Theo thông tin chính thức thì trước đây Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã đồng ý đưa bộ phim truyền hình "Lý Công Uẩn-Đường tới thành Thăng Long" vào nội dung của chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội và giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm nội dung tư tưởng của phim (Dân Trí ngày 04 tháng 2 năm 2010).
Không đúng với chính sử
Vị trí quan trọng của bộ phim
đã khiến người ta quan tâm, hay còn điều gì khác làm cho dư luận chú ý, đến nỗi
bộ phim đang được duyệt xét lại tại Hội đồng duyệt phim của Cục Điện ảnh, và
theo báo chí cho biết, thì bộ phim bị đề nghị cắt bỏ nhiều đoạn vì không phù hợp
với chính sử. Trong khi đó, dư luận lên án bộ phim là mang đậm bản sắc Trung Quốc.
Theo tiết lộ của báo giới
thì nội dung bộ phim có vấn đề. Về nhân vật Lê Long Đĩnh, nhiều chi tiết cần phải
thay đổi. Việc Lê Hoàn lên ngôi và cuộc kháng chiến chống Tống, sự kiện Lê Hoàn
đánh Tống được ghi trong sử như một trong những trận đánh oai hùng tại sông Bạch
Ðằng, Tây Kết... lại được thể hiện trong phim không đúng với chính sử... những
viên sạn này không những làm ý nghĩa bị lệch lạc mà còn hướng dư luận tới những
quan ngại sâu hơn về một âm mưu nào đó cốt lấy phim này để nhấn mạnh đến vai
trò lịch sử có liên hệ đến phương Bắc.
Theo ông Trịnh Văn Sơn -
Giám đốc công ty Trường Thành, người viết kịch bản cho bộ phim, thì sau khi
nghe ý kiến từ hội đồng duyệt phim của Cục Điện ảnh, công ty đã cắt bỏ và chỉnh
sửa những chi tiết lịch sử theo yêu cầu của hội đồng.
Câu hỏi đặt ra là liệu việc
cắt bỏ này có làm cho bộ phim mang một nội dung khác đi hay không trong khi
hình thức không làm sao thay đổi được? Đây là bộ phim lịch sử Việt nam, khắc họa
lại một thời đại vừa huy hoàng vừa có nhiều kịch tính, nhưng lại được giao cho
dàn đạo diễn người Trung Quốc, thì dù họ có tài năng cách mấy, nhưng tâm tình,
văn hóa, cảm nhận hồn phách của dân tộc liệu có đủ để nâng cao linh hồn bộ phim
lên cao như kỳ vọng hay không?
Ngôn ngữ phương Nam khi được
người phương Bắc diễn giải liệu có mất đi cái cốt cách, cái phong thái được vun
bồi từ miếng ăn, cách mặc, cộng với văn hóa nói cười của phương Nam hay không?
Người xem phim nhận ra điều này không khó nhưng lạ một điều, ê kíp làm phim
hình như phó thác một cách tự nguyện cho phía Trung Quốc giải quyết mọi việc.
Rập khuôn trang phục Trung Quốc
Nói về các khó khăn này, họa sĩ Phan Cẩm Thượng- người chịu trách nhiệm tư vấn mỹ thuật cho bộ phim cho biết:Bối cảnh phim Đường Tới Thành Thăng Long được dàn dựng tại trường quay Hoàng Điếm, Trung Quốc. Photo courtesy of Pháp Luật TPHCM. |
Các đạo diễn hay họa sĩ
Trung Quốc có dẫn chúng tôi đi chọn bối cảnh hay đạo cụ sao cho nó phù hợp với
Việt Nam, thế nhưng trên thực tế để chọn cái gì như của mình thì rất khó vì nói
chung, bối cảnh của họ đều rất rộng lớn không giống với mình, kiến trúc nhỏ bé
hơn vì vậy buộc chúng tôi phải chọn khung cảnh giản dị, nhà cửa hơi thấp một
chút với phong cách thời Tần thời Hán…tuy vậy so với nước ta thì nó vẫn còn to
lắm.
Riêng về trang phục thì
có một họa sĩ lo đó là cô Đoàn thị Tình nhưng khi sang bên đó thì người Trung
Quốc họ may. Trang phục của ta thì đều chép sách của Tàu. Tuy quy cách cũng như
thế nhưng tôi không hiểu thời xưa thì như thế nào.
Tuy nhiên khi bản vẽ đến
tay thợ may Trung Quốc thì họ cứ theo truyền thống của họ họ làm. Có nhiều cái
họ làm theo ý họ chứ không theo ý mình do đó mà gặp rất nhiều khó khăn. Một vấn
đề nữa là hoàn cảnh địa lý, thời tiết ở Trung Quốc rất lạnh, nếu mặc như người
mình thì có thể ốm do đó bị buộc phải mặc thật dày vì vậy nó làm cho hình ảnh
văn hóa của mình suy giảm đi rất nhiều.”
Họa sĩ Phan Cẩm Thượng
cũng cho biết Hoa văn và trang sức là một vấn đề lớn, nếu sáng tác theo ý của
Việt nam thì phải chi nhiều tiền, thợ Trung Quốc sẽ làm được hết, chỗ nào không
làm được, họ cứ đưa hoa văn Trung Quốc vào. Riêng thiết kế trang sức và tóc đều
có một họa sĩ riêng để lo việc này.
Khi được hỏi liệu bộ phim
nếu nhìn một cách cởi mở có thể hiện được một nét gì đó của Việt Nam hay không,
Giáo sư Lê Văn Lan, người nhiều năm nghiên cứu về Trung Quốc thẳng thắn nói:
“Không, không thể hiện
được gì cả. Thí dụ như cái tóc búi ngược lên đỉnh đầu rồi buộc cái khăn vào đấy.
Thế rồi cái áo mà lại cài bên phải, cài bên trái thì tất cả những cái đó, đặc
biệt những người phụ nữ thì lại mặc quần. Chúng ta biết chắc rằng đồng bào ta ở
Việt Nam, thời Lý thời Trần thì mặc váy. Tất cả những điều đó nói cụ thể về chi
tiết thì nó không phải là trang phục của người Việt Nam thời Lý.”
Theo báo chí được xem bộ phim cho biết thì về phục trang bộ phim cố gắng gây ấn tượng nơi khán giả qua màu sắc rực rỡ của trang phục. Đạo diễn đã không ngần ngại sử dụng các mũ mão cân đai của vua chúa Trung Hoa các thời đại để bắt Lý Công Uẩn đội những chiếc mũ có “mái che” rất giống mũ của… Tần Thủy Hoàng. Các nhà làm phim lập luận rằng vua nước ta rập khuôn trang phục của hoàng đế Trung Hoa trong thời gian đó.Tất cả những điều đó nói cụ thể về chi tiết thì nó không phải là trang phục của người Việt Nam thời Lý. Thế còn cung điện Việt Nam như chúng tôi theo dõi, đặc biệt là ở Hoa Lư và ở Thăng Long thế kỷ 10 thế kỷ 11 thì không hề có thế.GS Lê Văn Lan
Tuy nhiên,
theo báo chí dẫn lời ông Phạm Hoàng Quân, một nhà Trung Quốc học cho rằng rất
khó có khả năng Lê Đại Hành, Lý Thái Tổ “bệ nguyên” mũ của vua Trung Quốc: “Triều đình Trung Hoa không khi nào chịu cho
vua một nước “đàn em” mặc vương phục và đội mũ y hệt vua của họ, vì với họ, mũ
mão của hoàng đế là để thể hiện uy quyền của “Thiên Tử”. Vua nước ta có muốn sử
dụng theo cũng phải chế lại”.
Không riêng
gì nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân, nhìn dưới góc độ chuyên môn GS Lê Văn Lan
cũng nhận xét:
“Cái mũ gọi là mũ bình
thiên là của người Tàu. Chúng ta có những tài liệu cụ thể vua quan ở ta thời ấy
thì đội mũ áo kiểu gì? Không phải là cái kiểu mà bộ phim diễn tả.
Cung điện cũng không,
vì đây là cung điện của Trung Quốc mà Trung Quốc từ thời trước Tần Hán thì mới
có kiểu cung điện ấy. Thế còn cung điện Việt Nam như chúng tôi theo dõi, đặc biệt
là ở Hoa Lư và ở Thăng Long thế kỷ 10 thế kỷ 11 thì không hề có thế.”
Hồn Việt?
Diễn viên Tiến Lộc và tạo hình nhân vật Lý Công Uẩn. Photo courtesy of Pháp Luật TPHCM. |
Thành công của bộ phim là
đã dùng ngôn ngữ điện ảnh để phản ánh trung thực và những nét cơ bản của lịch sử
giai đoạn tuy không dài nhưng hết sức quan trọng của dân tộc đó là thời kỳ đầu
của nền độc lập tự chủ dân tộc: thời Đinh - thời Tiền Lê - thời Lý, khi Lý Công
Uẩn dời đô từ Hoa Lư tới Đại La, mở ra một thời đại mới, thời kỳ phát triển của
đất nước.
GS.TS Đinh Xuân Dũng cũng
nhấn mạnh rằng ông đã từng có cuộc trò chuyện với các nhà làm phim Hàn Quốc. Họ
nói với ông rằng phim lịch sử là sự tái hiện lại lịch sử bằng cách nhìn của người
đương đại để từ đó, có thể rút ra những bài học từ lịch sử cho hôm nay. Bộ phim
này đã cố gắng để làm được điều đó.
Chúng tôi đem nhận định của
GS Dũng để hỏi ý kiến đạo diễn Đỗ Mạnh Tuấn, một người học trò cũ của ông, đạo
diễn Tuấn nói:
“Nó có hai vấn đề, một
là ông Đinh Xuân Dũng là thầy dạy của tôi, ông ấy cũng dạy khôn tôi rất nhiều
trong cuộc sống cho nên phản biện ông ấy thì cũng hơi khó cho tôi.
Thật sự là dù là diện mạo,
hay quần áo hay thế nào đấy thì cốt cách dân tộc nó phải toát lên. Chẳng hạn
ngày xưa các cụ ta dùng chữ Nôm cũng là của Trung Quốc đấy chứ nhưng tại sao chữ
Nôm lại toát lên “Nam quốc sơn hà, Nam đế cư”? Nó chính là cái chí khí, cái dân
khí cái hồn Việt. Nó vẫn toát lên được qua cái vỏ ngôn ngữ hay vỏ ngôn ngữ của
người khác.
Cái vấn đề ở phim nếu
có thì không phải là chuyện quần áo mà là tinh thần văn hóa qua ứng xử rồi lời
ăn tiếng nói, qua cách cư xử với sự kiện lịch sử. Từ cách đối xử với vua hay với
người thân. Nó không phải chỉ là quần áo mà là cốt cách, là hương thơm văn hóa
tỏa ra từ con người…cho nên tôi nghĩ có thể câu nói của ông Dũng có thể nó đang
đi vào một hướng khác đối với vấn đề mà chúng ta đang nói.”
Ông Trịnh Văn Sơn, người
viết kịch bản phim cho rằng Việt Nam chưa có truyền thống làm phim lịch sử,
chưa có những phim lịch sử được dư luận ghi nhận... nên cũng chưa có gì để làm
đối chứng là phim lịch sử Việt Nam phải thế này, thế kia.
Trả lời câu hỏi này giáo
sư Lê Văn Lan cho biết:
“Chúng ta có tư liệu chứ
không phải không có, đặc biệt là cái cuối cùng, cái chùa thì nó khác chùa Việt
rất nhiều mà thậm chí rất là tệ. Chúng ta đã có đầy đủ những ngôi chùa mà được
khai quật từ thời Lý Lê thì nó không hề giống cái chùa nói trong phim này.”
Cảnh trong phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long. Photo courtesy of thethaovanhoa.vn. |
Tiến sĩ Đoàn Thị Tình - họa sĩ thiết kế trang phục của phim nói bà không ngạc nhiên khi khán giả phản ứng trang phục trong phim giống Trung Hoa. TS Tình cho rằng Việt Nam chưa có bộ phim cổ trang nào về giai đoạn lịch sử này. Thứ hai, khán giả đã xem quá nhiều phim Trung Quốc và chỉ mới xem qua vài phút chiếu thử nên cảm giác thấy giống là khó tránh khỏi.
TS Tình khẳng định toàn bộ
trang phục trong phim là dựa trên chính sử Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch
triều hiến chương loại chí… đến các tác phẩm mỹ thuật, điêu khắc như tượng,
phù điêu… còn hiện hữu ở bảo tàng và nhiều di tích đình, chùa… chứ không phải tự
bà vẽ ra.
Đặc biệt, khi thiết kế trang phục,
TS Tình phải dựa vào các miêu tả của thư tịch cổ và tượng thời Lý tại đình đền
và long bào của vua Lý dựa theo tượng vua Lý ở chùa Kiến Sơ, Hà Nội. Còn giáp
trụ của tướng lĩnh dựa vào tám pho tượng Kim Cương tại các chùa ở Bắc Ninh, Hà
Nam.
TS Đoàn thị Tình nhấn mạnh
chúng ta chịu đô hộ 1.000 năm Bắc thuộc, đặc biệt ở các triều đại này chịu sự
xâm lược của nhà Tống nên trang phục giống Trung Quốc cũng là lẽ đương nhiên.
Nhưng nó cũng chỉ tương đồng ở kết cấu, còn họa tiết thì đều đã được Việt hóa.
Bà Tình nhấn mạnh là giống chứ không phải rập khuôn.
Giáo sư Lê Văn Lan trả lời
câu khẳng định của TS Đoàn Thị Tình như sau:
“Tôi là người duyệt cái
cuốn sách của bà ấy đang in về trang phục Thăng Long Hà Nội nhân dịp đại lễ kỷ
niệm này. Chính trong quyển sách đó tôi đã chỉ ra cái nào bà ấy viết đúng cái
nào là viết không đúng. Những cái đúng nó nói ngược lại cái lời của bà ấy.
Khi viết sách thì bà ấy
dẫn ra được khá nhiều tư liệu để chứng minh cái thời ấy người ta như vậy. Bây
giờ thì bà ấy lại nói ngược lại với quyển sách bà ấy sắp in do tôi duyệt.”
Đạo diễn Lê Đức Tiến, nguyên giám đốc hãng phim Giải phóng, và giám đốc hãng phim truyện Việt Nam chia sẻ ý tưởng của ông khi làm một bộ phim lịch sử:Thứ hai về mặt nghệ thuật thì nó phải thể hiện, phải mang được văn hóa Việt Nam nhất là chúng ta đang khuyến khích dùng hàng nội, đang làm các thứ để đề cao dân tộc Việt thì những thành phần chính nhất phải là người Việt.ĐD Lê Đức Tiến
“Một bộ phim tôi nghĩ nó
phải có hai yếu tố, thứ nhất là kịch bản, nội dung phim nó phải mang được tính
lịch sử, phù hợp với ngày kỷ niệm, nó có cái sự tự hào về lịch sử cha ông mình.
Thứ hai về mặt nghệ thuật
thì nó phải thể hiện, phải mang được văn hóa Việt Nam nhất là chúng ta đang
khuyến khích dùng hàng nội, đang làm các thứ để đề cao dân tộc Việt thì những
thành phần chính nhất phải là người Việt.
Tôi mong muốn bộ phim
nó chiếu trong dịp này phải có sự hào sảng, tự hào không những về lịch sử mà tự
hào về khí phách của người Việt kể cả khí phách của con người làm phim phải
dũng cảm, bên cạnh tay nghề lòng yêu nước.”
Theo dự kiến của các nhà sản
xuất thì bộ phim này không những chỉ trình chiếu trong nước nhân dịp Ngàn Năm
Thăng Long mà sau đó sẽ chào hàng tại các nước ASEAN và một số nước châu Âu.
Dư luận lo ngại rằng với
hình ảnh và nội dung như vậy, thì điều gì sẽ xảy ra nếu có một khán giả ngoại
quốc nào đó khi xem phim xong, hỏi nhà sản xuất rằng liệu có sự nhầm lẫn nào
khi đặt tên cho bộ phim này hay không. Lẽ ra nó phải mang tên “Tần Thủy
Hoàng kinh lý phương Nam” mới phải?
No comments :
Post a Comment