Monday, September 19, 2016

Việt Nam cải tổ chính trị, công nhận xã hội dân sự?

pic
Ông Nhị Lê, Phó Tổng Biên Tập Tạp chí Cộng sản
Kính Hòa, phóng viên RFA
  Cuối tháng tám năm 2016, truyền thông Việt Nam có đăng bài phỏng vấn ông Nhị Lê, Phó Tổng Biên Tập Tạp chí Cộng sản, về vấn đổi mới hệ thống chính trị. Tạp chí Cộng sản là cơ quan chuyên về lý luận của đảng cộng sản đang là đảng duy nhất cầm quyền tại Việt Nam. Trong bài phỏng vấn này ông Nhị Lê có đề cập đến các tổ chức thuộc về xã hội dân sự (XHDS), cũng như ý kiến hợp nhất hai hệ thống đảng và nhà nước.

Một tín hiệu tốt

Luật sư Lê Công Định dành cho Kính Hòa bài phỏng vấn sau đây về cải cách chính trị và những điểm được ông Nhị Lê đề cập. Trước hết Luật sư Lê Công Định cho biết:

LS Lê Công Định: Đây là lần đầu tiên một quan chức cộng sản đề cập đến các tổ chức XHDS, và cũng là lần đầu tiên họ nhắc đến các tổ chức này, mặc dù không phải một cách chính thống mà qua một cuộc trả lời phỏng vấn, tức là nhà nước thì chưa bao giờ công nhận, nhưng qua hệ thống đảng với bài phỏng vấn của ông Nhị Lê, họ một phần nào đó công nhận sự cần thiết của các tổ chức này. Tuy nhiên chỉ qua một cuộc phỏng vấn nên chúng ta cũng không biết trong tương lai các tổ chức này sẽ hoạt động trong khuôn khổ pháp lý ra sao. Họ còn bị nhìn như là các thế lực thù địch hay không như từ trước đến nay hệ thống báo chí và tuyên truyền của đảng hay nói. Cho nên chúng ta vẫn phải chờ, nhưng dù sao đây cũng là một tín hiệu tốt, vì lần đầu tiên các tổ chức xã hội dân sự được nhìn với con mắt ít nhiều thiện cảm chứ không bài bác.

Kính Hòa: Trong bài phỏng vấn ông Nhị Lê ông có thấy những điều cởi mở về chính trị không?

LS Lê Công Định: Tôi có ghi nhận một điều là khi nói về sự thống thống nhất của hai hệ thống đảng và chính quyền, ông dùng từ nhất nguyên. Lẽ ra họ đã làm cái điều này trong lần cải cách chính trị lần đầu tiên hồi năm 1986. Thời điểm đó là thích hợp để đưa ra cải tổ này, nhưng 30 năm sau mới được đưa ra một cách chính thức. Từ trước đến giờ cứ song song với bộ máy chính quyền thì có bộ máy đảng tồn tại đê điều khiển mọi hoạt động. Trên thực tế hai bộ máy này chồng chéo nhau với cùng một nhiệm vụ. Có lẽ trong việc cải tổ chính trị lần này dường như họ muốn gộp hai bộ máy làm một mà họ gọi là nhất nguyên. Thì tôi hoàn toàn thấy là cần thiết vì nếu không chúng ta sẽ tốn rất nhiều nguồn lực để tài trợ cho hai hệ thống làm cùng một chuyện là quản lý. Tôi nghĩ cái họ đề cập về cải tổ chính trị trong bài phỏng vấn ông Nhị Lê là một hình thức xóa dần vai trò của của đảng cộng sản và nhập vào vai trò của nhà nước, mà tôi cho là hợp lý.

Kính Hòa: Nhưng có vẻ chũ nhất nguyên ông Nhị Lê dùng trong bài này là ở hai chỗ với hai nghĩa khác nhau. Tức là ông có nói trong phần đầu là cải cách chính trị để trở thành một thể chế chính trị Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam nhất nguyên, có thể hiểu nhất nguyên ở đây là dưới ngọn cờ của đảng cộng sản Việt Nam?

LS Lê Công Định: Tất nhiên, nếu mà nói rằng cải tổ chính trị để dẫn đến chổ không còn sự lãnh đạo của đảng cộng sản nữa thì họ chẳng bao giờ làm đâu. Cho nên nhất nguyên phải hiểu theo cái khuôn khổ cũ của họ tức là lãnh đạo bởi đảng cộng sản. Nhưng bây giờ đảng lãnh đạo không như trước đây, mà đóng vai trò một người ở tầng trên, kiểm soát, chi phối nhân sự đã có trong hệ thống nhà nước, nhất nguyên hợp lại làm một. Thì chúng ta biết rằng mọi sự cải cách chính trị của đảng cộng sản là đều nhằm mục đích tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với đất nước này chứ không làm xói mòn hay giảm vai trò lãnh đạo đó.

Kính Hòa: Tức là chữ nhất nguyên ở đây có hai nghĩa, thứ nhất là chỉ có đảng cộng sản thôi, thứ hai là hợp các cơ quan đảng chính quyền làm một?

LS Lê Công Định: Đúng, chính xác.

Kính Hòa: Với cương vị luật sư, ông nhận định thế nào về đề cập của ông Nhị Lê về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?

LS Lê Công Định: Thực ra khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chỉ tồn tại trên giấy thôi, là bởi vì cho đến nay đảng vẫn chi phối quá nhiều, trong những chuyện mà lẽ ra nó thuộc về thẩm quyền của luật pháp và của nhà nước. Đối với tôi pháp quyền xã hội chủ nghĩa vẫn là mơ hồ. Vì một mặt nó vẫn dùng khái niệm nhà nước pháp quyền mà các nước phương Tây hiểu, một mặt nó lại có cái đuôi xã hội chủ nghĩa, chính cái đuôi này nó làm cho cái quan niệm nguyên thủy nhà nước pháp quyền trở nên méo mó trong cái việc áp dụng tại Việt Nam hiện nay. Nói đến pháp quyền thì phải nói đến tam quyền phân lập, nhưng đằng này ở Việt Nam tam quyền phân lập bị thẳng thừng bác bỏ, ngay cả trong việc soạn thảo Hiến pháp 2013, nhiều người đưa ra chuyện tam quyền phân lập, nhưng hoàn toàn bị loại, không được bàn đến trong những cuộc thảo luận về Hiến pháp.

Cho nên chúng ta thấy rằng tuy mang tiếng nhà nước pháp quyền, nhưng vì nó là xã hội chủ nghĩa cho nên không bao giờ có chuyện tam quyền phân lập, và đảng cộng sản là một tổ chức duy nhât thống trị xã hội này, và mọi quyền lực đều tập trung vào tay của đảng cộng sản hết. Đó là khái niệm pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mà nói thẳng ra là tôi thấy nó khôi hài.

Kính Hòa: Ông Nhị Lê có đề cập đến một điều mà ông gọi là nền tảng đạo đức xã hội?

LS Lê Công Định: Với góc nhìn của một người chuyên môn về luật pháp, tôi thấy đặt vấn đề đạo đức xã hội ở đây giống như một phần của cải cách chính trị thì tôi thấy là làm cho người ta cảm thấy việc cai trị dựa trên cảm tính nhiều hơn là lý tính, mà lý tính là luật pháp. Lẽ ra việc cải tổ chính trị phải dựa trên nền tảng cải tổ pháp luật, chứ không đi vào xem xét chuyện đạo đức rất là mơ hồ. Cho nên tôi quay lại chuyện cải tổ chính trị của Việt Nam trong tương lai phải dựa trên một nền tảng pháp lý thật vững chắc, trên những nguyên tắc của nhà nước pháp trị, trong đó có thể chế tam quyền phân lập. Dựa trên đó người ta mới có thể giải quyết chuyện hệ thống chính trị của Việt Nam trong tương lai phù hợp với sự phát triển của đất nước.

Kính Hòa: Nhìn chung bài phỏng vấn của ông Nhị lê có tích cực cởi mở hay không?

LS Lê Công Định: Tôi cho là nó tích cực vì lần đầu tiên các tổ chức xã hội dân sự được công nhận một cách độc lập, giống như ngày nay chúng ta thấy có nhiều tổ chức xã hội dân sự được phát triển một cách tự phát. Đó là một dấu hiệu tốt nếu mà những tổ chức đó được một qui định đặt ra khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển của mình. Điều đó rất tốt và chúng ta mong chuyện cải tổ chính trị trong tương lai sẽ đi theo hướng đó. Đó là một điểm.

Điểm thứ hai và nhất nguyên tiết kiệm rất nhiều nguồn lực, tiền bạc.

Làm được hai điều đó tôi cho là đã tương đối tạo được sự bức phá, nhưng dĩ nhiên vẫn còn những lợ cợn, chẳng hạn như ông Nhị Lê đề cập đến quyền lãnh đạo chi phối tuyệt đối của đảng cộng sản.

Kính Hòa: Xin cám ơn ông.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>