Friday, August 12, 2016

Người trẻ có biết Ngày Quốc tế Giới trẻ?

PIC
Giới trẻ Ba Lan chào đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào Ngày Giới Trẻ Thế Giới (WYD) hôm 12/8/2016.
PIC Chân Như, phóng viên RFA
Vào ngày 17 tháng 12 năm 1999, Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết chọn ngày 12 tháng 8 là ngày Quốc tế Giới trẻ. Năm nay chủ đề là tầm nhìn dài hạn đến năm 2030, xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững. Là những người trẻ đang sống tại Việt Nam, họ sống với lý tưởng, ước mơ ra sao?

Vai trò của giới trẻ

Chân Như: Xin chào các bạn, khi các bạn được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc dành cho mình một ngày, chẳc các bạn cũng biết là các bạn đóng một vai trò quan trọng như thế nào trong sự phát triển của quốc gia mình. Trước tiên ở Việt Nam các bạn có biết gì đến ngày này hay không? Và các bạn có thể chia sẻ về môi trường giáo dục hiện nay mà các bạn là những nhân vật chính?

Thomas Võ: Ngày xưa học Anh văn thì cô giáo có nói tới, nhưng em không ấn tượng về ngày này, vì các thông tin đại chúng Việt Nam ít đề cập. Ngày xưa, trong đoàn thành niên họ không có tổ chức gì đặc biệt vào ngày này, thường chỉ là 26/3 như em biết; còn ngày này không phải em mà rất nhiều bạn trẻ như anh hỏi chắc chắn họ không biết.

Còn về môi trường giáo dục ở Việt Nam, nói chung, em không hài lòng, rất nhiều bạn khác cũng vậy. Em thấy chất lượng còn rất nhiều vấn đề bất cập, tức là học nhưng không đi đôi với hành.  Việt Nam bắt đầu quá trình cải cách đã hơn chục năm nay nhưng báo đài cũng đưa tin là nó cứ loay hoay giống như dậm chân tại chỗ. Nếu cho thang điểm 10 thì giáo dục Việt Nam hiện tại khoảng điểm 5, điểm 6, chứ chưa có tốt.

Đó là lý do tại sao trong các quốc gia Đông Nam Á thì Việt Nam là nước có tỷ lệ du học sinh cao nhất thế giới. Mặc dù Việt Nam là nước rất nghèo nhưng rất nhiều gia đình vẫn ráng dành dụm chút tiền đưa con cái ra nươc ngoài để hưởng thụ một nền giáo dục phát triển tốt hơn. Bởi ở Việt Nam, thứ nhất giáo dục chưa tốt, thứ hai là ứng dụng thực tiễn những tháng ngày mình học ở nhà trường để áp dụng cho cuộc sống sau này hoặc phát triển bản thân sau này thì chưa có nhiều cơ hội.

Bình Minh: Thú thực em chưa được nghe và chưa được biết về ngày giới trẻ thế giới do Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc công nhận. Việc Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đánh giá vai trò của giới trẻ trong xã hội hiện nay cho thấy đó là một sự ghi nhận và bản thân em là một người trẻ em cũng nhìn nhận được cái giá trị và vai trò của những người trẻ cho đất nước trong tương lai.

Ở Việt Nam thường có câu “tương lai thuộc về người trẻ”, có nghĩa là những người trẻ đang học tập trong một xã hội sẽ ảnh hưởng tới tương lai. Chẳng hạn, những người trẻ hoạt động trong môi trường với nền giáo dục không phát triển với một xã hội không lành mạnh, thì tương lai làm chậm các bạn phát triển về mặt tư duy vì các bạn không thể tiếp cận được với những kiến thức của thế giới.  Bản thân em đang được học tập và sinh hoạt trong nền giáo dục của Việt Nam hiện tại.

Giống như các bạn trước đánh giá  sự phát triển hiện tại của Việt Nam chưa tương xứng so với yêu cầu sự phát triển của xã hội, cộng vào đó là những chính sách dành cho người trẻ cũng chưa thật sự làm cho các bạn có thể phát triển, trưởng thành trong môi trường này.  Có những câu chuyện mà bản thân em cũng như nhiều bạn khác có thể nhìn thấy được, khi đa số các bạn trẻ hiện nay dù là học đại học hay học gì cao hơn, thì tương lai về một xã hội tốt đẹp và tương lai cho chính các bạn cũng không được đảm bảo và cảm thấy rất mù mịt.

Quay trở lại với câu chuyện Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh vai trò của người trẻ, thì đến ngày hôm nay bản thân em là một người tích cực với hoạt động xã hội cũng  chưa biết được là giới trẻ có ngày như vậy.  Đó là lỗi của những người trẻ như cá nhân em, nhưng quan trọng hơn đó là lỗi của hệ thống của nền giáo dục này không đánh giá cao vai trò của người trẻ

Giới trẻ quá vô tâm?

Chân Như: Ngày nay, nhiều người lên án là một số các bạn trẻ sống vô tâm, chạy theo bề ngoài, nhận xét của các bạn?

Duy Phan: Thật ra việc lên án các bạn trẻ chạy theo vẻ ngoài, sống vô tâm thì em nghĩ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa chứ không phải bạn trẻ nào cũng như vậy.  Tại vì chạy theo vẻ bên ngoài không phải là chuyện xấu, ở các quốc gia phát triển thì em nhớ từ nhỏ con cái đã được cha mẹ hướng biết chăm sóc cho vẻ ngoài. Còn việc lên án bạn trẻ sống vô tâm không quan tâm đến mọi người nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố nữa vì có nhiều việc ở một quốc gia mà các bạn trẻ và ngay cả người lớn cũng không đươc phép nhúng vào.

Em lấy đơn cử như việc vừa rồi có những cuộc biểu tình về cá chết, ngay cả việc đó cũng cho mọi người cảm thấy nản vì chính phủ không cho người dân lên tiếng, người đi biểu tình thì lại bị đàn áp. Nếu mình nói các bạn không quan tâm rồi mình lên án các bạn cũng không đúng, em nghĩ nó còn phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố nữa.

Chân Như: Vậy các bạn có quan tâm đến lý tưởng sống? Nếu có thì lý tưởng của bạn là gì?

Thomas Võ: Anh nói nhiều bạn trẻ vô tâm thì đúng đó chứ. Thật ra cũng có người này người khác nhưng đúng là hiện tại các bạn trẻ ít quan tâm tới những lý tưởng sống. Họ chủ yếu chạy theo vẻ bề ngoài, theo vật chất. Riêng việc đi học thì đặc điểm của giáo dục Việt Nam là học để lấy bằng cấp chứ học để có kiến thức thành người và sau này để đi làm việc tốt hay đóng góp cho xã hội thì hầu như rất hiếm bạn trẻ nào mà suy nghĩ được điều đó. Ngày xưa em cũng vậy nhưng khoảng thời gian là sinh viên thì mình được tiếp xúc học hỏi nhiều hơn, đối với em nó không phải  là lý tưởng đâu mà chỉ là mục tiêu của cuộc sống thì đúng hơn.

Xưa đi học vì mình muốn có một cuộc sống tốt hơn, một công việc ổn định sau khi ra trường.  Hiện tại, em muốn học cao hơn để có thể phát triển bản thân mình cũng như tìm được nhiều cơ hội tốt đẹp hơn trong tương lai.  Còn lý tưởng sống thì hơi buồn em chưa thấy được lý tưởng cho bản thân mình

Bình Minh: Trước tiên nhận định về thái độ thờ ơ, vô cảm của giới trẻ, theo em,   đó  là nhận định đúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng vậy. Bản thân em,  một người sống có trách nhiệm với bản thân mình, có trách nhiệm với gia đình và với xã hội, vì vậy việc em đang học tập, làm việc và đang sống trong ngày hôm nay là trách nhiệm của em.

Do đó, em luôn luôn ghi nhớ trong mình một mục tiêu, một lý tưởng là trước tiên phải thật sự trở thành một người tốt để có thể cống hiến cho xã hội. Hiện tại em luôn luôn mong muốn mình sẽ góp sức vào việc tạo dựng giá trị mới cho những người xung quanh mình qua những hoạt động ngoại khoá mà bản thân em là một trong những người lãnh đạo các hoạt động của sinh viên tại trường, bởi vì em nhìn thấy được những lợi ích từ những hoạt động ngoại khoá mà bản thân em cũng như các bạn được tham gia.

Và sau này, khi mình có điều kiện hơn thì em cũng sẽ cố gắng và mong muốn mình sẽ đóng góp nhiều hơn cho đất nước, cụ thể là có thể tham gia vào tiến trình để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia dân chủ hơn, giàu mạnh hơn qua những cơ chế chính trị thật sự là dân chủ và người dân được thể hiện tiếng nói của mình một cách trực tiếp và không bị ngăn cản bởi bất cứ một nhóm lợi ích nào cả.

Ước mơ gì cho tương lai

Chân Như: Gia đình và xã hội hỗ trợ cho các bạn trên con đường đi đến tương lai như thế nào?

Bình Minh: Bản thân em, em nhìn rất là tích cực. Bởi về mặt trực tiếp, gia đình em không phải là một gia đình có điều kiện, tuy nhiên, những thứ bố mẹ cung cấp cho mình một cách đơn giản nhưng cũng tạo cho mình những động lực, những bước đầu để mình có được cơ hội học tập và có cơ hội được tham gia nhiều hoạt động bên ngoài xã hội hơn.

Về xã hội, có thể chắc chắn có rất nhiều những thứ không công bằng, không đi theo quy luật phát triển của xã hội và bản thân em khi tham gia hoạt động ngoài xã hội em cũng nhìn nhận được rất nhiều những cái yếu kém, rất nhiều những cái nhũng nhiễu kể cả tham nhũng. Tuy nhiên, khi gặp phải vấn đề như vậy, bản thân mình cũng phải cố gắng để vượt qua nó. Cá nhân em, em luôn cố gắng để mình không bị những  danh vọng lợi ích mà mặt trái của hoạt động xã hội mang tới cho mình, để mình luôn luôn trở thành người trong sạch nhất và mình có thể toàn tâm toàn ý với mục tiêu tương lai của mình. Từ những nhũng nhiễu, nó thúc bách em đi tìm nguyên nhân sâu xa và đến một thời điểm thích hợp mình có thể thay đổi và có thể giúp mọi thứ trở nên tốt hơn.

Quan điểm của em là muốn làm gì thì mình phải hiểu được vấn đề gì đang xảy ra tại môi trường mình đang sống và xa hơn là tại đất nước mình đang sống. Mình phải thật sự hiểu đâu là vấn đề chính và từ đó mình mới tìm ra được một giải pháp tối ưu nhất, phù hợp nhất với sự phát triển của xã hội rộng hơn cho Việt Nam trong giai đoạn tới.  Bản thân em, em luôn luôn đón nhận tất cả những vấn đề từ  bên ngoài xã hội hoặc từ gia đình hoặc từ những nhũng nhiễu của xã hội đối với mình bằng con mắt tích cực vì từ đó mình sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình tuy  nó là sai và cái mà mình cần phải thay đổi.

Thomas Võ: Nói chung, anh biết Việt Nam mình chịu ảnh hưởng của nho giáo trọng học hành trọng chữ nghĩa. Gia đình thì ủng hộ em. Còn về xã hội xưa, học cũng có nhiều xuất học bổng, cũng ít nhiều hộ trợ cũng như tạo động lực cho mình để có thể phát triển bản thân hơn có thể tiếp tục đi đến trường. Tuy nhiên, đó chỉ là bản thân em thôi, còn nhiều bạn khác không phải ai cũng xác định được học hành là cứu cánh của đời mình hết vì nhiều bạn vẫn còn khó khăn, chật vật khi còn ngồi trên ghế nhà trường  vì Việt Nam mình vẫn còn nghèo chi phí ngân sách cho giáo dục vẫn còn hạn hẹp, nên việc học của khá nhiều sinh viên còn khó khăn.

Chân Như: Có thể nói các bạn là niềm tin, là hy vọng của đất nước vậy ước mơ của bạn là gì và hoài bão của các bạn dành cho đất nước là gì?

Duy Phan: Đối với đất nước, vì em đang sinh sống tại Việt Nam, em chỉ mong muốn lớp trẻ độ tuổi của em khi được lên làm lãnh đạo sau này và có cơ hội đứng ra lèo lái đầu tàu cho đất nước thì các bạn nên có thay đổi triệt để. Những thay đổi sẽ phải ngay từ bây giờ, ngay từ việc tìm hiểu về thông tin về sách báo, về  những gì trên internet. Ngày xưa, lớp người mà đang lãnh đạo đất nước là những lớp người thứ hai. Thế hệ này là những người không trực tiếp tham gia vào chiến tranh nhưng được truyền lại từ lớp thứ nhất. Và lớp này không hề được biết nhiều về thế giới họ phát triển như thế nào, rồi vẫn tiếp tục áp đặt như vậy.

Em nghĩ nó làm cho guồng máy phát triển của đất nước sẽ không quay, càng ngày càng tụt hậu. Vì thế, hoài bảo và hy vọng của em dành cho Việt Nam đó là mong thế hệ kế thừa phải là thế hệ có tư tưởng tiến bộ hơn,  thế hệ có nhiều điều kiện tiếp cận được những thông tin bên ngoài nhiều hơn và phải am hiểu được khi mình đưa ra một chính sách đường lối phát triển. Muốn vậy thì mình sẽ phải học tập từ những quốc gia khác và cải thiện nó, áp dụng cho quốc gia của mình một cách  phù hợp và tốt đẹp hơn, đó là hy vọng của em dành cho đất nước.

Thomas Võ: Từ nhỏ mình cũng đã hy vọng đất nước mình sẽ phát triển tốt hơn nhưng sau 16 năm, em thấy đất nước phát triển không có nhanh, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề không giống như mình đã kỳ vọng.  Hy vọng sắp tới đất nước có những chuyển biến tốt đẹp hơn; những vấn đề về môi sinh môi trường hoặc bất bình đẳng thu nhập sẽ được hạn chế. Mặc dù hiện tại vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề, như tham nhũng, chạy chức chạy quyền hoặc những vấn đề nhức nhối trong xã hội nhưng hy vọng sắp tới sẽ được giải quyết rốt ráo hơn và người dân ít bức xúc hơn.

Bình Minh: Ước mơ là những thứ gì đó mà ở tương lai và là mục tiêu, là kim chỉ nam thôi thúc mình sống trong giai đọan hiện. Ước mơ của em trong tương lai đó là sẽ trở thành một người hoạt động xã hội, bảo vệ tiếng nói của người dân, làm sao cho tiếng nói của người dân được thể hiện mạnh mẽ nhất trong vai trò định hướng chính trị và định hướng những hoạt động về xã hội.

Người dân có thể bầu chọn những người mà họ cảm thấy thật sự có năng lực cũng như làm cho đất nước phát triển. Bản thân em trong tương lai, em mong muốn mình cùng với rất nhiều người khác nữa đang dấn thân cho một Việt Nam dân chủ, cường thịnh, được tham gia trực tiếp vào tiến trình thay đổi thể chế làm sao cho Việt Nam dân chủ hơn trong tương lai.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>