Thursday, August 4, 2016

Tính nghiêm minh và chuẩn mực của pháp luật VN (P. 2)

PIC
Một cảnh sát giao thông đang điều khiển giao thông tại một ngã tư ở Hà Nội ngày 12/12/2007.
Chân Như, phóng viên RFA
Chân Như: Để tiếp tục về chủ đề đang được người dân bàn tán đến nay thì chúng ta không thể không nhắc đến vụ việc cảnh sát giao thông tung cú đá vào hai người thanh niên đi xe ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm, đúng là hai người thanh niên có vi phạm luật giao thông, nhưng có nhiều tiếng nói trái chiều trong vụ việc của anh cảnh sát giao thông này, bên nào cũng có cái lý riêng, liên quan đến sự an toàn của những bên có tại hiện trường. Các bạn có quan điểm thế nào về cái lý, cái tình trong vụ việc này ?
Quang Sơn: Theo em về vấn đề vi phạm giao thông, chỉ là một vấn đề hành chính rất bình thường không nghiêm trọng như một án hình sự như cướp giật đánh nhau, mua bán ma túy hay giết người. Do vậy, việc cảnh sát giao thông cố tình lao ra giữa đường tung chân đạp vào đối tượng đi ngược chiều bản thân anh ta sai hoàn toàn, trừ khi trong trường hợp những người tham gia giao thông ấy họ có hành vi chống trả lại bằng hành vi bạo lực với anh ấy khi bị xử phạt thì lúc đó công an mới được quyền vũ lực can thiệp, chứ không được quyền tự dưng người ta đang đi như vậy mà xông ra giữa đường. Em thấy vấn đề hai thanh niên này đi ngược chiều là sai hoàn toàn vì có thể gây nguy hại cho người khác.
Rõ ràng bản chất cốt lõi của toà án Việt Nam không được như những gì mà đáng phải có.  Càng cải cách, cải tiến, càng thay đổi lại càng làm cho nền tư pháp Việt Nam càng trở nên rối ren.      
- Trường Sơn
Tuy nhiên, có rất nhiều cách xử lý khác nhau, như em nói hồi nãy là hành vi vi phạm giao thông chỉ là một vấn đề vi phạm hành chính hết sức bình thường kể cả họ có vi phạm nghiêm trọng đến mấy nhưng công an cũng không được  quyền nhảy ra đạp như vậy, làm thế có khả năng gây ảnh hưởng tổn hại đến sức khoẻ và tính mạng của người khác, như thế cơ quan thi hành công vụ  đang sử dụng một hành vi sai trái để đáp trả lại một hành vi sai trái tức là chúng ta đã sai hoàn toàn rồi.
Trường Sơn: Em muốn nhìn vụ việc này theo một cái góc nhìn cẩn trọng hơn. Rõ ràng chúng ta đang ngồi đây phân tích sự việc thì nó khác rất nhiều so với bản thân anh công an đó trong trường hợp lúc bấy giờ. Tất nhiên, khi nói chuyện ở đây, chúng ta có thể sử dụng luật pháp hoặc lý lẽ, bất kỳ cái gì cũng được; Thế nhưng trong tình huống lúc bấy giờ thi em cho rằng công an đó không thể nào có được một suy nghĩ thông suốt như chúng ta bây giờ.  Em muốn nhìn sự việc là như thế.
Đồng ý rằng anh công an đó đã sử dụng biện pháp trấn áp quá mức cần thiết và chúng ta cùng đồng ý với nhau rằng việc vi phạm luật lệ giao thông là vụ việc hành chính không hề có liên quan gì đến hình sự cả.  Thế nhưng trong vụ việc này em có đọc được đó là hai thanh niên đi ngược chiều kia không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông trước đó, tức đã bị phát hiện không đội mũ bảo hiểm bị yêu cầu dừng nhưng đã quay đầu xe bỏ chạy đi ngược chiều.
Tình tiết này đã cho thấy họ không tuân thủ hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.  Và trong trường hợp đi ngược chiều với vận tốc khá cao, thì chúng ta thử nghĩ xem trong truờng hợp của công an này trong tình huống đó nếu anh ta nhận thấy rằng hành vi phạm giao thông của hai người này có thể gây nguy hiểm cho người khác cũng có thể khiến bản thân họ bị thương. Và cũng chính vì lập luận đó thúc đẩy công an tung chân đạp để dừng lại hành vi vi phạm pháp luật của hai thanh niên.
Mặc dù vậy, em vẫn cho rằng công an đã dùng biện pháp nghiệp vụ quá mức cần thiết.  Bản thân em không nói được ai hoàn toàn sai, ai hoàn toàn đúng mà chỉ nhìn vụ việc theo góc nhìn rộng hơn vậy thôi.
Minh Hiển: Thật ra trong trường hợp này khi coi qua clip đó em cũng khó khẳng định được bởi vì rõ ràng cả hai người tham gia giao thông đi ngược chiều không đội mũ bảo hiểm là sai rồi không thể biện minh được; còn hành vi đá của cảnh sát thì em nghĩ rõ ràng là sử dụng quyền hành quá mức cần thiết.
Nhưng chúng ta cũng nên xét lại, trên thực tế có rất nhiều trường hợp thanh niên đi ngoài đường mặc dù rành rành là họ sai bởi vì không đội mũ bảo hiểm hoặc đi ngược chiều..... , nhưng khi cảnh sát giao thông có một biện pháp gì đấy truy đuổi quá gắt gao thì vô hình chung cái đấy lại ảnh hưởng ngược lại tâm lý những người vi phạm giao thông kia, khiến họ phóng nhanh hơn, trốn khỏi cảnh sát từ đấy tạo ra hậu quả nghiêm trọng hơn.
Em nghĩ là các hệ thống hạ tầng và cơ sở và giao thông của mình phải cải tiến theo hướng không thể lúc nào cảnh sát giao thông cũng phải nhoài ra đường để bắt những người vi phạm vì việc ấy vừa nguy hiểm cho cảnh sát giao thông, vừa nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Và tác động thứ ba nữa là có thể đẩy những người vi phạm giao thông có thể chạy trốn khiến hậu quả càng nặng nề hơn. Do vậy, em nghĩ để xét đoán trường hợp này rõ rang, phân định đúng hay sai thì rất khó nhưng chúng ta có thể tập trung hay kiến nghị về nâng cấp cơ sở hạ tầng hoặc cải thiện các biện pháp phạt nguội làm sao cho hiệu quả và chính xác hơn.
Pháp quyền xã hội chủ nghĩa
000_DV125667.jpg-400.jpg
Một cảnh sát giơ tay ra dấu không chụp hình trên một đường phố ở Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2006. AFP photo
Chân Như: Việt Nam luôn khẳng định đang xây dựng nhà nước “pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.  Vậy các bạn có ý kiến gì hệ thống luật pháp, tư pháp vàcách thực thi pháp luật hiện nay tại Việt Nam, làm sao để đảm bảo được cả tính nhân văn và sự nghiêm minh, công bằng của pháp luật ?
Trường Sơn: Câu hỏi này rất thú vị bởi vì chúng ta chạm vào một khái niệm hầu như không ai giải thích được đó là pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Em dám chắc rằng tất cả mọi người đây đều không giải thích nổi thế nào là pháp quyền xã hội chủ nghĩa bởi vì nó là một khái niệm hết sức là hài hước, chắc chỉ có Việt Nam có thôi. Chúng ta biết được thế nào là một nhà nước pháp quyền, thế nhưng thế nào là pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì chúng ta không biết.
Và nếu căn cứ vào tình hình luật pháp Việt Nam hiện tại, nếu chúng ta gọi đó là pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì rõ ràng đó là một điều hết sức là phản động, nó phản lại những thứ phát triển tiên tiến, bởi vì chúng ta thấy rõ ràng hệ thống luật pháp Việt Nam nó có rất nhiều vấn đề kẽ hở. Bản thân nền tư pháp Việt Nam cũng có vấn đề  bởi vì vấn đề cốt lõi của chúng ta đó là đất nước không có tam quyền phân lập, không có tư pháp độc lập khỏi những nhánh khác của nhà nước như hành pháp luật pháp, bởi vì vẫn bị đảng cộng sản Việt Nam chi phối. Vì thế, luật pháp và ngành tư pháp của Việt Nam không được đặt vào đúng chức năng và không được trao quyền hành đủ để thực hiện đúng chức năng của mình nên bị bóp méo.
Cả hai người tham gia giao thông đi ngược chiều không đội mũ bảo hiểm là sai rồi...còn hành vi đá của cảnh sát thì em nghĩ rõ ràng là sử dụng quyền hành quá mức cần thiết.  
- Minh Hiển

Tất cả những tác động bên ngoài từ phiá chính quyền, hành pháp, chính phủ, đảng, công an, tất cả đều muốn chi phối ngành tư pháp Việt Nam nên biến toà án Việt Nam như một sân khấu thể hiện ý chí của những người khác.  Rõ ràng chúng ta thấy rằng trong một nền pháp luật chuẩn mực tiên tiến mà chúng ta vẫn hay gọi là trong một xã hội thượng tôn pháp luật hay trong một nhà nước pháp quyền thì người thẩm phán hay chủ tọa có toàn quyền để đưa ra quyết định của mình cho từng trường hợp cụ thể và cũng không bị chi phối bởi bất cứ một thế lực hay cá nhân nào khác, thế nhưng ở Việt Nam hoàn toàn không giống thế.
Rõ ràng bản chất cốt lõi của toà án Việt Nam không được như những gì mà đáng phải có.  Càng cải cách, cải tiến, càng thay đổi lại càng làm cho nền tư pháp Việt Nam càng trở nên rối ren.
Quang Sơn: Suy nghĩ đầu tiên duy nhất em muốn đưa ra đó là tại sao trong một đất nước khi người ta chỉ vì cái đói, cái khát mà lại bị đi tù mà còn đang là học sinh, trong khi đó những cán bộ tham nhũng hàng nghìn tỷ hay làm thất thoát hàng trăm nghìn tỉ của nhà nước thì lại chỉ hưởng án treo hoặc xử rất nhẹ. Đấy chính là đặc điểm của pháp quyền xã hội chủ nghĩa đấy. Đúng như bạn Sơn vừa nói nếu muốn đem giới thiệu cho thế giới biết rằng thế nào là pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì luật pháp Việt Nam ta đúng là ví dụ cực kỳ kinh điển luôn.  Thật sự trên thế giới không có hệ thống luật pháp nào “quái thai”  như Việt Nam. Và để đảm bảo được tính nhân văn nghiêm minh của pháp luật, theo em nghĩ thì phải đi về cốt lõi là phải đa nguyên đa đảng.
Bởi  trong cả ba nhánh ngành, lúc nào Việt Nam cũng khẳng định có tam quyền phân lập nhưng  ba nhánh này lại bị chi phối duy nhất bởi đảng cộng sản. Trong khi đó, đa phần những người làm tổn hại cho đất nuớc nhất thì lại là những đảng viên, những người đang nắm giữ những quyền lợi chính trị hoặc quyền lực lớn trong xã hội.  Như vậyì làm sao đảng viên có thể xử lý đảng viên? Đúng là hệ thống luật pháp của Việt Nam “quái thai” ở chỗ ví dụ các nuớc trên thế giới, các thẩm phán là một trong những người giữ chức vụ cả đời và không thuộc bất kỳ đảng phái chính trị nào; Trong khi đó Việt Nam muốn lên làm thẩm phán thì phải làm thư ký 4-5 năm gì đấy và một thẩm phán chỉ được giữ chức vụ trong vòng 5 năm ngoài ra gần như tất cả các thẩm phán đều là đảng viên đảng cộng sản.
Vậy làm sao đảm bảo được tính nghiêm minh khi đảng viên xử đảng viên và đảng viên xử dân. Và qua sự việc cả cộng đồng mạng so sánh về vấn đề cướp bánh mì và thất thoát nghìn tỉ, em thấy rằng lỗi thuộc về chế độ và về nhà nước Việt Nam này bởi vì lỗi lớn nhất là họ để người dân đói, không tạo ra được công ăn việc làm. Thực ra em chỉ thấy đúng một câu duy nhất liên quan đến hệ thống luật pháp tư pháp  và thực thi luật pháp hiện nay từ duy nhất dành cho nó là “quái thai”.
Minh Hiển: Để trả lời cho hết thì cần những phân tích và thảo luận rất dài, ở đây em chỉ xin nói mấy ý thôi. Thứ nhất, quá trình để làm sao đảm bảo được công bằng và đúng đắn của pháp luật thì đầu tiên phải bỏ cơ chế đảng cử dân bầu, phải làm sao cho các ứng viên thật sự có tài năng và họ sẽ bằng vận động cá nhân hay tự ứng cử vào những vị trí mà người dân tin tưởng bầu ra, chứ không cần qua cơ chế ai cử thì người dân mới được bầu, đấy là vô lý.  Thứ hai, quá trình lựa chọn đại biểu quốc hội là quá trình lựa chọn người ra làm việc cho đất nước phải diễn ra công khai và minh bạch.
Chúng ta có rất nhiều ví dụ để cho những việc làm này có thể xảy ra và ta có thể làm dần dần, như vừa rồi có công đoạn hiệp thương để chọn ra những đại biểu chẳng hạn, thì ở rất nhiều nơi việc đấy không được đại trà để tất cả mọi người ai quan tâm thì có thể được vào, điều đấy là không có.  Chính vì thế mà ta cần cải thiện được việc này thì em nghĩ nó cũng tạo ra được những thay đổi đáng kể rồi.
Và cuối cùng là người dân luôn luôn phải nắm giữ được trong tay những quyền bất khả chuyển nhượng ví dụ những quyền phán quyết hiến pháp chẳng hạn, việc này không thể nào theo hình thức dân chủ đại diện được. Nhân dân cuối cùng vẫn phải giữ quyền ấy cho mình bằng trưng cầu dân ý hay bằng những hình thức nào đó. Làm được những bước như thế dần dần cũng có thể có được những tiến triển.  Đấy là những ví dụ cụ thể mà em nghĩ chúng ta có thể làm nó cũng không phải là quá xa vời nhưng sẽ tạo nên những hiệu quả rất khả quan.
Chân Như: Cám ơn chia sẻ của Minh Hiển, Trường Sơn và Quang Sơn.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>