Friday, September 22, 2017

Hòa hợp-Hòa giải: Liệu có thành?

pic

Nhà thơ Hữu Thỉnh (bìa trái) và Nhà văn Phan Nhật Nam (bìa phải).
Hòa Ái, phóng viên RFA
Vấn đề “hòa hợp hòa giải dân tộc” lại được dấy lên qua sự kiện nhà văn hải ngoại Phan Nhật Nam từ chối lời mời của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam về tham dự Cuộc gặp mặt giữa Hội nhà văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài.

Từ chối thư mời

“Hãy hòa hợp với người dân trong nước. Rồi chúng tôi sẽ về”. Đó là trả lời của Nhà văn Phan Nhật Nam, tác giả của những tác phẩm gắn liền với cuộc chiến Việt Nam như “Mùa Hè Đỏ Lửa”, nói với RFA khi được hỏi về thư mời của chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam gửi cho ông vừa qua.

Cụ thể Nhà văn Phan Nhật Nam nhận được thư điện tử của ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, vào đầu tháng 9. Nội dung mời về tham dự Cuộc gặp mặt giữa Hội nhà văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài, dự kiến diễn ra từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 10, tại Hà Nội và khu vực phía Bắc.

Lời lẽ trong bức thư mời của Nhà thơ Hữu Thỉnh, trong vai trò Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam được cho là thân tình với mong mỏi ‘vượt qua mọi xa cách, trở ngại để ngồi lại với nhau trong tình đồng nghiệp và dù rằng có thể có những khó khăn, nhưng hãy vì “Dân Tộc” để vượt qua tất cả.

Trong thư từ chối của mình, tự xưng là một “người lính-Viết văn”, Nhà văn Phan Nhật Nam cũng nêu rõ trên tinh thần vì dân tộc Việt, ông đề nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam điều chỉnh một cách thành thực danh xưng mà ông này cho là có tính miệt thị đối với người lính và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trước đây; tức gọi “Ngụy quân-Ngụy quyền”. Ông Phan Nhật Nam nói rõ chính quyền Hà Nội cần chấm dứt các hình thức chống đối Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cũng như cho sửa sang các phần mộ tại nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. Ông nhấn mạnh trong thư hồi đáp rằng Chính quyền Việt Nam cần thiết phải thương yêu 90 triệu người dân trong nước và hãy thành tâm hòa giải với họ trước thì ông tin rằng những người Việt hải ngoại như ông sẽ về mà không cần phải mời.

Nhà văn Phan Nhật Nam phát biểu với RFA về quan điểm của ông đối với chính sách “hòa hợp hòa giải dân tộc” mà phía Đảng Cộng Sản Việt Nam đưa ra:

“Cắt cổ người dân vô tội ở trong đồn công an, mà bảo rằng người ta tự vẫn. Rồi, Thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa: VNCH), người trẻ nhất cũng sáu mươi mấy tuổi, 70-80 tuổi, què chân, cụt tay, mù mắt…sống không ra dạng người; thế mà đả đảo Thương phế binh VNCH thì đả đảo cái gì? Người ta đi biểu tình cũng đánh. Các vụ dân oan. Vụ cá chết do Formosa gây ra, từ ngày mùng 6 tháng 4 năm ngoái cho đến nay mà bảo rằng môi trường đó là tốt…

Tôi sống bảy mươi mấy năm. Tôi đi khắp thế giới, tôi thấy cho dù một đất nước nào có hoang dã cách mấy thì cũng không có chế độ nào giống như ở Việt Nam. Đâu phải là Đảng Cộng Sản nữa! Đó là một chế độ của côn đồ. Cứ lấy sách vở của Karl Marx, Lenin, Engels ra mà đọc. Chế độ Cộng sản không phải vậy.

Tôi không thù hận và giận dỗi ai hết. Nhưng phải làm những điều cho hợp lý.”

Cần làm gì để “hòa hợp, hòa giải”?

Việc mời Nhà văn hải ngoại Phan Nhật Nam được cho là bước tiếp theo trong việc thực hiện đề nghị cũng của chính ông Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam đưa ra hồi trung tuần tháng Giêng năm nay. Đó là sẽ mời các nhà văn, nhà thơ người Việt hải ngoại, kể cả những người cầm bút phục vụ chế độ cũ (Việt Nam Cộng Hòa) về nước để “giao lưu với tinh thần hòa hợp dân tộc văn học”.

Qua đề nghị của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam đương nhiệm, mà được cho là chưa từng có kể từ sau cuộc chiến tranh Việt Nam, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đưa ra nhận xét với RFA rằng đây là một tín hiệu tốt vì trong lãnh vực nghệ thuật thì những nhà văn luôn hướng đến con người và nhân văn. Ông nói nếu như phía phát tín hiệu từ trong nước là thật tâm và thật tình thì người Việt ngoài nước cũng nên đáp ứng. Tuy nhiên, ông Phạm Xuân Nguyên khẳng định để thực hiện đề nghị của đại diện Hội Nhà văn Việt Nam cũng cần có thời gian và phải tuân theo nguyên tắc chung là được tự do viết và tự do xuất bản tại Việt Nam.

Liên quan đến chủ trương “hòa hợp hòa giải dân tộc” của Nhà nước Việt Nam, Đài Á Châu Tự Do ghi nhận đa số người Việt hải ngoại cùng lên tiếng Đảng Cộng Sản Việt Nam hãy nhanh chóng thực hiện việc hòa giải với người dân trong nước, như cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo, Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ Binh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, rằng:

“Hòa giải với dân chúng, hòa giải với đảng phái, hòa giải với tôn giáo, hòa giải với tất cả những người trong nước. Có hòa giải được rồi thì mới hòa hợp được với người dân trong nước, làm sao cho dân chúng tin thì lúc đó hãy nói chuyện với người Việt hải ngoại”.

Một số nhân sĩ trí thức trong nước cũng đồng quan điểm như thế, như Nhà báo độc lập-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, yêu cầu việc làm cần thiết nhất của nhà cầm quyền Hà Nội là:

“Phải hoà giải với giới bất đồng chính kiến trong nước trước. Bởi vì họ thấy giới bất đồng chính kiến trong nước còn bị đàn áp thì làm sao họ tin để trở về được?”

Những người Việt trong và ngoài nước mà chúng tôi tiếp xúc bày tỏ không rõ bao giờ Đảng và Nhà nước Việt Nam lắng nghe cũng như thể hiện thiện chí “hòa hợp hòa giải dân tộc” theo tinh thần thật tâm và thật tình như nhận định của Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên?

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>