Friday, January 17, 2014

• 40 năm Hải chiến Hoàng Sa – VN đã làm được gì?


hai-chien-1-305.jpg
Sơ đồ trận hải chiến Hoàng Sa 1974 giữa VNCH-Trung Quốc.
Wikipedia photo
Thanh Trúc, phóng viên RFA

Bốn mươi năm đã trôi qua kể từ trận hải chiến Hoàng Sa 1974, người Việt Nam phải tự vấn lương tâm là đã làm được gì bởi mất Hoàng Sa và không giữ được Trường Sa là mất Biển Đông, giòng sinh mệnh của dân tộc.

Cần vinh danh những chiến sĩ đã hy sinh

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hòa Lan, nguyên Trưởng Nhóm Tư Vấn Lãnh Đạo Bộ Ngoại Giao, sẽ khẳng định như vậy tại cuộc hội thảo khoa học nhân sự kiện 40 Năm Trung Quốc Cưỡng Chiếm Hoàng Sa ở Đà Nẵng ngày 19 tháng Giêng này:
TS Đinh Hoàng Thắng: Theo tôi biết ngoài buổi hội thảo khoa học thì Đà Nẵng còn có một lễ tôn vinh rồi cả đèn hoa đăng rồi một số những hoạt động khác nữa. Trung Tâm Minh Triết chúng tôi sắp tới đây đề nghị với Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là phải vinh danh, phải công nhận 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ mạng vì Hoàng Sa ngày đấy cũng phải được vinh danh như 64 liệt sĩ của Hải Quân Nhân Dân Việt Nam trong vụ thảm sát Gạc Ma ở Trường Sa năm 1988.
Thanh Trúc: Thưa tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, trong tư cách tham luận viên tại buổi hội thảo khoa học 40 Năm Trung Quốc Cưỡng Chiếm Hoàng Sa, điều quan trọng nhất ông muốn trình bày là?
TS Đinh Hoàng Thắng: Đầu tiên tôi muốn nói cái đảo bị chiếm không phải là cái đảo bị mất. Đó là thông điệp rất quan trọng. Bởi vì cái chiếm đó là một hành động bằng vũ lực, hành vi đó đi ngược lại với Luật Pháp Quốc Tế. Chúng ta hiện đang bước vào thiên niên kỷ thứ ba được 15 năm rồi, có nghĩa là  thế giới không ở cái thời kỳ mông muội nữa, không ở cái thời kỳ mà anh mạnh bắt nạt anh yếu, không ở thời kỳ có thể múa gậy vườn hoang nữa. Mọi chuyện tất nhiên không phải được quyết định hoàn toàn bởi Luật Pháp Quốc Tế , nhưng trong thế giới hiện đại văn minh này thi Luật Pháp Quốc Tế càng ngày càng có vị trí quan trọng. Vì vậy mà tôi nói rằng đảo bị chiếm không phải là đảo bị mất.
Trong lúc này lợi ích quốc gia dân tộc là tối thượng, nếu nhìn mọi vấn đề từ lợi ích quốc gia dân tộc mình sẽ có hướng đi ra và sẽ giải quyết được nhiều vấn đề. Tất nhiên nếu ngồi lại với nhau trong cái mạn đàm khoa học, trao đổi trên tinh thần tương nhượng và sự hiểu biết lẫn nhau.
Thanh Trúc: Thưa ông có thể nói điều gì trước thực tế là Hoàng Sa đã mất, Trường Sa cũng mất một số đảo, trong lúc Trung Quốc ngang nhiên leo thang khiêu khích ngày càng nhiều?
TS Đinh Hoàng Thắng: Cái tính cách nghiêm trọng của vấn đề Hoàng Sa bị cưỡng chiếm rồi một phần Trường Sa bị cưỡng chiếm, và nay mai Trung Quốc có thể có những biện pháp mạnh trên Biển Đông nữa. Nói nguy hiểm cũng không nói hết tầm mức nghiêm trọng của vấn đề mà phải nói rằng con đường sinh mệnh của dân tộc Việt Nam, con đường sinh mệnh của đất nước Việt Nam bị chặn lại. Cái này không chỉ trên vấn đề về tư duy khoa học về chính trụ về kinh tế mà ngay đến mặt tâm linh mà nói cũng rất nghiêm trọng.

Cần đoàn kết

Thanh Trúc: Ông nói lợi ích dân tộc và chủ quyền quốc gia là điều tối thượng, vậy phải làm gì để bảo vệ điều tối thượng và tài sản quí báu nhất đó?
hai-chien-2-250.jpg
Chiến hạm HQ4 của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa tham gia bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. File photo.
TS Đinh Hoàng Thắng: Tôi muốn nói rằng việc đầu tiên những người Việt Nam không chỉ ở trong nước mà cả những người Việt Nam ở nước ngoài, ở khắp nơi trên quả đất này, phải suy ngẫm là mình phải hết sức đoàn kết, hết sức làm thế nào cùng nhau hướng về mục tiêu tối thượng để một ngày nào đó, bằng những phương tiện khác nhau chúng ta phải giành lại được Hoàng Sa, phải dành lại được những đảo đã mất ở Trường Sa. Tất nhiên nói thì nghe đơn giản nhưng làm không đơn giản.
Hiện nay chúng ta có khu vực hóa, có chủ nghĩa khu vực mở, bản thân Việt Nam cũng đã xây dựng được một quan hệ quốc tế rất linh hoạt, đó là cái hệ thống đối tác chiến lược, hệ thống đối tác toàn diện với hầu hết tất cả các nước trong P5, trong đó có cả Trung Quốc. Việc dựa vào Luật Pháp Quốc Tế cũng có những chuyện khá quyết định nhưng với tư cách là người trong nước tôi nghĩ trước hết Việt Nam phải làm thế nào có được cái sự hòa giải hòa hợp dân tộc, có được cái trong ấm ngoài êm và phải thúc đẩy những chương trình hiện nay trong nước đang có như chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa, Ngàn Thanh Niên Thế Kỷ 21, Giấc Mơ Việt Nam, Minh Triết Về Biển Đông, Nuôi Chí Giành Lại Hoàng Sa. Cổ võ những chương trình này trong khắp cả nước là đấu tranh về mặt chính trị, tất nhiên còn phải làm nhiều mặt khác nữa.
Thanh Trúc: Còn trước mối hiểm nguy nước lớn từ Trung Quốc thì việc mang lợi ích quốc gia trên Biển Đông gắn với lợi ích của khu vực ASEAN và quốc tế nên chăng điều cần thiết phải làm, thưa ông?
TS Đinh Hoàng Thắng: Nói về ASEAN và trong khu vực thì tôi cũng phải nói trong  và ngoài ASEAN, trong đó có Hoa Kỳ và Nhật Bản , đã biết từ sớm và khá rõ là khi Trung Quốc đâu chỉ đe dọa mỗi mình Việt Nam mà đe dọa toàn khu vực. Những lúc này ta phải hỏi “Chuông nguyện hồn ai?” Đây là chuông nguyện chính những nước trong khu vực và những nước ngoài khu vực! Vì vậy nhu cầu hợp đoàn, nhu cầu phải có một tiếng nói chung như vừa thấy sau cái tuyên bố của Trung Quốc vừa rồi là lần lượt Đài Loan, Philippines, Việt Nam, Hoa Kỳ và gần đây nhất là Nhật Bản đã tỏ thái độ. Đó chính là sức mạnh, nhưng tôi vẫn nhấn mạnh là Việt Nam phải coi trọng sức mạnh nội tại. Sức mạnh bên ngoài chỉ có thể phát huy được khi mình có sức mạnh trong nước, cả hai cái đó mới thành nền tảng bền lâu trong cuộc đấu tranh giành lại, giữ gìn và bảo vệ biển đảo.
Thanh Trúc: Bao năm nay, như ông thấy, nỗ lực từ các nước tranh chấp cùng những quốc gia bạn trong ASEAN buộc Trung Quốc tôn trọng DOC và tiến tới COC… coi như thất bại. Việt Nam có nên cậy vào Luật Pháp Quốc Tế như Philippines chăng?
TS Đinh Hoàng Thắng: Phải nói thẳng trong thực tế Trung Quốc đang chà đạp DOC, vất cái DOC ấy vào sọt rác, thì nếu cái ngày mà ASEAN và các nước đối thoại không thấy cái tính chất nghiêm trọng của vấn đề này thì sẽ rất nguy hiểm. Thế còn đối với COC thì rõ ràng sau cái ADIZ Khu Vực Xác Nhận Phòng Không của Trung Quốc ở Hoa Đông, rồi sau cấm bắt đánh cá ở Biển Đông thì tương lai của COC càng xa.
Mặc dù sau một thời gian nửa năm vừa rồi ta thấy có vẻ sóng yên biển lặng nhưng đấy chỉ là bề ngoài, nhiều khi đấy là sự yên tĩnh trước cơn bão. Hiện chưa ai có thể lường trước được tình hình an ninh khu vực năm 2014 này sẽ thế nào nhưng tôi nghĩ là sẽ khó khăn.
Còn hỏi Việt Nam có thể làm gì hơn, có thể theo gương Philippines không? Cái này trước hết thuộc phạm vi của giới hoạch định chính sách của nhà nước. Tôi nghĩ nếu đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế thì Việt Nam phải dày công nghiên cứu kinh nghiệm của quốc tế, bởi vì tòa án quốc tế không có một mà có hai hay ba tòa án quốc tế. Tại sao Philippines kiện Trung Quốc trong khi Trung Quốc không ra, tại vì Philippines đưa Trung Quốc ra tòa án Phụ Lục VII của Công Ước UNCLOS 1982. Nếu Việt Nam cũng muốn đưa vấn đề này ra thì chọn tòa án nào, Tòa Án Hòa Giải, Tòa Án Phụ Lục VII, hoặc Tòa Án Điều VIII…? Dù tòa án nào thì Việt Nam phải phân biệt trong tranh chấp này là có phần tranh chấp lãnh thổ và có phần tranh chấp biển. Đây là vấn đề phải có nghiên cứu kỹ lưỡng, công phu và phải có sự quyết định từ giới hoạch định chính sách chứ không phải ở những trung tâm NGO như chúng tôi.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng về thời giờ của ông.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>