Thursday, August 18, 2016

VN đơn phương hủy bỏ lễ kỷ niệm 50 năm trận Long Tân

PIC
Một cựu chiến binh với logo của quân đội Úc tham chiến Việt Nam trong ngày kỷ niệm 40 năm trận chiến Long Tân tổ chức tại Sydney, ngày 18 tháng 8 năm 2006.
    PIC Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Hôm nay ngày 18 tháng 8 đúng 50 năm kỷ niệm trận đánh Long Tân giữa Úc và Cộng sản miền Bắc tại xã Long Tân, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu. Nhân dịp này, trong suốt thời gian 18 tháng chính phủ Úc đã thỏa thuận với Hà Nội và đã được phép để các cựu chiến binh Úc và gia đình có buổi lễ tưởng niệm tại Long Tân. Tuy nhiên vào giờ chót khi 1.000 người Úc tới Việt Nam thì bị công an chặn lại không cho phép tới Long Tân như đự định. Mặc Lâm phỏng vấn nhà báo Lưu Tường Quang tại Úc để biết thêm phản ứng của công luận và chính giới Australia trước biến cố ngoại giao này.

Câu chuyện 50 năm trước

Mặc Lâm: Trước khi đi vào chi tiết vụ bãi bỏ lễ kỷ niệm này, có lẽ xin anh cho biết địa danh Long Tân có gì đặc biệt mà chính phủ Úc phải chuẩn bị kỷ niệm 50 năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc thưa anh?

Nhà báo Lưu Tường Quang: Long Tân là trận đánh lớn nhất của quân đội Úc trong cuộc chiến Việt Nam xảy ra vào ngày 18 tháng 8 năm 1966 kéo dài đến buổi sáng 19 tháng 8. Bối cảnh cuộc chiến này là chính phủ Australia quyết định tham chiến tại Việt Nam và đã gửi tiểu đoàn 6 của quân đội Úc sang căn cứ Núi Đất thuộc tỉnh Phước Tuy bây giờ là Bà Rịa Vũng Tàu.

Trong lúc chuẩn bị tác chiến thì vào ngày 16 tháng 8 đại đội D của tiểu đoàn 6 đi tuần tra tại một khu rừng cao su thuộc xã Long Tân tỉnh Phước Tuy thì lọt vào cuộc phục kích của quân đội cộng sản Bắc Việt. Về phương diện con số thì đại đội D của Úc có 108 binh sĩ cộng thêm ba chiến sĩ New Zealand là tiền thám cho pháo binh. Về phía cộng sản thì có trung đoàn 275 và trung đoàn 33 chính quy từ miền Bắc vào cộng thêm đơn vị địa phương là tiểu đoàn D445.

Đứng về phương diện quân số thì quân đội thì Úc 1 nhưng phải chống ít nhất là 20 hay nói cụ thể hơn 108 người phải chống lại khoảng 3.000 binh sĩ Cộng sản Bắc Việt và Mặt trận giải phóng miền Nam.

Sau khi cuộc chiến kết thúc quân đội Úc thiệt hại 18 binh sĩ trong khi chiến trường để lại 245 xác chết của quân đội cộng sản đó là chúng ta nói về phương diện con số. Nhìn về mục tiêu cuộc chiến thì rõ ràng là khi quân đội Úc mới sang Việt Nam và chưa sẵn sàng chiến đấu thì Cộng sản Bắc Việt đánh ngay một trận thật lớn vì mục đích của Bộ chính trị ở miền Bắc không phải chỉ đánh để chiến thắng về mặt quân sự không mà còn mục đích chính trị nữa, tại vì nếu đại đội D của Úc bị tiêu diệt thì rõ ràng đây là sự thất bại lớn lao của quân đội Úc tại Việt Nam và do đó chính phủ Canberra không thể tiếp tục chính sách tham chiến tại Việt Nam.

Sau khi thất bại hoàn toàn về phương diện quân sự và không đạt được mục tiêu chính trị nhưng đài phát thanh Hà Nội ngày 19-20 tháng 8 năm 1966 và kế tiếp là đài phát thanh Bắc Kinh đều đã thổi phồng lên gọi là chiến thắng vĩ đại của họ tại miền Nam.

Mặc Lâm: Được biết là chính phủ Úc và Việt Nam đã chuẩn bị cho sự kiện này ròng rã hơn 18 tháng qua, với việc đơn phương hủy bỏ bất ngờ vào phút chót này của Hà Nội chính phủ Úc phản ứng ra sao?

Nhà báo Lưu Tường Quang: Chánh phủ Úc rất bất bình không phải chỉ cái quyết định vào phút chót, như anh vừa nói, sau khi đã thảo luận với nhau trong 18 tháng. Nguyên nhân vì Hà Nội nói rằng Tòa lãnh sự Úc tại Sài Gòn đã hứa là chỉ tổ chức một buổi lễ với tầm vóc vừa phải nhưng bây giờ buổi lễ có vẻ được tổ chức quá quy mô và do đó họ cho rằng không đúng với sự thỏa thuận.

Điều này chỉ là cái cớ tôi không tin là có thật vì trong 18 tháng hai bên đã thảo luận với rất nhiều chi tiết cho nên không thể có chuyện bất ngờ có tới 1.000 người tham dự và có cả phần ca nhạc cũng như sự tham dự chính thức của đại sứ Australia và đại sứ New Zealand tại Việt Nam. Tôi cho là cái cớ để nói mà thôi vì Cộng sản đã tạo ra một huyền thoại về chiến thắng cho nên họ muốn bảo vệ cái huyền thoại đó không muốn sự thật phơi bày.

Phản ứng từ chính phủ Úc

Mặc Lâm: Phản ứng cụ thể từ các chính trị gia của Úc được ghi nhận như thế nào?

Nhà báo Lưu Tường Quang: Úc rất lấy là bất bình về phía Canberra đã có ba phản ứng. Phản ứng thứ nhất của Bộ trưởng Cựu chiến binh ông Dan Tehan, ông tỏ ra bất bình vì điều này đã ảnh hưởng tới tinh thần của cựu chiến binh Úc vì người Úc muốn trở lại chiến trường xưa coi như một cử chỉ hàn gắn lại vết thương chiến tranh của họ và đồng thời đưa ra bàn tay thân hữu.

Điểm thứ hai về phương diện ngoại giao thì bà Bộ trưởng ngoại giao của Úc Julie Bishop đã lên tiếng phàn nàn và rất bất bình không những vì cái quyết định cứng ngắc mà chính phủ Hà Nội hành xử rất thiếu ngoại giao và tất nhiên không đúng tiêu chuẩn của quốc tế.

Ý kiến thứ ba ở cấp cao hơn, Thủ tướng Úc ông Malcolm Turnbull đã rất bất bình và phàn nàn vì quyết định này khi hủy bỏ thảo thuận của hai bên trong 18 tháng và ông đang có ý định sẽ có cuộc điện đàm với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Nếu Thủ tướng Úc đã có ý định như vậy thì đây là vấn đề người Úc xem là rất quan trọng.

Mặc Lâm: Chúng tôi được xem một thước phim của truyển hình ABC của Úc cho thấy công an Việt Nam chận xe công dân Úc không cho họ tới Long Tân, phản ứng nói chung của truyền thông Úc ra sao thưa anh?

Nhà báo Lưu Tường Quang: Về giới truyền thông thì tất cả các cơ quan truyền thông chính mạch của nước Úc cũng như các cơ quan truyền thông tiếng Việt tại Úc đều coi đây là tin quan trọng kể cả các phản ứng của cựu chiến binh Úc. Chúng ta nhớ rằng trong số 1.000 cựu chiến binh và gia đình của họ còn có nguyên một toán phóng sự truyền hình của đài  truyền hình quốc gia ABC của Úc đã có mặt tại Việt Nam và họ đã tới làng Long Tân nhưng họ bị chặn đứng lại cách đài tưởng niệm có cây thánh giá của Úc ở Long Tân khoảng 200 thước. Với lý do đó công luận Úc đang theo dõi rất sôi nổi.

Mặc Lâm: Cám ơn anh.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>