Tuesday, January 30, 2018

Ký giả Dan Southerland: "Thảm sát trong biến cố Mậu Thân là tội ác chiến tranh"

pic

Hai cựu phóng viên của UPI, Ký giả Dan Southerland và Ký giả Bob Kaylor tại văn phòng Đài RFA tháng 01/2018.
Hòa Ái, phóng viên RFA
Cách nay tròn đúng 50 năm, vào thời điểm Tết Nguyên Đán Mậu Thân, Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ký thỏa thuận ngừng bắn 36 giờ đồng hồ để cho dân chúng đón tết cổ truyền. Thế nhưng Quân đội Bắc Việt, dưới danh nghĩa Mặt trận Giải phóng miền Nam đã đồng loạt tấn công vào 41 tỉnh, thành phố, thị trấn và hàng trăm thị xã miền Nam Việt Nam. Thời điểm cuộc tấn công diễn ra vào lúc giao thừa và hàng ngàn người dân bị thiệt mạng, trong đó cuộc thảm sát ở Huế vẫn là vết thương chưa lành.

Cựu Tổng Biên tập Đài RFA, Ký giả Dan Southerland và Ký giả Bob Kaylor, cả hai vị đều là cựu phóng viên của hãng thông tấn UPI, chia sẻ nhân dịp đánh dấu 50 năm biến cố lịch thảm sát Mậu Thân.

Vi phạm thỏa thuận ngừng bắn

Hòa Ái: Xin chào hai Ký giả Dan Southerland và Bob Kaylor. Tôi được biết hai vị đã có mặt ở Việt Nam trong thời điểm biến cố Tết Mậu Thân xảy ra hồi năm 1968. Bây giờ đã 50 năm trôi qua, khi nhắc đến biến cố này, điều gì khiến cho hai vị nhớ nhất?

Ký giả Bob Kaylor: Tôi đã ở Nha Trang trong lúc xảy ra cuộc tấn công, một đêm trước khi bắt đầu ở Sài Gòn. Quân đội Bắc Việt và Việt Cộng tấn công 5 đồn cảnh sát khác nhau trong thành phố và vanh đai của Nha Trang. Đây là một vụ lớn. Nhưng ngay lúc đó tôi không lường được vụ tấn công này lớn đến mức độ nào, bởi vì nó diễn ra ở Nha Trang và vào đêm sau đó, diễn ra ở Sài Gòn và nhiều nơi khác ở Việt Nam. Cho nên mọi thứ thật sự bị quá sức vì quá nhiều người tấn công vào nhiều nơi. Đối với giới báo chí, chúng tôi cho là có thể dẫn đến một trận đánh lớn cần phải quan tâm.

Hòa Ái: Thưa Ký giả Dan Southerland, qua chia sẻ của ông với khán thính giả RFA nhân dịp 40 năm cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, tôi nhớ ông đã ở Sài Gòn khi biến cố Tết Mậu Thân xảy ra. Những hình ảnh nào của biến cố này đọng lại trong hồi ức của ông?

Ký giả Dan Southerland: Tôi thức dậy vào sáng ngày 30 tháng Giêng, tôi nghe như là tiếng pháo nổ, người ta đốt để đón Tết. Khi tôi nhận ra tôi tiếng súng liên thanh nổ, thì tôi thật cẩn thận trên đường đến văn phòng để đưa tin về cuộc tấn công. Tôi vừa kết hôn nên tôi chọn công tác ở Sài Gòn vì tôi cho rằng đây là một nơi an toàn. Nhưng ngay lúc đó, tôi nhanh chóng nhận ra Sài Gòn không còn an toàn nữa.

Hòa Ái: Tôi được biết Ký giả Dan Southerland lúc đó còn rất trẻ, vừa tốt nghiệp đại học ngành báo chí được vài năm. Những gì ông chứng kiến trong biến cố Tết Mậu Thân tác động đến nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống của ông như thế nào?

Ký giả Dan Southerland: Tôi nhận thấy đây chính là công việc mà tôi muốn làm, cuộc tấn công này là một dịp để tôi thực hiện nghề nghiệp làm báo của mình. Và, tôi cũng nhận ra tôi không thể chỉ ngồi đợi ở Sài Gòn để chờ xem chuyện gì xảy ra, nên tôi tình nguyện đi ra khỏi thành phố Sài Gòn và tôi đã chứng những tổn thất của cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Tôi đã học được nhiều bài học từ biến cố này.

Hòa Ái: Thưa Ký giả Bob Kaylor, ông có còn nhớ phản ứng của chính giới và dân chúng Hoa Kỳ ra sao khi UPI và các cơ quan báo chí nước ngoài khác, đặt tại Việt Nam loan tin về biến cố tết Mậu Thân, đặc biệt về các cuộc thảm sát tại Huế, thưa ông?

Thảm sát Mậu Thân

Ký giả Bob Kaylor: Tôi là người đang có mặt tại hiện trường và là một trong những người tích cực đưa nhiều tin tức về cuộc tấn công, nên tôi không có chú ý đến thế giới và nước Mỹ phản ứng như thế nào. Nhưng tôi tập trung đưa tin về những trận đánh và tôi còn nhớ những bản tin liên quan đến các cuộc hành quyết mà mãi mấy tuần sau mới biết được. Có những câu chuyện được kể lại quân đội Cộng sản vào trong thành phố, đi đến từng nhà ghi tên từng người và bắt họ đi, rồi họ bị mất tích luôn vào thời điểm đó. Không ai biết việc gì đã xảy ra với những người này. Sau cuộc tấn công nhiều tuần lễ, những hố chôn tập thể được khám phá và các cuộc thảm sát ghê rợn mới được phơi bày.

Hòa Ái: 50 năm biến cố Mậu Thân đã trôi qua, báo chí Việt Nam đưa tin về một sự kiện các cựu chiến binh giao lưu với học sinh ở một trường trung học cơ sở, tại phường Đa Kao, Sài Gòn hồi hạ tuần tháng 12 năm 2017. Tại cuộc gặp gỡ đó, một cựu chiến binh đã nói với học sinh rằng “giết kẻ địch trong chiến tranh không phải là tội ác”, nhưng người cựu chiến binh này cũng nhấn mạnh việc giết người vô tội như Pol Pot đã làm ở Campuchia là tội ác chiến tranh. Thưa ký giả Dan Southerland, những người dân thường ở Huế bị giết hại trong biến cố Mậu Thân lên đến con số hàng ngàn người, mà lịch sử ghi chép do quân đội Bắc Việt gây ra, trong đó đa số là phụ nữ và trẻ em, ông có cho rằng các cuộc thảm sát này là tội ác chiến tranh hay không?

Ký giả Dan Southerland: Vâng. Tôi nghĩ có thể xem đây là tội ác chiến tranh. Các cuộc thảm sát đó thực sự là khủng khiếp. Chúng ta không thể biết được con số thật sự bao nhiêu người đã biệt giết. Các ngôi mồ tập thể chứa khoảng từ 2800 đến 3000 nạn nhân. Như Ký giả Bob Kaylor đã kể thì không ai có thể biết con số cụ thể bao nhiêu người bị mất tích, nên số liệu người bị sát hại có thể cao hơn. Rất nhiều người bị mất tích.

Hòa Ái: Cũng vào cuối tháng 12 năm 2017, truyền thông Việt Nam đăng bài viết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân 50 năm tổng tiến công Mậu Thân 1968, khẳng định cuộc tổng tiến công có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng, dẫn đến đàm phán tại Hội nghị Paris để chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Thưa Ký giả Bob Kaylor, là nhân chứng lịch sử và là một nhà báo, ông ghi nhận một cách tổng quát cuộc tổng tiến công Mậu Thân của quân đội Bắc Việt như thế nào?

Ký giả Bob Kaylor: Chúng tôi đã không biết được tầm ảnh hưởng của cuộc tấn công Mậu Thân cho đến một thời gian sau khi nó xảy ra. Thật sự các cuộc tấn công xảy ra ở Việt Nam đều do quân đội Cộng sản thực hiện và chiến thắng thuộc về họ. Nhưng trong các trận đánh, lực lượng quân đội Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh Hoa Kỳ cho thấy quân đội Cộng sản bị tổn thất nặng nề. Theo cách nói của quân đội thì đó không phải chiến thắng vang dội. Nhiều năm sau nữa, tôi được gặp một ông Đại tá của Mỹ, người có liên hệ trong cuộc đàm phán đình chiến và ông đã kể lại cho tôi nghe những gì ông bàn thảo với đối tác, là một Đại tá của quân đội Bắc Việt. Trong ngày hai ông đại tá gặp nhau, Ông Đại tá Mỹ đã nói rằng “Các anh không bao giờ thắng chúng tôi trên trận chiến được”. Ông Đại tá của quân đội Bắc Việt nhìn vào mắt của ông Đại tá Mỹ và nói “Điều đó không liên quan gì cả”. Ông Đại tá Mỹ nói với tôi là sau đó ông nhận ra lời của ông Đại tá Bắc Việt nói đúng vì quân số của quân đội Bắc Việt bị tổn thất, nhưng trong thời gian dài họ thắng về mặt tâm lý và đã dẫn đến thế giới thay đổi quan điểm về cuộc chiến tranh Việt Nam.

Hòa Ái: Chúng tôi cũng được dịp trao đổi với một số gia đình có thân nhân là nạn nhân bị giết hại trong biến cố Mậu Thân. Nỗi sợ hãi và ám ảnh vẫn còn nguyên vẹn dù đã 50 năm trôi qua. Hai vị nghĩ rằng Nhà nước Việt Nam nên làm gì đối với những gia đình này để nỗi đau mất mát phần nào được xoa dịu?

Ký giả Dan Southerland: Tôi nghĩ đó là ý tưởng hay. Nhưng tôi không nghĩ Chính phủ Việt Nam sẽ thực hiện điều đó. Họ không phải là những người tốt đang điều hành quốc gia. Tôi nghi ngại họ sẽ không làm như vậy. Bởi vì, nếu họ làm thì sẽ rất tuyệt vời. Đã quá trễ để làm việc này đối với những người có liên quan trong biến cố Mậu Thân, cách đây 50 năm.

Tôi muốn thêm vào nhận định của Ký giả Bob Kaylor về biến cố Mậu Thân. Tôi nghĩ một trong những thất bại lớn nhất của biến cố này là quân đội Bắc Việt chú trọng vào việc kích động hoặc làm cho lớn chuyện lên. Họ nghĩ rằng sẽ được dân chúng hỗ trợ khi vào đến các thành phố, trị trấn, làng ấp, nhưng họ đã thất bại vì thực tế không phải như vậy. Đây là một khía cạnh quan trọng.

Điều thứ hai quan trọng nữa là họ muốn hủy diệt lực lượng quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Các quân nhân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa được về nhà đón Tết trong thời gian ngưng bắn, nhưng quân đội Bắc Việt đã vi phạm thỏa hiệp ngưng bắn đó. Tôi đã đến Bến Tre, một nơi bị tàn phá nặng nề sau cuộc tấn công Mậu Thân. Tôi thẩn thờ trước cái chết của hàng ngàn thường dân, đã bị giết trong thời gian ngưng bắn. Quân số của quân lực Việt Nam Cộng Hòa vào thời gian nghỉ Tết Mậu Thân có lẽ chỉ còn 1/6, và họ đã chiến đấu để chống trả lực lượng tấn công của đối phương.

Tướng Westmoreland, Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam báo cáo đã thắng trận Mậu Thân. Tuy nhiên, Tổng thống Johnson lúc bấy giờ bị sốc khi xem được hình ảnh Việt Cộng tấn công vào tòa Đại sứ Mỹ. Truyền thông Hoa Kỳ đưa tin cuộc chiến ở Việt Nam bị sa lầy và phong trào kêu gọi rút quân. Tổng thống Johnson đã ra lệnh ngưng bỏ bom ở miền Bắc và kêu gọi Bắc Việt ngồi vào bàn Hội nghị Paris.

Ký giả Bob Kaylor: Như Ký giả Dan Southerland đã trình bày, thì người dân Mỹ đã quá mệt mỏi với các thông tin về người thân chiến đấu và bị mất mạng ở Việt Nam. Họ không thấy được lối thoát cho cuộc chiến này. Họ không muốn các chính trị gia tiếp tục hỗ trợ cho cuộc chiến tranh Việt Nam nữa và những lời kêu gọi của họ cuối cùng đã dẫn đến quyết định chấm dứt chiến tranh.

Hòa Ái: Xin được cảm ơn Ký giả Dan Southerland và Ký giả Bob Kaylor dành thời gian cho cuộc phỏng vấn với RFA nhân dịp 50 năm biến cố Mậu Thân.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>