Một nhà máy dệt tại tỉnh Hà Nam, miền Bắc Việt Nam.Reuters
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan - Thanh Phương (rfi)
Sau hơn 5 năm thương lượng gay go, đến tháng 10/2015, hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương đã được ký kết. Mục tiêu của hiệp định này cũng chính nhằm tăng cường quan hệ giữa Hoa Kỳ với các đồng minh châu Á, trước đà lớn mạnh của Trung Quốc.
Thế nhưng, ngày 11/11/2016, chính quyền Obama thông báo đình chỉ mọi thủ tục để hiệp định TPP được thông qua ở Quốc hội Mỹ, tuyên bố rằng số phận của hiệp định này sẽ do tổng thống tân cử Donald Trump và các nghị sĩ Cộng hòa, chiếm đa số ở Quốc Hội lưỡng viện, quyết định.
Quyết định nói trên của tổng thống Obama gần như đã "khai tử" hiệp định tự do mậu dịch với châu Á. Trong thời gian vận động tranh cử, ông Donald Trump đã nhấn mạnh lập trường chống TPP, xem hiệp định này là một "thảm họa" với Hoa Kỳ, vì nó sẽ làm người dân Mỹ mất thêm nhiều việc làm. Cho nên, hầu như không còn khả năng TTP "thoát chết" với chính quyền Trump.
Theo quy định của TPP, hiệp định này chỉ có thể có hiệu lực nếu có sự tham gia của Hoa Kỳ, bởi vì nền kinh tế nước này chiếm đến 2/3 tổng GDP của 12 nước thành viên.
Đây sẽ là một vố rất đau đối với các nước châu Á-Thái Bình Dương nói chung và đối với Việt Nam nói riêng, vì Hà Nội đã trông chờ rất nhiều vào TPP, để một mặt đẩy nhanh hội nhập kinh tế thế giới và mặt khác thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc.
Có thể nói TPP là một bước rất quan trọng trong việc thắt chặt quan hệ giữa hai nước cựu thù, Việt Nam và Mỹ, trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung vẫn không êm xuôi do căng thẳng trên vấn đề Biển Đông.
Thật ra thì từ mấy tháng qua, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã chuẩn bị cho khả năng TPP chết yểu, bởi vì ngay cả ứng cử viên Dân Chủ Hillary Clinton cũng đã tỏ lập trường chống hiệp định này. Tuy không chủ trương hủy bỏ TPP, nhưng bà yêu cầu thương lượng lại hiệp định này, một điều mà chắc chắn là các quốc gia khác sẽ không chấp nhận.
Sau khi tổng thống Obama thông báo tạm dừng thủ tục trình TPP ra Quốc Hội mãn nhiệm, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ngày 17/11/2016, đã thông báo là Việt Nam cũng chưa đưa hiệp định này ra Quốc Hội. Nhưng ông Phúc coi như ghi nhận khả năng hiệp định TPP bị "xóa sổ", khi tuyên bố, dù tham gia TPP hay không thì Việt Nam "vẫn tiếp tục hội nhập kinh tế thế giới". Thủ tướng Việt Nam còn nói rằng dù sao quan hệ giữa Hà Nội với Washington sẽ vẫn rất vững chắc, nhưng ông nhấn mạnh đến chính sách của Việt Nam là đa phương và đa dạng hóa quan hệ ngoại giao, xem tất cả các nước đều là bạn.
Nhưng Việt Nam nên chọn con đường nào để thay thế cho TPP? Và việc TPP bị “khai tử” có ảnh hưởng gì đến quyết tâm cải cách của Việt Nam? Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan ở Việt Nam.
No comments :
Post a Comment