Tuesday, May 8, 2018

Vụ án bắt cóc tại Berlin hé lộ hệ thống an ninh Việt Nam tại hải ngoại

pic

Vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh (áo trắng) tại Đức gây ra căng thẳng ngoại giao Việt Nam Đức. Ảnh chụp phiên tòa tại Việt Nam 1/2018.
Kính Hòa RFA
Vụ án Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc trên đất Đức đang được tòa án Berlin đưa ra xử công khai, nhiều tình tiết mới, nhân vật mới có liên quan đến cơ quan an ninh Việt Nam được đưa ra tại tòa.

Những tình tiết mới cho thấy dường như có một mạng lưới làm việc cho cơ quan an ninh Việt Nam đã có mặt từ lâu trên một số quốc gia Đông Âu.

Những nhân vật mới

Bà Trần Dương Nga, vợ ông Trịnh Xuân Thanh đã ra tòa thượng thẩm Berlin làm nhân chứng vào ngày 7/5/2018. Tại tòa, bà Nga đã khai ra tên một người có liên quan đến vụ bắt cóc chồng bà tên là Đào Quốc Oai. Nhà báo Lê Trung Khoa của tờ Thời báo bằng tiếng Việt tại Berlin có mặt tại tòa cho biết:

“Hôm nay trong phiên tòa, chị Nga vợ ông Trịnh Xuân Thanh đã nói rằng có một ông là Đào Quốc Oai, hiện đang trốn chạy, sống tại Hải Phòng, có quan hệ mật thiết với an ninh Việt Nam, và đặc biệt là có quan hệ thân thiết với Bộ trưởng Công an Tô Lâm.”

Ông Tô Lâm được cho là đã có mặt tại Bratislava, Thủ đô nước Slovakia vào năm ngoái, khi ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc.

Blogger Bùi Thanh Hiếu, hiện sống tại Đức, cũng có mặt tại phiên tòa thì nói rằng bà Nga đã khai rằng trước đây ông Đào Quốc Oai là một nhân viên an ninh Việt Nam.

Cũng theo lời bà Nga, được ông Lê Trung Khoa trích dẫn, thì ông Đào Quốc Oai là một người giàu có sống tại Cộng hòa Czech, đã dùng xe hơi đắt tiền chở ông Đường Minh Hưng, một viên tướng an ninh Việt Nam từ Đức trở về Praha sau khi thực hiện xong vụ bắt cóc.

Một nhân vật khác có liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh là ông Vũ Đình Duy cũng có mặt tại tòa với tư cách nhân chứng. Ông Lê Trung Khoa thuật lại lời khai của ông Duy về ông Đào Quốc Oai như sau:

“Trong phiên tòa, anh Duy tiết lộ rằng ông Đào Quốc Oai có cổ phần trong khu chợ Sapa của người Việt tại Praha. Mà khu chợ này, theo chúng tôi được biết là dưới sự quản lý của ông Hoàng Đình Thắng, mà về ông Thắng thì có thông tin rằng ông ấy nằm trong Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, một cơ quan của đảng (cộng sản) Việt Nam ở bên này.”

Theo những thông tin mà ông Lê Trung Khoa và ông Bùi Thanh Hiếu có được thì ông Đào Quốc Oai có một cơ sở làm ăn lớn tại cảng Hải Phòng, ở Việt Nam.

Vê phần nhân chứng Vũ Đình Duy, ông không phải là một nhân vật xa lạ trong vụ án Trịnh Xuân Thanh tại Việt Nam. Ông Duy từng làm Giám đốc một công ty thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam, đã bỏ trốn và bị nhà nước Việt Nam phát lệnh truy nã quốc tế.

Tuy vậy một điều đáng ngạc nhiên là ông Vũ Đình Duy đã nhiều lần đến Sứ quán Việt Nam tại Đức mà không bị bắt. Ông Lê Trung Khoa thuật lại những gì ông Vũ Đình Duy khai tại tòa:

“Trong thông tin mà chúng tôi vừa nhận được thì ông Vũ Đình Duy nhiều lần đến Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin, ông ấy khai rằng ông đến đó, mặt dù trước đó đã có lệnh truy nã ông ấy tại Việt Nam.”

Bà Trần Dương Nga còn khai rằng trước khi chồng bà bị mất tích, trong một lần đi chơi golf, họ đã nhận thấy một nhóm người Việt Nam theo dõi họ, và họ cho rằng nhóm người này thuộc cơ quan tình báo Việt Nam. Trong nhóm người này có một nhân vật có biệt danh là Sơn Điền, có tiếng tại cộng đồng người Việt tại Đức là có quan hệ với những đường dây tội phạm. Tờ Thời báo của ông Lê Trung Khoa có công bố một bức ảnh ông Sơn Điền chụp chung với vị Đại sứ Việt Nam tại Đức là ông Đoàn Xuân Hưng.

Hoạt động cài cắm người vào cộng đồng, hôm nay và ngày mai

Sau khi xảy ra vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh vào năm 2017, Ông Đặng Xương Hùng, nguyên là nhân viên ngoại giao Việt Nam tại Thụy Sĩ, hiện tị nạn chính trị tại đây cho chúng tôi biết về hoạt động của cơ quan an ninh Việt Nam tại các cộng đồng người Việt tại nước ngoài:

“Họ muốn thâm nhập vào những tổ chức có chút gì ảnh hưởng đến Việt Nam, như là cộng đồng người Việt, các tổ chức có khuynh hướng chống lại chính quyền trong nước.”

Theo ông Bùi Thanh Hiếu quan sát, thì cơ quan an ninh Việt Nam đã có một mạng lưới tại các cộng đồng người Việt tại Đông Âu xây dựng từ nhiều năm trước đây:

“Lực lượng an ninh Việt Nam có thể đã đưa người cài cắm sang đây nhiều năm trước, dưới cái lớp vỏ bọc như là chủ doanh nghiệp, chuyển hàng, gửi tiền,… rồi sử dụng khi cần, có thể là hàng ngày thu thập thông tin của những người có quan điểm chống đối nhà nước Việt Nam, họ thu thập thông tin rồi gửi về cho an ninh Việt Nam. Hoặc khi cần khủng bố bắt cóc, dùng vũ lực như thế này thì họ cũng sẳn sàng ra tay. Những người mà có tiềm năng về kinh tế, hoặc có vai trò kinh doanh trong cộng đồng, có nhiều mối làm ăn, với cái nguồn lợi lớn như vậy thì họ nhờ vả hoặc chịu sự chỉ đạo của cộng sản Việt Nam thì cũng tất nhiên thôi.”

Chúng tôi có đặt câu hỏi với ông Đặng Xương Hùng về sự xâm nhập của cơ quan an ninh Việt Nam tại các cộng đồng người Việt ở các quốc gia phương Tây.

“Theo tôi thì cơ hội mà an ninh Việt Nam xâm nhập vào cộng đồng ở các nước Đông Âu thì lớn hơn nhiều. Đó là lý do vì sao họ bắt (ông Thanh) tại Đức rồi đưa sang Tiệp, đưa sang Tiệp để dễ đưa về Việt Nam.”

Cộng đồng người Việt tại các quốc gia cộng sản cũ tại Đông Âu đã được hình thành từ những du học sinh, công nhân hợp tác lao động, ra đi từ miền Bắc cộng sản trong chiến tranh Việt Nam, và từ Việt Nam sau khi người cộng sản kiểm soát hết đất nước sau năm 1975.

Trái lại cộng đồng người Việt tại các quốc gia phương Tây như Mỹ, Pháp, Úc,… có đại đa số là những người ra đi từ miền Nam Việt Nam sau năm 1975, với một số rất đông vượt biên bằng đường biển.

Ông Đặng Xương Hùng nói tiếp:
“Theo đà hình ảnh của cộng sản Việt Nam ngày càng xuống thấp, cũng như là những yếu kém của Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm cho khả năng thâm nhập đó ngày càng yếu. Tôi cũng nghĩ rằng ngay cả những nhân vậy được cài cắm đấy, họ cũng nghĩ đến việc là cứ giữ vai trò đó thôi, nhưng tình hình thay đổi thì họ thay đổi theo.”

Từ San Jose, thành phố có người Việt sinh sống lớn nhất bên ngoài Việt Nam, nghị viên Lân Diep nói với chúng tôi rằng cộng đồng người Việt tại hải ngoại gây ra nhiều sự khó chịu cho chính phủ Hà Nội nên họ chắc chắn phải có những người gọi là nằm vùng trong các cộng đồng ở hải ngoại.

Khi nói về việc cơ quan an ninh Việt Nam cài người vào các cộng đồng người Việt tai hải ngoại, ông Bùi Thanh Hiếu nói rằng họ đang tìm cách tác động đến thế hệ người Việt sinh ra và lớn lên tại nước ngoài. Ông Lân Diệp cũng cho rằng đây là một mối lo lắng của ông:

“Đó là một mối lo ngại của tôi cũng như cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Vấn đề quan trọng của cộng đồng hải ngoại về lâu về dài là giữ gìn tiếng Việt, để cho những bạn trẻ ở đây thạo tiếng Việt, hiểu được dù không sống qua lịch sử Việt Nam, nhưng vãn có thể đọc và cảm được những bài thơ, hồi ký,… của thế hệ trước ghi lại, từ đó mới có căn bản mà hiểu được chính quyền Việt Nam hôm nay như thế nào, và mới có thể đối phó trong tương lai.”

Trở lại với phiên tòa tại Đức, sau những tình tiết do các nhân chứng khai ra về những quan hệ rất cụ thể của các viên chức an ninh Việt Nam cũng như mạng lưới của họ trên đất Đông Âu, Chính phủ và Bộ Công an Việt Nam không có lời bình luận nào cho đến ngày 8/5/2018.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>