Thursday, February 22, 2018

Biểu tình phản đối thu phí tại trạm BOT Biên Cương, thành phố Cẩm Phả

pic

Trong hai ngày 21 và 22/2, nhiều người dân ở thành phố Cẩm Phả và các tài xế đã đồng loạt phản đối việc thu phí tại trạm BOT Biên Cương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
rfa - Trong hai ngày 21 và 22/2, nhiều người dân ở thành phố Cẩm Phả và các tài xế đã đồng loạt phản đối việc thu phí tại trạm BOT Biên Cương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, gây ùn tắc kéo dài nhiều lần trong hai ngày.

Một tài xế giấu tên ở Cẩm Phả  nói với đài Á Châu Tự Do vào chiều tối ngày 22/2 về nguyên nhân khiến người dân phản đối trạm thu phí như sau:

“Cái BOT đó có nhiều cái để người dân phản đối. Thứ nhất khoảng cách giữa hai trạm quy định là chỉ 70 km nhưng trạm này với trạm cũ là 56 km thôi. Thứ hai là trạm này thu phí rất cao, trạm cũ thu 30,000 VND mà trạm này thu 35,000VND. Cái thứ ba vô lý ở chỗ là doanh nghiệp không làm đường mới mà làm trên đường cũ, làm trên con đường huyết mạnh nối giữa hai thành phố Hạ Long và Cẩm Phả từ bao đời nay, từ thời Pháp đến giờ. Họ làm trên nền đường cũ và họ có giải phóng được hai bên đường rộng ra một tí và đồng nghĩa là họ lấn sát vào nhà dân, và đồng nghĩa với việc là họ cắm biển hạn chế tốc độ gần như suốt dọc đường. Gần như lưu thông chỉ có 50 hay 60 km một giờ.”

Trạm cũ mà người tài xế nói đến là trạm Đại Yên cũng trên cùng quốc lộ 18A

Theo tài xế này cho biết và các video người dân quay được ở hiện trường mà chúng tôi có được, người dân đã phản đối trạm thu phí bằng cách không trả tiền, khiến các xe ùn ứ.

“Người dân phản đối là cứ đến trạm BOT thì báo là không có tiền đi BOT, cứ như thế thôi. Còn tất cả các lực lượng tụ tập ở đó nhiều lắm. Họ bảo không có tiền có cho lùi lại thì lùi. Nhưng lùi lại cũng không giải quyết được gì. Lùi lại thì tắc hết rồi vì xe quá đông.”

Việc phản đối đã gây tắc đường lên đến khoảng 1 cây số vào ngày 21 tháng 2, theo chứng kiến của người tài xế. Doanh nghiệp thu phí BOT đã bắt buộc phải xả trạm 3 lần vào ngày 21/2.

Tuy nhiên, việc phản đối lại tiếp tục vào ngày 22/2 khi doanh nghiệp thu phí trở lại, dẫn đến ùn tắc ở trạm thu phí kéo dài đến hơn 2 cây số, theo lời của người tài xế. Đến chiều ngày 22/2, doanh nghiệp thu phí phải xả trạm nhưng rồi sau đó lại tiếp tục thu phí trở lại vào khoảng 6 giờ chiều.

Người lái xe cho biết, mặc dù việc phản đối đã kéo dài hai ngày nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có biện pháp giải quyết giúp dân mà chủ yếu chỉ huy động cảnh sát, và xe cẩu đến trạm thu phí. Hôm 21/2, một đại diện của thành phố Cẩm Phả đã đến yêu cầu người dân giải tán. Người lái xe cho biết:

“Có cái phòng riêng của công ty để người dân vào góp ý nhưng mới chỉ dừng lại là tiếp thu ý kiến của người dân thôi. Người bên đại diện doanh nghiệp chỉ tiếp thu ý kiến của dân mà chưa có động thái gì. Có một phó chủ tịch thành phố Cẩm Phả đứng ra hô hào cảnh sát giao thông, cơ động đuổi người dân đi.”

Trạm thu phí BOT Biên Cương do công ty Cổ phần BOT Biên Cương là chủ đầu tư. Theo báo chí trong nước, công ty BOT Biên Cương đã đầu tư vào dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Hạ Long đi Mông Dương.

Ngày 29/1 công ty cổ phần BOT Biên Cương đã đưa trạm thu phí vào vận hành thử nghiệm. Sau gần hai tuần vận hành thử nghiệm, trạm bắt đầu thu phí từ ngày 13/2 với giá phí là 35.000 đồng một lượt với xe tải có trọng tải dưới 2 tấn, xe buýt và tải khách công cộng. Xe chở hàng container 40 feet và xe tải có trọng tải từ 18 tấn trở lên phải nộp phí là 200.000 đồng một lượt.

Tuy nhiên theo người tài xế, ngay trong ngày thu phí đầu tiên, người dân và các tài xế đã phản đối, vì vậy công ty đã ngừng thu phí trong suốt dịp tết cho đến hết ngày 5 tết tức 20/2.

Cũng theo truyền thông trong nước, dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Hạ Long – Mông Dương do công ty cổ phần BOT Biên Cương là chủ đầu tư theo hình thức đầu tư- khai thác –chuyển giao (gọi tắt là BOT) có chiều dài đường là 38 km với thiết kế 4 làn xe. Tổng mức đầu tư bao gồm cả giải phóng mặt bằng là gần 2.000 tỷ đồng.

Làn sóng phản đối các trạm thu phí BOT đã nổ ra ở khắp Việt Nam trong suốt năm 2017 và kéo dài đến đầu năm nay, trong đó điển hình là những phản đối của người dân và cánh lái xe ở trạm BOT Cai Lậy, Tiền Giang xảy ra gay gay gắt vào tháng 12 năm ngoái. Người dân chủ yếu phản đối việc các chủ đầu tư đã đặt trạm thu phí sai vị trí, và thu phí quá cao. Phản đối gay gắt tại trạm BOT Cai Lậy đã khiến chính phủ phải ngừng thu phí trạm này để chờ đưa ra giải pháp.

Tuy nhiên, đã có một số lái xe tham gia phản đối trạm thu phí Cai Lậy bị công an mời lên làm việc vì hành vi gây rối. Hôm 18/1, chính phủ Việt Nam ra quyết định cho phép Bộ Công An thu thập thông tin để xử lý những phần tử gây rối tại trạm thu phí.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>