Sunday, September 4, 2016

Trở thành công an Việt Nam dễ hay khó?

pic
Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây.
    PIC Hòa Ái, phóng viên RFA
  Trong mùa tuyển sinh Đại học năm 2016 tại Việt Nam vừa qua xuất hiện bức tâm thư của hai nữ sinh gửi Chủ tịch nước và Bộ trưởng Bộ Công an cứu xét cho ước mơ vào Học viện Cảnh sát Nhân dân và Học viện An ninh Nhân dân của họ.

Vụ việc ra sao? Vấn đề liên quan đến ngành đào tạo ra những người chuyên trách thực thi pháp luật như thế nào?

Ứớc mơ bị dập tắt

Với kết quả thi Trung học Phổ thông Quốc gia đạt cao 30, 5 và 30 điểm, hai nữ sinh ở Lạng Sơn là Nguyễn Như Quỳnh và Tô Thị Đệ tin tưởng rằng sẽ được nhận vào Học viện An Ninh Nhân Dân và Học viện Cảnh Sát Nhân Dân; tuy nhiên họ phải viết đơn cầu cứu vì mong ước của họ không được toại nguyện do vấn đề nhân thân của thành viên trong gia đình. Theo trình bày của nữ sinh Nguyễn Như Quỳnh thì do thân phụ nhận thức pháp luật bị hạn chế nên bị án tích 12 tháng tù treo từ khi em chưa chào đời và vì thế em thiết tha mong được cứu xét.

Qua lời trần tình này, những người quan tâm nêu lên câu hỏi vì sao ước mơ của một người trẻ có thực lực bị dập tắt vì hành vi phạm pháp không phải do chính mình gây ra và phải chăng những người tài năng vẫn không được trọng dụng vì mãi duy trì xét duyệt theo cơ chế lý lịch? Chúng tôi liên lạc với một nhân viên làm việc ở Bộ Công an và được cho biết đây là ngành có các quy định rất khắc khe, thậm chí là nhân viên đang công tác trong ngành nhưng thân nhân có hành vi phạm pháp dù không cố ý thì nhân viên đó vẫn bị đào thải ra khỏi ngành.

Dù có khó khăn như thế, nhưng khoảng một thập niên trở lại đây, ngày càng có nhiều bạn trẻ chọn thi tuyển vào các trường Công an Nhân dân. Bạn Sơn ở Đà Nẵng chia sẻ lập luận vì sao có hiện tượng này:

“Đối với em, trong đầu óc các em này đang hình tượng những người công an rất là tốt đẹp và họ muốn theo đuổi hình tượng này. Thứ hai nữa là theo học ngành đó không tốn tiền. Đa số họ nói rằng theo ngành để phục vụ cho dân cho nước thì chuyện đó hạ hồi phân giải, em không rõ được. Nhưng em nghĩ rằng đầu tiên hầu như thiếu thông tin và thứ hai là liên quan đến tiền học phí.”

Trao đổi với một số bạn trẻ có nguyện vọng trở thành công an, Đài Á Châu Tự Do ghi nhận được câu trả lời tương tự của bạn Sơn nêu ra là vì các bạn có lý tưởng muốn góp phần giữ gìn an ninh trật tự trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện tại; đồng thời cũng vì mục đích không phải trả tiền học phí, ra trường không bị thất nghiệp và đời sống được ổn định cùng các ưu đãi đặc biệt của ngành, chẳng hạn như con cái được miễn học phí từ lứa tuổi mầm non cho đến hết phổ thông công lập.

Cảm nhận của phụ huynh

Trong khi đó, Hòa Ái đặt câu hỏi với các bậc phụ huynh cảm nhận như thế nào nếu như những đứa con muốn trở thành công an, an ninh; đa phần trong số họ bày tỏ sự hài lòng và cảm kích vì cho rằng con mình thật sự trưởng thành khi chọn ngành nghề bảo vệ trật tự an ninh cho người dân, cho quốc gia. Mặc dù vậy, cũng có không ít các bậc cha mẹ lên tiếng sẽ góp ý khuyên răng nên suy nghĩ lại vì lo ngại những đứa con của họ sẽ là những người máy chỉ biết phục tùng mệnh lệnh khi ngày càng nhiều hình ảnh cảnh sát, công an, nhân viên an ninh nhũng nhiễu dân lành, thậm chí trở thành lực lượng đối đầu với người dân trong các vụ cưỡng chế đất đai phi lý hay đàn áp những cuộc tuần hành ôn hòa vì biển đảo và môi trường của Việt Nam.

Ông Quý, ở Kiên Giang, khẳng định với RFA sẽ phản đối không đồng ý cho con ông vào ngành công an bởi vì ông là nạn nhân của Cảnh sát Giao thông luôn vòi vĩnh tiền các chuyến xe chở hàng trong cuộc sống mưu sinh hàng ngày. Ông còn chia sẻ thêm về tình trạng tham nhũng của công an địa phương nơi gia đình ông sinh sống:

“Ở đây lên thành phố Bình Dương làm mướn, trước tiên đến chính quyền xã, ấp là phải đóng hết 400 ngàn thì mới được chứng giấy tờ. Người ta nghèo, chỉ có một vé xe đi lên thành phố làm mướn là 170 ngàn, còn một trăm mấy chục ngàn để ăn uống trong những ngày đầu ở thành phố. Vậy mà công an xã, ấp chứng giấy đòi thêm 400 ngàn nữa. Lắm lúc người dân cự cãi. Không chứng, người ta xe giấy bỏ tại văn phòng.”

Nêu lên vấn đề “con sâu làm sầu nồi canh” với ngụ ý ngành nghề nào cũng có người tốt người xấu nhưng dường như những thính giả mà Đài Á Châu Tự Do tiếp xúc đều cho rằng tình trạng lạm quyền và tiêu cực của của các nhân viên trong ngành thực thi pháp luật càng khiến niềm tin của dân chúng sút giảm đối với chính phủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Một nhân viên từng phục vụ trong quân đội lên tiếng về tính chất đặc thù của các ngành có nhân viên mặc sắc phục với tên gọi “chiến sĩ nhân dân”:

“Nghĩa là thật sự chỉ phục vụ cho đảng là chính, phải trung thành với đảng và nhà nước, phải là như vậy; chứ không phải lý tưởng vì nhân dân. Chẳng qua là khẩu hiệu hô hào, không phải gì đất nước. Vào trong đó chưa chắc mình có tài mà có thể cống hiến được. Sĩ quan mà nếu không có gốc gác cũng vẫn bị ‘đì’. Còn sĩ quan có gốc gác hoặc có thế lực thì mới được nâng đỡ thăng tiến. Những người như vậy thì đâu có tài gì đâu, chỉ vì cái ‘lon đeo’ để lãnh lương thôi. Trong đó cũng quan liêu chứ không trong sạch gì hết.”

Trở lại với trường hợp của hai nữ sinh viết tâm thư thiết tha được cứu xét vào Học viện An Ninh Nhân Dân và Học viện Cảnh Sát Nhân Dân trong mùa tuyển sinh Đại học năm nay, Bộ Công an đã trả lời bằng văn bản rằng dù Nguyễn Như Quỳnh là học sinh xuất sắc nhưng rất đáng tiếc vì đó là quy định của ngành. Trong khi nhiều người quan tâm bày tỏ sự nuối tiếc cho hoài bão của các em không thực hiện được thì cũng có rất nhiều người khác khuyên nhủ hai nữ sinh ở Lạng Sơn cùng những bạn trẻ nên tìm hiểu thông tin tận tường hơn để không cảm thấy thất vọng khi các em không được gia nhập vào lực lượng thực thi pháp luật ở Việt Nam.

Riêng các bạn trẻ được thỏa nguyện vào các học viện để trở thành những “chiến sĩ nhân dân”, dư luận mong mỏi họ sẽ là những nhân viên chân chính, vì dân phục vụ, chứ không phải là những người mặc sắc phục mà dân chúng phải hỏi “các anh phục vụ ai” như nhạc sĩ Việt Khang, tác giả bài hát “Anh là ai?” từng bị án tù vì câu hỏi đó.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>