Monday, November 21, 2016

Câu chuyện giáo dục

pic
Kính Hòa, phóng viên RFA
“Đây là nét lịch sự. Những người làm nhiệm vụ này là vinh dự, được gặp gỡ người này người kia, được làm việc với họ. Khi những cán bộ được điều đi nếu có chuyện gì xảy ra thì sẽ được cơ quan có trách nhiệm vì đây là được tổ chức điều đi làm nhiệm vụ chính trị”

Chuyện đi tiếp khách là hoàn toàn trong sáng. Tuy nhiên, trong các bữa tiệc, rượu vô thì lời ra; ai đó có một hành động không đẹp thì cũng là chuyện bình thường trong cuộc sống”

Đó là phát biểu của hai quan chức thị xã Hồng Lĩnh, Nguyễn Văn Hổ, Lê Bá Thiềm, sau khi xảy ra vụ bê bối của ngành giáo dục thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, điều giáo viên nữ đi tiếp khác trong phòng karaoke.

Ông Lê Bá Thiềm là trưởng phòng giáo dục thị xã, còn ông Nguyễn Văn Hổ là chủ tịch thị xã.

Phải nói rằng phản ứng của giới blogger là rất giận dữ, blogger Cánh Cò viết rằng:

Người dân ngạc nhiên vì ngôn ngữ của Trưởng phòng Giáo dục của một thị xã lại giống với ngôn ngữ của Duterte như thế! Nhưng nói vậy là oan cho ông này. Ít nhất Tổng thống của Philippines không bắt nhân viên của mình đi làm đĩ không công cho một bộ phận nào đó của chính phủ.

Đảng Cộng sản Việt Nam được Lê Bá Thiềm và Nguyễn Văn Hổ đại diện tuyên bố công khai điều mà nó giấu giếm từ gần 70 năm nay: Muốn thăng tiến trong đảng thì các cô phải “phục vụ” cho chóp bu của nó. Nói theo ngôn ngữ cộng sản: "nhiệm vụ chính trị”.

Một blogger khác là Võ Xuân Sơn cũng đề cập đến khái niệm nhiệm vụ chính trị ngộ nghĩnh của các quan chức Hà Tĩnh:

Cho rằng phục vụ cấp trên ăn nhậu là nhiệm vụ chính trị, có lẽ là sự ngụy biện trơ trẽn nhất mà tôi được biết từ đó tới giờ.

Thử hỏi ông và cả cái đảng cộng sản Việt nam này, xem ở đâu nói rằng việc phục vụ các ông ăn nhậu, hát hò là nhiệm vụ chính trị? Không lẽ ở cái đất nước này thực sự có loại nhiệm vụ chính trị như vậy hay sao?

Nhà văn Nguyễn Quang Thân viết rằng hành động của các quan chức Hà Tĩnh là hỗn với thầy cô, hỗn với nghề dạy học cao quý, và nhất là nó lại xảy ra trên mảnh đất Hà Tĩnh nổi tiếng hiếu học từ bao đời nay.

Khi sự việc được báo chí đưa ra công luận, người đứng đầu ngành giáo dục cả nước là Bộ trưởng Bộ giáo dục Phùng Xuân Nhạ, lại như đổ thêm dầu vào lửa khi cho rằng chuyện điều giáo viên nữ như vậy chưa tới mức trầm trọng, và các giáo viên bị điều đi phải tự xem thái độ của mình.

Một cư dân mạng xã hội hỏi ông Bộ trưởng rằng Tự bao giờ trên cái đất nước nhiều đau khổ này, cô giáo trở thành “cái giếng làng” để cho những kẻ phàm phu tục tử “rửa chân” vậy, ông Bộ trưởng?

Một nhà giáo là ông Hà Dương Tường viết trên mạng xã hội:

Ông thừa biết số phận bé nhỏ của họ dưới nanh vuốt của các quan huyện mà. Hay ông cho rằng việc buộc phải đi "tiếp khách" không có gì xúc phạm danh dự và nhân phẩm của họ. Chắc ông sẵn sàng (hay vui vẻ) cho vợ, con gái (hay cháu gái) của ông đi làm các "nhiệm vụ" đó?

Bình luận về câu nói của ông Bộ trưởng rằng hành động của các quan chức Hà Tĩnh không tới mức nghiêm trọng, nhà báo Võ Văn Tạo hỏi ông Bộ trưởng rằng tại sao một hành động chà đạp nhân phẩm như vậy mà ông xem là không nghiêm trọng:

Coi phụ nữ (lại là nữ giáo viên) chẳng khác món đồ chơi, làm nô tì mua vui quan khách, bất chấp hậu quả như một sự sỉ nhục, làm tổn thương lòng tự trọng, danh dự, nhân phẩm các cô, làm xã hội coi thường nhân cách nhà giáo – với chức năng dạy dỗ, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách thế hệ trẻ. Vậy mà ông lại nhận định “chưa tới mức độ trầm trọng”?

Nhà báo Huy Đức kết luận rằng sự phản ứng của ông Bộ trưởng Bộ giáo dục là phản ứng của một kẻ thiếu nền tảng giáo dục:

Thay vì giận dữ trước việc các đồng nghiệp của mình bị lạm dụng, bị xúc phạm, ông đã phản ứng theo lối chia sẻ với các quan chức địa phương.

Phản ứng của ông Bộ trưởng là phản ứng của một quan chức trên nền tảng "văn hóa cán bộ", thứ "văn hóa" cấp trên coi cấp dưới là thuộc hạ, chứ không phải phản ứng của một người có nền tảng văn hóa căn bản, biết tôn trọng con người, biết giới hạn quyền lực hành chánh (Phòng giáo dục hay hiệu trưởng chỉ được coi là cấp trên trong mối quan hệ công sở, liên quan tới công việc).

Không phải ông Bộ trưởng thiếu kinh nghiệm chính trị, ông thiếu nền tảng giáo dục.

Giáo dục Việt Nam đi về đâu

pic
Bộ trưởng Bộ giáo dục Đào tạo Phùng Xuân Nhạ
Một câu chuyện khác, nhỏ hơn nhưng cũng liên quan đến ngành giáo dục là một số sinh viên Đại học Hoa Sen biểu tình phản đối hội đồng quản trị mới của trường này. Sau đó đã có lời chỉ trích từ phía chính quyền rằng các em này bị kích động biểu tình.

Nhạc sĩ, blogger Tuấn Khanh liên hệ việc đó với tinh thần đại học tự do mà thành phố Sài gòn đã từng chứng kiến gần nửa thế kỷ trước:

Nhiều ngày, đọc các bản tin trên báo, các dòng tin trên facebook… cứ nhắc đi nhắc lại việc sinh viên bị “xúi giục, kích động”… thật không thể không thảng thốt và buồn nôn. Tinh thần đại học độc lập và giá trị biểu kiến của giới trẻ chưa gì đã bị dán cho những nhãn quan mập mờ đe dọa về chính trị. Đáng tiếc hơn, đôi khi chính những vị là nhà giáo dục, luật sư… cũng có một thói quen cất tiếng, giới thiệu lối tư duy tăm tối của mình để áp đặt cho một không khí sinh hoạt xã hội dân sự bình thường. Chính quý vị trí thức ấy cũng đã góp phần bóp chết tinh thần đại học của Sài Gòn, của giới trẻ là vậy.

Nhưng nếu chúng ta chấp nhận im lặng và thỏa hiệp với những tư duy giáo dục đớn hèn, trẻ con hóa sinh viên, thì làm sao dựng được thế hệ của hy vọng?

Trở lại câu chuyện nữ giáo viên bị bắt buộc phải đi tiếp khách, và phát biểu của các quan chức ngành giáo dục, Châu Đoan viết trên Facebook:

Tôi thất vọng và lo lắng vô cùng cho tương lai nền giáo dục Việt Nam và cho những sản phẩm của nền giáo dục ấy. Một nhận thức hết sức cơ bản, nhiều người bình thường biết mà ông lại không hề có chút khái niệm là thế nào?

Con em chúng tôi đang được giáo dục kiểu lý luận này sao? Chúng sẽ trở thành những người như thế nào? Tôi thà con tôi là xe ôm chứ nhất định không làm một bộ trưởng giáo dục mà phát biểu trước công luận một cách hết sức vô lý, vô trách nhiệm, thiếu hiểu biết trầm trọng như ông. Thử tưởng tượng bạn đọc của báo, những cấp dưới của ông, rồi học sinh, sinh viên tin lời phát biểu này của ông là đúng đắn, cùng mang tư duy quái gở kiểu ấy thì hậu quả sẽ tồi tệ đến đâu?

Phát biểu của ông đã đập tan hy vọng mỏng manh về nền giáo dục ở Việt Nam và nó khiến tôi rơi vào một trạng thái buồn bực bi quan cùng cực.

Có một bộ trưởng giáo dục như ông Nhạ, đất nước thực sự đang mang đại hoạ, tiền đồ tối tăm như tiền đồ chị Dậu.

Một nhà giáo về hưu là ông Nguyễn Khắc Mai kêu gọi các quan chức ngành giáo dục từ chức, đồng thời ông cũng ra một lời cảnh báo nghiêm trọng:

Nếu có chút lương tri, chủ tịch và trưởng phòng giáo dục Thị xã Hồng lĩnh nên tù chức. Bộ trưởng nên xin lỗi các nhà giáo và học sinh cùng phụ huynh.

Còn không, nếu đảng và nhà nước còn biết ít nhiều là văn hóa của tính tôn nghiêm của đạo dức và luật pháp, phải cách chức ngay hai kẻ đã gây ra lỗi lầm đáng phỉ nhổ cho chế độ. Vào giờ phút này hãy cẩn thận! Lê Nin từng dự báo ba gót A sin của cộng sản là dốt-tham-và cậy quyền. Liên xô đã sụp đổ vì thế. Dẫu là để mỵ dân cũng phải hành xử cho ra dáng.

Còn nữa, nếu đảng và chính phủ không làm gì cả thì Hội giáo chức Chu Văn An nên tìm cách điệu hai tên này ra quỳ trước đền cụ Chu văn An vào ngày 20-11 tới.

Tôi nói ý tình của mình, một anh giáo già, đang mơ ước hiện đại hóa nền đạo lý minh triết của tổ tiên.

Anh Nguyễn Anh Tuấn, một nhà hoạt động dân sự trẻ tuổi cho rằng chuyện lạm dụng quyền lực, chà đạp nhân phẩm phụ nữ như vừa xảy ra ở Hà Tĩnh, chỉ có thể kết thúc nếu như có một nghiệp đoàn độc lập của các giáo viên. Phản biện lại ý kiến cho rằng khả năng hình thành công đoàn độc lập ở Việt Nam đã tan biến sau khi nước Mỹ có tân tổng thống, Nguyễn Anh Tuấn viết:

Không nên nghĩ vậy, TPP hay nước Mỹ không phải là điều kiện cũng chẳng hề là động lực để người Việt đòi quyền tự do nghiệp đoàn.

Phẩm giá của từng cá nhân người lao động, và quyền lợi chính đáng của họ - chẳng hạn ở đây, là quyền được yên ổn đứng trên bục giảng rồi về với chồng con của các cô giáo Hồng Lĩnh, chứ không phải ngả nghiêng với chén rượu bên đám quan chức - mới chính là nguyên nhân và động lực của tự do nghiệp đoàn - nơi mà trong đó những người lao động đơn lẻ tìm thấy sức mạnh to lớn hơn khi dựa vào nhau để bảo vệ nhau.

Mà người lao động là ai? - Là các cô giáo ở Hồng Lĩnh, là bạn, là tôi và cha mẹ anh em bạn bè của chúng ta, chứ còn ai nữa.

Các cô giáo ở Hồng Lĩnh, các quan chức ngành giáo dục Lê Bá Thiềm và Phùng Xuân Nhạ, là những cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong tuần lễ mà theo thông lệ, Việt Nam tưng bừng tổ chức lễ tri ân các nhà giáo, ngày hiến chương các nhà giáo 20 tháng 11.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>