Sunday, December 4, 2016

Fidel Castro

pic

Kính Hòa, phóng viên RFA
Quốc tang

Ông Fidel Castro, lãnh tụ cách mạng cộng sản Cuba từ trần. Nhà nước Việt Nam tuyên bố quốc tang một ngày dành cho ông.

Báo chí Việt Nam đưa hình ảnh hàng người xếp hàng đến viếng ông Fidel ở Hà Nội.

Nhiều blogger phản đối chuyện quốc tang này.

Châu Đoan viết trên mạng xã hội rằng nhà cầm quyền bắt làm gì thì dân chúng phải làm theo, nhưng hãy nên nhớ là còn những thảm trạng trong chính lịch sử người Việt cần phải nhớ, như là câu chuyện thuyền nhân, hay trại cải tạo sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Blogger Viết Từ Sài Gòn cho rằng chuyện nhà nước Việt Nam tổ chức ca tụng và để tang ông Fidel là một kiểu tâm lý mà tác giả gọi là ốp đồng cho một thần tượng để lấy lại sự tự tin, vì xã hội Việt Nam không còn thần tượng nữa:

Và có vẻ như tại Việt Nam, cái thời sùng bái Hồ Chí Minh một cách điên rồ như người ta từng thần tượng Nguyễn Văn Tám đã qua rồi. Nhiệt lượng của cuồng tín và ốp đồng tập thể cũng dần vơi cạn, phôi phai, mãi cho đến khi Võ Nguyên Giáp chết, ngọn lửa đó được hâm nóng nhưng có vẻ như cũng nhanh chóng lụi tàn. Và, chưa bao giờ đảng cộng sản Việt Nam lại khủng hoảng thần tượng như hiện tại.

Nói cho cùng thì Fidel là cơ hội cuối cùng để người cộng sản tự ốp đồng, tự tạo ra một chuỗi thương tiếc và xây dựng thần tượng bằng nước mắt, bằng lòng ngưỡng mộ, kính cẩn hay gì gì đó để ít ra cũng giảm bớt nhiệt lượng bất mãn, mất niềm tin và coi thường nhau ngay trong nội bộ cộng sản cũng như sự khinh bỉ của người dân đối với thứ chủ nghĩa độc tài mà họ đã cam chịu suốt nhiều thập kỉ nay.

Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng viết trên blog của mình rằng chắc hẳn một bộ phận trong giới lãnh đạo Việt Nam – những người như ông Nguyễn Phú Trọng – phải có cảm giác như vừa mất đi một chỗ dựa an toàn, và có thể là chỗ dựa cuối cùng, về hệ tư tưởng một chiều chỉ đóng không mở.

Blogger Trịnh Hữu Long cho rằng quyết định quốc tang của nhà nước Việt Nam rơi vào một tình thế lố bịch vì không lường hết được tình cảm của dân chúng:

Vì giữ lối suy nghĩ và cách tuyên giáo từ những năm 60, Đảng Ta lố bịch hoá những người mà họ ca ngợi, mà lần này nạn nhân là Fidel Castro. Nếu không tổ chức quốc tang cho Fidel thì dân ta cũng chỉ dừng lại ở chỗ tranh luận qua lại, bất phân thắng bại, nhưng có “quả” quốc tang vào thì nó thành quá trớn, chẳng ai bảo ai nhất loạt các phe đều há mồm không hiểu sao phải làm như vậy.

Mới tháng trước lũ làm chết mấy chục mạng người thì không thấy lãnh đạo nào cạy răng nói nửa lời, nay thương thuê khóc mướn cho đồng chí Cuba thì làm cho hình ảnh Đảng Ta đẹp hơn chăng?

Nghi lễ quốc tang phải phù hợp với tâm tình của con người. Sẽ là một thảm hoạ ngoại giao nếu dưới lá cờ rủ là những cuộc nhậu và karaoke tưng bừng của dân chúng.

Người anh hùng

Không phải ai cũng phản đối chuyện quốc tang. Khá đông cư dân mạng xã hội thay avatar trên Facebook của mình bằng lá cờ Cuba.

Một bạn trẻ tên là Nguyễn Đan Quỳnh giải thích vì sao có nhiều người Cuba lưu vong vui mừng khi nghe tin ông Fidel Castro mất:

Một đất nước nhỏ bé ngay sát nách kẻ thù khổng lồ mà vẫn vững vàng kiên định. Và cho đến thời gian gần đây đất nước ấy gần như 100% được các nước ủng hộ xóa bỏ cấm vận. 
Lúc biết Cuba sẽ được bỏ cấm vận chẳng hiểu sao mình vui lắm, có lẽ đã từ lâu mình đã yêu mến đất nước nhỏ bé xinh đẹp này, và cũng biết ơn họ.
Có số người Việt họ cũng giống người Cuba lưu vong căm ghét Cuba, bởi vì Cuba có góp 1 phần công sức tạo nên chiến thắng lịch sử 75. Có người chiến thắng thì sẽ có người thua, nếu đòi hỏi người thua yêu mến và ca ngợi người chiến thắng là điều không tưởng.

Một người khác có tên là Lương Trần lại còn cho rằng Việt Nam nợ Cuba một tấm lòng, và ông cám ơn và gọi ông Fidel Castro là bác, một từ mà ở Việt Nam cũng hay được dùng cho lãnh tụ Hồ Chí Minh. Trong lúc ấy Nguyễn Thị Thảo Ly viết rằng quan hệ Việt Nam Cuba là một quan hệ mẫu mực.

Cho rằng cái chết của ông Fidel được cả thế giới thương tiếc, Võ Khánh Linh chỉ trích những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam:

Trái với hàng triệu triệu tiếc nuối của người dân Cuba, người dân các nước Mỹ Latin, người dân các nước “thế giới thứ 3” trước sự ra đi của lãnh tụ Cuba, người hùng của “thế giới tự do” - Fidel Castro, là cơn cuồng điên sung sướng của những Cuba kiều ở nước Mỹ, truyền thông, chính khách Mỹ và cả đám tự nhận mình là nhà đấu tranh dân chủ ở Việt Nam.

Nhận thức

Giải thích lý do của những lời tán tụng ông Fidel Castro, blogger Song Chi viết rằng họ xuất thân từ một nền giáo dục cộng sản của Việt Nam, ở đó người ta ca ngọi ông Castro là một nhà cách mạng vĩ đại, một người bạn lớn của nhân dân Việt Nam.

Một blogger cũng trưởng thành từ nền giáo dục ấy là Nguyễn Thị Oanh lại chứng nghiệm một sự thay đổi trong nhận thức của mình về những lãnh tụ cộng sản:

Đối với mình thì chẳng vui chẳng buồn. Cái chết của Fidel chỉ gợi lại cho mình ký ức về những ngày tháng xa xưa đói khổ ở miền Bắc. Hồi đó, bọn trẻ chúng mình say sưa với những hình ảnh thần tượng của các lãnh tụ Xã Hội Chủ Nghĩa là bác Mao, bác Fidel và bác Stalin. Đọc thơ của Tố Hữu, thấy hình ảnh các bác ấy, và Trung Hoa, Liên Xô với Cuba sao mà vĩ đại thế! Điều kỳ lạ là hồi đó chẳng ai nghĩ mình khổ! Ai cũng thấy tự hào được sống ở một đất nước thuộc phe Xã Hội Chủ Nghĩa, ai cũng một lòng bừng bừng niềm tin đánh thắng đế quốc để mình sẽ lên Chủ Nghĩa Cộng Sản, sẽ được “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”…

Mình chưa từng tới Cuba nên không biết người dân ở đó thực sự sống thế nào và nghĩ gì về những điều mà Fidel đã mang lại cho đất nước của họ. Mình chỉ suy ra từ mình – một đứa trẻ đã từng thần tượng Fidel cũng như nhiều nhà lãnh đạo khác của khối Xã Hội Chủ Nghĩa. Nhưng rồi một ngày nào đó nó chợt tỉnh và vỡ ra rằng bấy lâu nay nó khổ mà không biết mình khổ. Nó hài lòng với những gì có được mà không biết rằng nó chỉ đang được sống ở mức tối thiểu. Nó cứ tưởng nó sung sướng mà không biết rằng người ta đang thương hại nó thế nào…

Nên hôm nay, với Fidel, mình cúi đầu chia buồn khi nghe tin về cái chết của ông như nghe tin một người quen cũ vừa qua đời. Nhưng nếu bảo tiếc thương, mình không thể tiếc thương một quá khứ nông nổi, ấu trĩ và đau buồn. Vĩnh biệt ông mà cũng mong nhân dân Cuba sẽ vĩnh biệt luôn một thời kỳ u mê, mông muội quá lâu, quá dài trong suốt chiều dài lịch sử của họ!

Trải nghiệm của tác giả Nguyễn Thị Oanh cũng là trải nghiệm của blogger, nhạc sĩ Tuấn Khanh, ông tự nhận rằng Fidel Castro cũng từng là thần tượng thời tuổi trẻ của mình:

Như một con cua phải tự lột vỏ mỉnh, hết sức đau đớn, nhưng để sống còn, tôi đã bước qua những ngày tháng thiếu niên, mệt mỏi tự truy vấn để thôi ôm ấp những giấc mơ về Stalin, Lenin hay Fidel Castro, cũng không khác gì việc tôi đã tự mình chạy ra khỏi những hội hè mang tên Lê Văn Tám, Bảy Lốp… giữa những e dè và tổn thương của người quen, bạn bè trong suốt một giai đoạn dài. Nơi tôi đến, là sự thật. Mà sự thật thì không thể lẫn lộn mơ mộng hay thần tượng những kẻ dựng nên đền đài của mình bằng sinh mạng và máu của người khác.

Sự thay đổi nhận thức của người Việt Nam về những anh hùng cách mạng, được Nguyễn Anh Tuấn cho rằng có nguyên nhân từ sự phát triển của mạng lưới thông tin toàn cầu, đưa đến người Việt Nam những hiểu biết về cuộc đời thật của các anh hùng cách mạng đó.

Kẻ tội đồ

Nhà văn Mạnh Kim đánh giá sự nghiệp của nhà cách mạng Fidel Castro:

Cuộc cách mạng “chấn động địa cầu” của Fidel đã đóng một dấu ấn lịch sử chính trị thế giới và nó ít nhiều từng “gây cảm hứng” cho một thế hệ “sôi sục cách mạng” của thời ông, nhưng di sản cai trị của ông đã để lại quá nhiều hậu quả bi thảm mà ảnh hưởng của nó không chỉ đối với một thế hệ người dân Cuba. Ông có thể được các “đồng chí Xã Hội Chủ Nghĩa” của ông nhìn nhận như là một nhân vật “tiên phong cách mạng” nhưng ông thật ra là một trong những người đi chậm nhất, lạc hậu nhất, và bảo thủ nhất, ngay cả trong chính thời đại của mình. Như nhiều lãnh tụ cộng sản khác, ông xây dựng nên một huyền thoại cho cá nhân mình hơn là tạo dựng ấm no và hạnh phúc thật sự cho người dân của ông.

Bên cạnh đó, luật sư Lê Luân đặt câu hỏi là trong các chế độ sùng bái lãnh tụ, phụ thuộc vào các lãnh tụ như Cuba thì khi vị lãnh tụ qua đời, đất nước sẽ như thế nào?

Blogger Nguyễn Anh Tuấn đặt câu hỏi là liệu người Việt Nam có còn sùng bái lãnh tụ nữa hay không:

Câu hỏi trên quan trong bởi lẽ một khi những tượng đài vỡ toạc sẽ mở ra một chương mới lành mạnh hơn trong mối quan hệ giữa người dân với quyền lực chính trị, trong đó quyền lực chính trị không còn là ông chủ của nhân dân được nữa, mà phải trở về đúng với vai trò công cụ của nó.

Blooger Song Chi cho rằng những huyền thoại chính trị rồi cũng sẽ tan vỡ, lịch sử sẽ phán xét những nhà cách mạng được ghi nhận công lao hay là nhìn nhận như những kẻ tội đồ:

Ai rồi cũng chết. Chính trị gia, lãnh tụ cách mạng hay “cha già dân tộc” gì cũng thế. Điều quan trọng là di sản mà họ để lại cho đất nước, dân tộc. Và vì cái di sản ấy, họ sẽ mãi mãi được ghi nhớ công lao trong lịch sử hay sẽ đời đời bị phán xét, nguyền rủa như tội đồ của dân tộc. Cho dù tạm thời lịch sử có bị bưng bít, che dấu, bản thân họ có được vẽ rồng rắn thành huyền thoại thì rồi cũng sẽ có ngày sự thật được trả lại và không một nhân vật nào có thể thoát khỏi sự đánh giá khách quan của hậu thế. Họ có chết đi thì con cháu họ cũng vẫn phải đọc lại những trang sử ấy.

Fidel Castro cũng nói về lịch sử như vậy trong một phiên tòa trước khi lên đến đỉnh quyền lực của cuộc cách mạng cộng sản, rằng lịch sử sẽ phán xét ông. Những lời tranh cãi, bàn ra tán vào suốt một tuần sau khi ông mất chứng tỏ rằng lịch sử đang phán xét ông.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>