Monday, April 3, 2017

Nạn nhân Formosa liên tục biểu tình đòi công lý

pic

Người dân biểu tình phản đối tập đoàn Formosa Đài Loan tại Hà Nội vào ngày 1 tháng 5 năm 2016.
Lan Hương, phóng viên RFA
Thảm họa môi trường xảy do nhà máy gang thép Formosa xả hóa chất độc hại ra biển vào tháng 4 năm ngoái khiến biển ô nhiễm nặng, cá và hải sản chết hàng loạt dọc theo các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,  Thừa Thiên- Huế.

Formosa nhận trách nhiệm và trao 500 triệu đô la cho chính phủ Việt Nam để bồi thường cho nạn nhân và khắc phục ô nhiễm biển.

Tuy nhiên nạn nhân thảm họa Formosa trong thời gian qua tiến hành nhiều cuộc biểu tình.

Biểu tình liên tiếp

Cuộc biểu tình sau khi xảy ra thảm họa môi trường do Formosa gây nên qui tụ được số lượng tham gia đông đảo nhất được nói là vào sáng Chủ Nhật ngày 2 tháng 10 năm 2016 với nhiều ngàn người tập trung trước nhà máy gang thép Formosa ở Hà Tĩnh.

Ngoài ra còn nhiều cuộc biểu tình nhỏ hơn từ vài trăm đến hơn ngàn người như cuộc biểu tình ngày 12/7/2016 với hơn 2.000 ngư dân xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình tập trung tại nhà văn hóa thôn Xuân Hòa của xã. Hay vài trăm người dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh cũng xuống đường chặn quốc lộ 1 hôm 12/12 năm ngoái.

Gần đây nhất tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh từ ngày 27/3, người dân cũng xuống đường và đến ủy ban nhân dân xã đòi công bằng trong vấn đề bồi thường thiệt hại.

Người dân tham gia biểu tình mang theo những khẩu hiệu như “Formosa cút khỏi Việt Nam”, “Chính quyền hãy đứng về phía nhân dân, bảo vệ nhân dân”, “Cộng tác với Formosa hủy hoại môi trường là chống lại nhân dân, phản bội tổ quốc” hay là “Formosa hãy trả lại bình yên cho dân tộc tôi”

Anh Hanh, một ngư dân ở Hà Tĩnh, cho biết lý do anh tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối Formosa:

Cái thôi thúc lớn nhất là sự sống còn của tôi, và gia đình tôi. Tôi là chủ gia đình, với 9 người con, và vợ tôi. Tôi muốn con cháu tôi được sống. Những đứa cháu tôi nhìn cặp mắt chúng nó thơ ngây. Tôi rất thương chúng nó vì Formosa xả thải như thế này tương lai của con cháu tôi không còn. Tôi bây giờ hơn năm chục tuổi rồi, tôi không còn tiếc nữa, nhưng tôi thấy thương tiếc cho con cháu tôi. Chỉ vì những lý do như thế nên chúng tôi buộc phải đi biểu tình.

Anh Peter Trần Sáng, một người nhiều lần xuống đường biểu tình cùng người dân cho chúng tôi biết thực tế mà anh nắm được:

Những người được nhận đó thì có những người là bà con của lãnh đạo xã, nhà cầm quyền, họ không phải là người đi đánh bắt cá, họ chỉ bán cá ở ngoài chợ. Rồi họ cũng đổi nghề nghiệp để lấy số tiền bồi thường đó. Còn những người đi đánh cá thì không được nhận bồi thường. Đó cũng là một lý do họ biểu tình.

Mục đích của họ thực chất không phải biểu tình vì những đồng tiền đó, mà họ thấy sự trắng trợn của nhà cầm quyền.

Bị đàn áp dã man

Hầu hết các cuộc biểu tình diễn ra một cách ôn hòa, nhưng đều bị lực lượng chức năng, hoặc những người mặc thường phục mà dân cho là công an đàn áp, bắt bớ, thậm chí là đánh đập hoặc tìm đủ mọi cách để ngăn chặn. Ngay tại cuộc biểu tình hôm 21/3 của người dân Kỳ Anh, công an, cảnh sát cơ động đã sử dụng các công cụ hỗ trợ để đánh vào người biểu tình bất kể người lớn hay trẻ nhỏ, phụ nữ hay đàn ông. Lực lượng mang thường phục còn âm thầm tách từng người để hành hung rồi bắt giữ. Rồi sử dụng các công cụ như dùi cui, hơi cay, lựu đạn cay để đàn áp dân chúng. Nhiều người bị đánh tới mức ngất xỉu phải nhập viện.

Anh Lê Nhàn, ở Vinh, một người tham gia đi khiếu kiện Formosa hôm 14/2, kể lại sự việc bị công an bắt và hành hung:

Họ nhận được lệnh đánh cho dã man làm sao cho hết đi được, đặc biệt là đánh vào chân và đầu gối. Hai người hai bên hai cái dùi cui, cứ thế họ đánh đập. Em chỉ biết co chân lên che ngực, lấy tay ôm đầu và chịu đòn như thế. Khoảng 10 phút họ mới dừng tay.

Họ đi một lúc rồi quay lại lấy điện thoại của em và đánh 1 trận nữa. họ cứ đè đầu mà đánh, em chỉ biết dùng tay che đầu. Họ đánh dã man lắm. Khoảng 30 phút sau họ chuyển em sang 1 cái xe thùng khác và đánh đập tiếp.

Họ đánh thì em ôm đầu, họ bảo  che chỗ nào thì đánh chỗ đấy. Về sau họ thả tất cả anh em ra, còn em thì họ giữ lại. Sau họ cho vào đồn công an của trạm cảnh sát giao thông. Ở đó em tiếp tục bị đánh đập tiếp. Gần tối thì công an huyện Đông Thành xuống và đánh tiếp."

Ông Nguyễn Xuân Cư, một giáo dân xứ Đông Yên, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho biết suy nghĩ của ông về việc chính quyền đàn áp, bắt bớ dân biểu tình :

Họ đàn áp thì kệ họ, như vậy là họ gian trái pháp luật, làm trái quyền con người, trái với nhân quyền của quốc tế. Hiện nay tất cả các nước trên thế giới có ai đàn áp như cộng sản Việt Nam đâu.

Vẫn quyết tâm đòi công bằng!

Mặc dù bị đàn áp, đánh đập, tấn công khi cùng với người dân đi khiếu kiện nhưng linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ Phú Yên ở Quỳnh Lưu Nghệ An cho chúng tôi biết sẽ không có bất cứ điều gì có thể làm chùn bước chân ông trên con đường đi tìm sự công bằng cho người dân, đòi lại biển sạch, môi trường trong lành cho con cháu mai sau:

Chúng tôi muốn nhắn gửi nhà cầm quyền rằng chúng tôi sẽ tiếp tục khởi kiện để đòi công bằng và thực thi quyền pháp lý của mình. Nếu nhà cầm quyền tiếp tục ngăn cản chúng tôi chẳng hạn như không cho chúng tôi thuê xe, cấm cản chúng tôi thì chúng tôi sẽ đi bộ. Chúng tôi cũng muốn nhắn với nhà cầm quyền rằng để tránh bị đàn áp, vu khống là gây sự, bạo loạn, chúng tôi sẽ tự trói tay của mình để đi bộ đến tòa nạp đơn. Ông Hanh cũng cho biết quyết tâm của bản thân. Ông nói chừng nào ông còn sức khỏe thì chừng đó ông còn đấu tranh, thậm chí là đấu tranh đến chết:

Nếu Formosa tiếp tục xả thải mà chính quyền không có biện pháp ngăn cản kịp thời thì chúng tôi cũng chết sớm. Nhưng thà chúng tôi chết để con cháu chúng tôi được sống còn hay hơn, bởi vì có câu “chết vinh còn hơn sống nhục”.

Ông Nguyễn Xuân Cư cũng đồng lòng ủng hộ tiếp tục biểu tình, khiếu kiện để đòi công bằng, công lý cho người dân:

Nếu chính quyền không bồi thường thỏa đáng cho chúng tôi thì chúng tôi vẫn tiếp tục đi biểu tình đòi hỏi Formosa và chính quyền trả lại quyền sống cho chúng tôi. Thứ hai, Formosa phải ra khỏi Việt Nam. Thứ ba, đòi hỏi Formosa và chính quyền Việt Nam phải trả lại biển sạch cho chúng tôi sinh sống.

Lâu nay các cơ quan truyền thông Nhà nước Việt Nam ở cấp địa phương hay trung ương nếu có loan tin về các cuộc biểu tình, khiếu kiện của nạn nhân bị tác động bởi thảm họa môi trường Formosa đều đưa vào yếu tố giáo dân bị các vị linh mục kích động. Bản thân người dân và những linh mục đồng hành cùng giáo dân nói rõ vì quyền lợi thiết thân bị thảm họa môi trường Formosa gây hại nên họ phải đi đòi. Đó là quyền được Hiến pháp Việt Nam ghi rõ.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>