Tuesday, November 26, 2013

• Vua Quang Trung và chiến thắng Đống Đa


Lời dẫn: Hôm nay là ngày mồng 5 Tết và cũng là ngày giỗ trận Đống Đa để tưởng niệm chiến công hiển hách của đức Quang Trung – Nguyễn Huệ và thế hệ Tây Sơn anh dũng đã đánh đuổi 20 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi vào mùa Xuân Kỷ Dậu 1789. Chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài viết dưới đây, như là những nén hương lòng của con cháu Việt tộc hôm nay gửi đến những anh hùng liệt nữ của triều đại Tây Sơn, qua sự trình bày của anh Song Thập.
Người Việt chúng ta không thể nào quên được chiến công oai hùng và hiển hách qua trận Đống Đa của Đức Quang Trung Nguyễn Huệ, vì chiến thắng này đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong dòng lịch sử dân tộc.
Có thể nói rằng, trận chiến năm Kỷ Dậu 1789 là một trong những trận chiến chống ngoại xâm nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam và cũng được các nhà nghiên cứu đánh giá là chiến công oanh liệt nhất của vua Quang Trung bách chiến bách thắng. Chiến thắng năm Kỷ Dậu đã chận đứng ý định xâm chiếm Đại Việt của vua Càn Long nhà Thanh.
Với những cuộc tiến quân thần tốc, tấn chiếm liên tiếp gần 10 đồn, tiêu diệt quân địch đông hơn từ phương Bắc, cuộc chiến đầu xuân chỉ diễn ra trong vòng 6 ngày. Yếu tố bất ngờ trong chiến thuật của vua Quang Trung khiến quân Thanh hoàn toàn lâm vào thế bị động.
Ngay từ ban đầu, Tổng đốc Lưỡng Quảng kiêm tư lệnh đạo quân xâm lược là Tôn Sĩ Nghị tỏ ra yên tâm trước hệ thống đồn lũy phòng thủ liên hoàn có tính cách nương tựa nhau. Họ Tôn có ý định cho quân nghỉ ngơi ăn Tết và qua mồng 6 Tết mới cử đại quân tiến vào phía Nam đánh Tây Sơn. Nhưng quân Tây Sơn đã hành quân quá nhanh và đã tới phòng tuyến Tam Điệp từ trước Tết Nguyên Đán khiến Tôn Sĩ Nghị phải chuyển sang thế phòng ngự.
Trong suốt cuộc hành quân Bắc tiến, đạo quân chủ lực do đích thân vua Quang Trung chỉ huy là mũi tấn công chính, giao chiến với địch quân nhiều nhất. Đạo quân này đã liên tiếp hạ các đồn xung quanh và thẳng tiến đến đồn Ngọc Hồi.
Thấy quân Tây Sơn tiến nhanh, và vì choáng váng sau khi mất liên tiếp mấy đồn lũy ở phía Nam nên quân Thanh dồn quân để nghinh chiến ở Ngọc Hồi, một cửa ải quan trọng tiến về Thăng Long. Đó cũng là lúc chứng tỏ tài dụng binh thần kỳ của vua Quang Trung trong trận chiến then chốt.
Vua Quang Trung bất ngờ ngưng tiến quân, chỉ bao vây mà không đánh. Thay vào đó thì áp dụng chiến thuật "lấy hư làm thật", ra lệnh cho đạo quân của đô đốc Long phô trương thanh thế, giả vờ đánh thẳng vào đạo quân Vân Quý của Ô Đại Kinh ở Sơn Tây, nhưng bất ngờ rẽ sang đánh vào đồn Khương Thượng ở sườn phía Tây thành Thăng Long. Đây là điều mà Tôn Sĩ Nghị không bao giờ ngờ đến. Cuộc tập kích của đô đốc Long bất ngờ và chớp nhoáng đến mức đồn Ngọc Hồi chưa thất thủ thì Tôn Sĩ Nghị đã bỏ chạy.
Đại quân xâm lược bị tan tành, chủ soái Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy khiến quân Vân Quý không đánh phải tự rút lui. Trong 3 đạo quân Thanh, cánh quân đông đảo nhất, mạnh nhất là của Tôn Sĩ Nghị, trong khi cánh quân yếu nhất chính là quân Điền Châu của Sầm Nghi Đống. Đức Quang Trung đã chọn mục tiêu là cánh quân Điền Châu và dùng kỵ binh để đánh bất ngờ vào thời điểm nửa đêm, nên đã chiến thắng.
Trên tương quan lực lượng thì quân Tây Sơn có 10 vạn, trong khi quân Thanh có đến 20 vạn nhưng thực tế chỉ có khoảng một nửa là chủ lực quân, nên lực lượng hai bên gần như tương đương. Vua Quang Trung đã không dàn trải lực lượng tác chiến để đánh 3 cánh quân Thanh mà dồn sức đánh tan từng cánh quân, điển hình là Ngài tránh đụng độ với cánh quân Vân Quý của Ô Đại Kinh.
Hai trận đánh đồn Khương Thượng và Ngọc Hồi là ác liệt nhất, mang tính quyết định trong chiến dịch Bắc tiến của vua Quang Trung. Mặc dù có nhiều trận đánh khác, nhưng đời sau thường gọi chiến dịch này là Ngọc Hồi - Đống Đa.
Mũi tiến công bất ngờ trong trận đánh này là do đô đốc Long chỉ huy, có nhiệm vụ tấn chiếm đồn Đống Đa (tức đồn Khương Thượng) ở hướng Tây Nam, cách thành Thăng Long 2 cây số, để tạo áp lực lên quân địch, phối hợp với đạo quân chủ lực đánh đồn Ngọc Hồi. Đạo quân của đô đốc Long gồm cả kỵ binh lẫn tượng binh. Mặc dù quân số không đông nhưng gồm toàn tinh binh rất thiện chiến. Đô đốc Long hành quân thần tốc qua Chương Đức, tiến đến làng Nhân Mục và cuối cùng tấn công đồn Đống Đa.
Mờ sáng ngày mồng 5, quân Tây Sơn ào ạt tấn công khiến đồn Ngọc Hồi bị thất thủ, toàn quân Thanh bị tiêu diệt gần hết. Tướng Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Quân Tây Sơn thừa thắng tiến lên hạ các đồn Yên Quyết, Nam Đồng, dùng lực lượng đặc biệt công phá vào thành Thăng Long qua cửa Tây Nam, làm rối loạn bộ chỉ huy quân giặc, uy hiếp đại bản doanh Tôn Sĩ Nghị ở cung Tây Long. Tôn Sĩ Nghị không kịp mặc áo giáp, ngựa không kịp đóng yên, cùng đội kỵ binh cận vệ vượt cầu phao bắc qua sông Hồng để trốn chạy. Binh lính địch hoảng loạn, tranh nhau qua cầu. Cầu gẫy làm hàng ngàn quân Thanh bỏ xác dưới sông hoặc bị bắt.
Đến trưa mồng 5 Tết, quân Tây Sơn hoàn toàn làm chủ chiến trường, đại quân của vua Quang Trung tiến vào thành Thăng Long dưới sự reo hò mừng rỡ của người dân. Chiến thắng lẫy lừng này đã khiến vua Càn Long phải giảng hòa và công nhận Vua Quang Trung Nguyễn Huệ là tân chủ Đại Việt, mở ra một thời kỳ tự chủ mới cho dân tộc!
Hồng Hà

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>