phép Trung Quốc có quyền sở hữu gần 85% diện tích biển Đông.

Tiếp theo những tuyên bố của Trung Quốc, Tòa Trọng Tài The Hague cũng phán quyết những đảo nhân tạo của Trung Quốc trên biển Đông không thể được mở rộng đến khu vực đặc quyền kinh tế.

Trong vụ kiện này, Trung Quốc vẫn nhất quyết không công nhận phán quyết của tòa, không tham gia quá trình tranh tụng và cho rằng Tòa Trọng tài không có quyền tài phán trong vụ này.

Đài Loan cũng bác bỏ phán quyết của Tòa Án trọng tài, ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lu Kang, đã giữ vững lập trường

“Tôi có thể nói rằng cái gọi là phán quyết trọng tài này dựa trên hành động và tuyên bố bất hợp pháp của Philippines ngay từ lúc bắt đầu. Do đó sự tồn tại của phán quyết là không hợp lệ. Và tất cả những quyết định mà Tòa Trọng tài đưa ra sẽ không có hiệu lực và vô giá trị.”

Vụ kiện bắt nguồn do Chính phủ Philippines đệ đơn lên lên Tòa Án Trọng tài năm 2013.

Những quốc gia khác, bao gồm Brunei, Malaysia và Việt Nam, cũng có tuyên bố chủ quyền tại khu vực này, đồng thời các hoạt động quân sự tại khu vực của Hoa Kỳ gần đây đã làm leo thang căng thẳng.

Trả lời Đài ABC, Tiến sĩ Euan Graham thuộc viện Lowy Institute cho biết phán quyết này có ảnh hưởng đến Úc, và nó cũng xuất hiện tại thời điểm khó xử cho Chính phủ.

“Nước Úc được hưởng lợi từ trật tự dựa trên những phán quyết mà đã được đề cập rõ ràng trong những thông cáo của Chính phủ. Vấn đề ở đây là chúng ta có một Chính phủ vừa mới đắc cử, nên vấn đề lên tiếng mạnh mẽ về những chính sách ngoại giao là điều cuối cùng cần làm. Vậy nên Chính phủ có thể đi theo hướng kiểm soát rủi ro và cẩn trọng trong các phản ứng.”

Theo RFA, về phía Việt Nam, ngay sau khi Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế The Hague ra phán quyết nói rằng Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử ở Biển Đông, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Hải Bình cho hay, Việt Nam hoan nghênh phán quyết của Tòa, nói thêm là chính phủ sẽ có tuyên bố chính thức về nội dung phán quyết này.

“Phán quyết rõ ràng giúp củng cố vị thế của Việt Nam trên Biển Đông. Tòa đã quyết định tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc dựa theo đường chín đoạn là vô giá trị, và không cấu trúc nào ở Trường Sa được có vùng đặc quyền kinh tế.”, TS. Lê Hồng Hiệp

Trả lời phỏng vấn Đài RFA, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hoà Lan, nói rằng

“Với kết quả thắng lợi này của Philippines có thể nói rằng nó có một phần hỗ trợ cho Việt Nam trong vấn đề bác bỏ tính pháp lý của đường 9 đoạn. Không riêng gì Việt Nam mà tất cả các nước có đòi hỏi chủ quyền đều thấy đây là nhân tố mới, thuận lợi cho cuộc đấu tranh về mặt pháp lý.

"Với phán quyết chiều 12 tháng Bảy hôm nay thì nhãn tiền Việt Nam đã hiểu được giá trị của pháp lý trong tương lai. Và đã là công cụ pháp lý thì một nước như Việt Nam không thể buông cái công cụ hữu hiệu ấy được.

“Tôi nghĩ rằng tin này rõ ràng là một cái tin quan trọng, bởi vì trong lịch sử hiếm khi có một cái tin như thế này. Nhất là lịch sử tại Biển Đông thì đây là lần đầu tiên và cho tới bây giờ chưa ai đánh giá được tác động của việc này đối với tình hình khu vực, đối với tập hợp lực lượng ở đây nó có thể có mặt hại tức là thúc đẩy cuộc đấu tranh nhưng nó cũng có thể có cái mặt trái là phân hóa lực lượng.”

Còn theo BBC, tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, nói rằng đây có thể được xem là ‘chiến thắng’ cũng cho Việt Nam.

“Phán quyết rõ ràng giúp củng cố vị thế của Việt Nam trên Biển Đông. Tòa đã quyết định tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc dựa theo đường chín đoạn là vô giá trị, và không cấu trúc nào ở Trường Sa được có vùng đặc quyền kinh tế. Vì thế Việt Nam có thể bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình tốt hơn trước sự xâm lấn của Trung Quốc, đặc biệt ở phần phía nam của Biển Đông.”

Ông cũng nói rằng ở phần phía bắc, nơi hai nước tranh chấp về Hoàng Sa, tình hình không rõ rệt như thế vì vị thế pháp lý của các cấu trúc ở Hoàng Sa chưa được xác định. Vì thế phán quyết có thể khuyến khích Việt Nam mở vụ kiện tương tự, để hy vọng tòa tuyên bố không cấu trúc nào ở Hoàng Sa được có vùng đặc quyền kinh tế.

Tuy nhiên Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp cũng cho rằng Việt Nam có thể sẽ chưa mở vụ kiện ngay, nhưng vị thế đàm phán của Việt Nam với Trung Quốc đã được tăng lên vì nay Việt Nam đã có sẵn một lựa chọn pháp lý hiệu quả để đối phó với Trung Quốc nếu nước này tiếp tục gây hấn.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>