Sau 2 lần ám sát hụt trước đó, yêu cầu đặt ra
lần này cho đội ám sát là phải thành công. Vì vậy, lần này Diệm sẽ bị
bắn bằng tiểu liên MAT thay vì súng ngắn như kế hoạch trước đó.
Nhưng không lãng mạn như
phim, ngay sau phát súng người chiến sĩ dũng cảm Phan Văn Điền (bí danh
Mười Thương và có một tên khác nữa là Hà Minh Trí) bị khống chế và bắt
ngay tại chỗ. Trong tập Phát súng trên cao nguyên (bộ phim Ván bài lật ngửa), người bắn phát súng về phía Ngô Đình Diệm bị bắt sau màn rượt đuổi gay cấn trên đoạn đường đèo dốc hết sức ly kỳ.
Phát súng trên cao nguyên
Đến nay, ông Phan Văn Điền vẫn nhớ như in cái ngày 22/2/1957. Cùng với một đồng đội nữ, Điền đi lên Buôn Ma Thuột với mục đích ám sát Ngô Đình Diệm ngay trong hội chợ cao nguyên. Trước đó, đề xuất diệt Diệm của Điền được Ban địch tình tỉnh Tây Ninh thông qua.
Suốt hai tuần lễ, Điền quần nát thủ phủ Tây nguyên với sự trợ giúp đắc lực của hai trung sĩ trung đoàn 60 từng quen biết Điền khi còn ở Tây Ninh. Hội chợ cao nguyên được tổ chức ngay sát địa điểm đóng quân của trung đoàn 60, tạo điều kiện thuận lợi cho Điền nắm sơ đồ địa hình cũng như phương án bảo vệ Diệm.
Sau hai lần ám sát hụt trước đó, yêu cầu đặt ra lần này cho đội ám sát là phải thành công. Cũng vì vậy, lần này Diệm sẽ bị bắn bằng tiểu liên MAT thay vì súng ngắn như kế hoạch trước đó.
Sáng 22/2, Điền vượt qua hàng rào khu hội chợ. Trời Buôn Ma Thuột lạnh nên người đến hội chợ hầu như ai cũng mặc vest hay áo gió như Điền nên lính cũng tưởng Điền là cảnh sát chìm. Vào hội chợ, Điền tìm chỗ đứng thích hợp cho việc nổ súng. Kế bên Điền là một viên thượng sĩ an ninh quân đội to cao như hộ pháp.
Đúng 8h sáng, sau khi viên sĩ quan hành lễ hô vang: “Nghiêm, nhìn cờ - chào”, tiếng quốc ca của chế độ Sài Gòn nổi lên thì Điền lòn tay vào trong áo đẩy băng đạn vào ổ súng tiểu liên rồi nâng súng nhắm vào tổng thống Diệm ngồi ở hàng ghế đầu mà siết cò.
“Đoàng”! Tiếng nổ đanh, gọn vang lên. Một bóng người trong hàng ghế đầu đổ gục xuống. Điền sững người, vì súng chỉ nổ một phát đạn chứ không đi cả băng như ý muốn.
Điền định lên đạn để bắn tiếp nhưng viên sĩ quan an ninh kế bên đã gạt chân đè sấp anh xuống đất. Điều làm anh đau nhất là người đổ gục xuống bởi viên đạn của Điền là viên bộ trưởng cải cách điền địa Đỗ Văn Công. Ngay lúc Điền siết cò súng, Công đã di chuyển từ bên trái qua bên phải Diệm nên vô tình tấm lưng hứng trọn viên đạn thay Diệm.
Phiên tòa bí mật và 8 năm tù đày
Sau khi đánh túi bụi kẻ ám sát đương kim tổng thống, nhân viên an ninh còng tay Phan Văn Điền ném lên xe jeep đưa về tiểu khu Buôn Ma Thuột. Chúng đẩy anh vào căn phòng và Ngô Đình Nhu, Trần Kim Tuyến (phụ trách mật vụ phủ tổng thống) xuất hiện với một viên sĩ quan biệt bộ phủ tổng thống (sau này Điền mới biết được là Phạm Ngọc Thảo, tình báo của ta cài vào).
Viên sĩ quan hất hàm hỏi: “Ai tổ chức cho anh ám sát tổng thống?”, Điền trả lời: “Thiếu tá Mai Hữu Xuân (tức giám đốc Nha an ninh quân đội Sài Gòn) và Cao Đài liên minh ở Tây Ninh”.
Sáng 23/2, Phan Văn Điền bị còng tay, bịt mắt đưa về Sài Gòn bằng máy bay quân sự, trên đó có cả các tướng Mai Hữu Xuân, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim. Từ đây bắt đầu một hành trình chết đi sống lại dưới những ngón đòn tra tấn dã man.
Chính quyền Diệm lập một hội đồng thẩm vấn trung ương do Ngô Đình Nhu trực tiếp chỉ đạo, các thành viên là những đầu ngành mật vụ, cảnh sát, tình báo...
Cứ một tiếng là thay một ca hỏi cung. Mỗi ca có cách tra tấn khác nhau như dùng tay chân, dùi cui, vuông gỗ để đánh đập; ca dùng đinh ghim chích các đầu ngón chân, ngón tay rồi dùng bông tẩm cồn để đốt; cả dùng đèn cao áp trấn hai bên thái dương cho đến khi Điền ngất lịm...
Tất cả các câu hỏi đều được Điền trả lời nhất quán việc Mai Hữu Xuân câu kết với Nguyễn Văn Hinh (nguyên thiếu tướng quân đội Sài Gòn), Nguyễn Văn Tâm (nguyên thủ tướng chính quyền Sài Gòn 1951-1953), Trần Văn Hữu (thủ tướng chính quyền Sài Gòn 1949-1951, đang sống lưu vong bên Pháp)... sử dụng các mặt trận tôn giáo đối lập như quân đội Cao Đài liên minh để tổ chức giết Diệm...
Sau 33 ngày, cuối cùng bản cung với nội dung trên cũng được thông qua và Điền bị ném vào phòng biệt giam. Đến tháng 8/1958, Điền được giải lên văn phòng của Nguyễn Văn Hay (phó tổng giám đốc cảnh sát).
Ở đó, có gần chục người mặc thường phục ngồi chờ sẵn. Một người hỏi anh đúng ba câu: “Tại sao anh ám sát tổng thống? Sau khi tổng thống thoát nạn anh có lấy làm tiếc rằng tổng thống không chết không? Anh có vợ con chưa?”. Sau này Điền mới biết đó là phiên tòa bí mật xử anh tử hình.
Sau đó, Điền bị đưa đi đày ở Côn Đảo cùng 42 tử tù và hơn 300 người bị kết án, trong đó có nhóm sĩ quan tham gia đảo chính năm 1960 ở Sài Gòn. Mãi đến năm 1965 anh mới được thả ra nhờ vụ đảo chính tháng 2/1964.
Cuộc đời bình dị của người anh hùng
Đầu năm 1967, theo phân công của tổ chức, trên đường từ Tây Ninh ra Ban an ninh Sài Gòn - Gia Định đến địa phận Củ Chi thì Điền gặp máy bay thả bom. Một quả bom không nổ, đè nát phần ống chân trái ông buộc phải cưa bỏ từ đầu gối xuống.
Dù vậy, sau đó ông tiếp tục giữ nhiều trọng trách trong các cơ quan của Ban an ninh, điệp báo tỉnh Tây Ninh và Trung ương Cục miền Nam...
Sau ngày đất nước thống nhất, ông về công tác tại Bộ Nội vụ, rồi Công an Tây Ninh, Ban nội chính Tỉnh ủy Tây Ninh và nghỉ hưu năm 1998 khi giữ chức trưởng Ban tôn giáo tỉnh Tây Ninh.
Ông vẫn nhớ rõ hai vợ chồng đã tích cóp từng viên gạch, cân sắt, bao ximăng... để sáu năm sau mới hoàn thành căn nhà trong con hẻm nhỏ ở khu phố 1, phường 1, thị xã Tây Ninh.
Năm 2005, Chủ tịch nước trao tặng ông Phan Văn Điền (nguyên cán bộ điệp báo của Ban an ninh Trung ương Cục miền Nam, trưởng tiểu ban điệp báo Ban an ninh tỉnh Tây Ninh) danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Nghiệm lại quãng đời vào sinh ra tử, ông nói đơn giản: “Tôi chỉ là người cố gắng hoàn thành nhiệm vụ mà thôi”.
Năm 2009, trong một lần chở vợ bằng xe máy, vợ chồng ông bị tai nạn giao thông. Ông thì không sao, bà bị thương nặng, mặc dù não không bị gì nhưng cơ thể bất động.
Sau đó, năm 2013, trong lúc săn sóc cho vợ, ông bị tai biến và giờ đây ăn uống đối với ông cũng rất khó khăn. Mặc cho căn bệnh hành hạ, hiện nay mỗi ngày ông vẫn săn sóc cho vợ và hát cho bà nghe những bài nhạc đỏ như Tiến quân ca, Tiếng đàn ta lư, Năm anh em trên một chiếc xe tăng...
Kế hoạch không thành
Tỉnh ủy Tây Ninh từng hoạch định tới ba lần ám sát tổng thống Ngô Đình Diệm. Trong tháng 10/1956, biết được tổng thống Diệm sẽ đích thân lên tòa thánh Tây Ninh để ký kết thỏa ước Bính Thân giữa chính quyền VN cộng hòa với đạo Cao Đài, Tỉnh ủy Tây Ninh quyết định giao cho đội diệt ác tìm cách giết Diệm ngay trong ngày ký kết.
Thế nhưng nhiệm vụ được giao quá gấp nên phương án không được triển khai...
Đầu tháng 12/1956, đội diệt ác đề xuất đi diệt Diệm trong đêm Noel 24/12/1956.
Trong hai năm 1954-1955, cứ đúng 12h đêm Giáng sinh, Diệm đều có mặt tại nhà thờ Đức Bà (quận 1, Sài Gòn) để dự lễ.
Lê Văn Cửu, một cán bộ đặc tình do Tỉnh ủy Tây Ninh cài làm phiên dịch trong cơ quan viện trợ Mỹ, được giao nhiệm vụ cùng đội diệt ác tìm cách tiếp cận, tiêu diệt Diệm.
Đêm Giáng sinh, thông qua các mối quan hệ của Cửu, Phan Văn Điền cùng Cửu mỗi người mang súng ngắn theo dòng người đi lễ vào trong nhà thờ Đức Bà, quỳ cách gia đình Ngô Đình Diệm chín hàng ghế (cự ly khoảng 12m).
Hai đội viên đội diệt ác khác được bố trí bên ngoài nhà thờ làm công tác nghi binh, vừa làm tài xế. Theo kế hoạch khi rung chuông tiến hành buổi lễ, Điền và Cửu đồng loạt nhắm vào Diệm để nổ súng, đồng đội bên ngoài sẽ cắt điện, đồng thời ném lựu đạn khói về phía nhà thờ để tạo cảnh hỗn loạn cho họ tẩu thoát. Thế nhưng, đêm đó Diệm không tới...
Phát súng trên cao nguyên
Đến nay, ông Phan Văn Điền vẫn nhớ như in cái ngày 22/2/1957. Cùng với một đồng đội nữ, Điền đi lên Buôn Ma Thuột với mục đích ám sát Ngô Đình Diệm ngay trong hội chợ cao nguyên. Trước đó, đề xuất diệt Diệm của Điền được Ban địch tình tỉnh Tây Ninh thông qua.
Ông Phan Văn Điền trong lần gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp. |
Suốt hai tuần lễ, Điền quần nát thủ phủ Tây nguyên với sự trợ giúp đắc lực của hai trung sĩ trung đoàn 60 từng quen biết Điền khi còn ở Tây Ninh. Hội chợ cao nguyên được tổ chức ngay sát địa điểm đóng quân của trung đoàn 60, tạo điều kiện thuận lợi cho Điền nắm sơ đồ địa hình cũng như phương án bảo vệ Diệm.
Sau hai lần ám sát hụt trước đó, yêu cầu đặt ra lần này cho đội ám sát là phải thành công. Cũng vì vậy, lần này Diệm sẽ bị bắn bằng tiểu liên MAT thay vì súng ngắn như kế hoạch trước đó.
Sáng 22/2, Điền vượt qua hàng rào khu hội chợ. Trời Buôn Ma Thuột lạnh nên người đến hội chợ hầu như ai cũng mặc vest hay áo gió như Điền nên lính cũng tưởng Điền là cảnh sát chìm. Vào hội chợ, Điền tìm chỗ đứng thích hợp cho việc nổ súng. Kế bên Điền là một viên thượng sĩ an ninh quân đội to cao như hộ pháp.
Đúng 8h sáng, sau khi viên sĩ quan hành lễ hô vang: “Nghiêm, nhìn cờ - chào”, tiếng quốc ca của chế độ Sài Gòn nổi lên thì Điền lòn tay vào trong áo đẩy băng đạn vào ổ súng tiểu liên rồi nâng súng nhắm vào tổng thống Diệm ngồi ở hàng ghế đầu mà siết cò.
“Đoàng”! Tiếng nổ đanh, gọn vang lên. Một bóng người trong hàng ghế đầu đổ gục xuống. Điền sững người, vì súng chỉ nổ một phát đạn chứ không đi cả băng như ý muốn.
Điền định lên đạn để bắn tiếp nhưng viên sĩ quan an ninh kế bên đã gạt chân đè sấp anh xuống đất. Điều làm anh đau nhất là người đổ gục xuống bởi viên đạn của Điền là viên bộ trưởng cải cách điền địa Đỗ Văn Công. Ngay lúc Điền siết cò súng, Công đã di chuyển từ bên trái qua bên phải Diệm nên vô tình tấm lưng hứng trọn viên đạn thay Diệm.
Phiên tòa bí mật và 8 năm tù đày
Sau khi đánh túi bụi kẻ ám sát đương kim tổng thống, nhân viên an ninh còng tay Phan Văn Điền ném lên xe jeep đưa về tiểu khu Buôn Ma Thuột. Chúng đẩy anh vào căn phòng và Ngô Đình Nhu, Trần Kim Tuyến (phụ trách mật vụ phủ tổng thống) xuất hiện với một viên sĩ quan biệt bộ phủ tổng thống (sau này Điền mới biết được là Phạm Ngọc Thảo, tình báo của ta cài vào).
Phan Văn Điền bị bắt sau cuộc ám sát đăng trên báo Life. |
Viên sĩ quan hất hàm hỏi: “Ai tổ chức cho anh ám sát tổng thống?”, Điền trả lời: “Thiếu tá Mai Hữu Xuân (tức giám đốc Nha an ninh quân đội Sài Gòn) và Cao Đài liên minh ở Tây Ninh”.
Sáng 23/2, Phan Văn Điền bị còng tay, bịt mắt đưa về Sài Gòn bằng máy bay quân sự, trên đó có cả các tướng Mai Hữu Xuân, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim. Từ đây bắt đầu một hành trình chết đi sống lại dưới những ngón đòn tra tấn dã man.
Chính quyền Diệm lập một hội đồng thẩm vấn trung ương do Ngô Đình Nhu trực tiếp chỉ đạo, các thành viên là những đầu ngành mật vụ, cảnh sát, tình báo...
Cứ một tiếng là thay một ca hỏi cung. Mỗi ca có cách tra tấn khác nhau như dùng tay chân, dùi cui, vuông gỗ để đánh đập; ca dùng đinh ghim chích các đầu ngón chân, ngón tay rồi dùng bông tẩm cồn để đốt; cả dùng đèn cao áp trấn hai bên thái dương cho đến khi Điền ngất lịm...
Tất cả các câu hỏi đều được Điền trả lời nhất quán việc Mai Hữu Xuân câu kết với Nguyễn Văn Hinh (nguyên thiếu tướng quân đội Sài Gòn), Nguyễn Văn Tâm (nguyên thủ tướng chính quyền Sài Gòn 1951-1953), Trần Văn Hữu (thủ tướng chính quyền Sài Gòn 1949-1951, đang sống lưu vong bên Pháp)... sử dụng các mặt trận tôn giáo đối lập như quân đội Cao Đài liên minh để tổ chức giết Diệm...
Sau 33 ngày, cuối cùng bản cung với nội dung trên cũng được thông qua và Điền bị ném vào phòng biệt giam. Đến tháng 8/1958, Điền được giải lên văn phòng của Nguyễn Văn Hay (phó tổng giám đốc cảnh sát).
Ở đó, có gần chục người mặc thường phục ngồi chờ sẵn. Một người hỏi anh đúng ba câu: “Tại sao anh ám sát tổng thống? Sau khi tổng thống thoát nạn anh có lấy làm tiếc rằng tổng thống không chết không? Anh có vợ con chưa?”. Sau này Điền mới biết đó là phiên tòa bí mật xử anh tử hình.
Sau đó, Điền bị đưa đi đày ở Côn Đảo cùng 42 tử tù và hơn 300 người bị kết án, trong đó có nhóm sĩ quan tham gia đảo chính năm 1960 ở Sài Gòn. Mãi đến năm 1965 anh mới được thả ra nhờ vụ đảo chính tháng 2/1964.
Cuộc đời bình dị của người anh hùng
Đầu năm 1967, theo phân công của tổ chức, trên đường từ Tây Ninh ra Ban an ninh Sài Gòn - Gia Định đến địa phận Củ Chi thì Điền gặp máy bay thả bom. Một quả bom không nổ, đè nát phần ống chân trái ông buộc phải cưa bỏ từ đầu gối xuống.
Dù vậy, sau đó ông tiếp tục giữ nhiều trọng trách trong các cơ quan của Ban an ninh, điệp báo tỉnh Tây Ninh và Trung ương Cục miền Nam...
Sau ngày đất nước thống nhất, ông về công tác tại Bộ Nội vụ, rồi Công an Tây Ninh, Ban nội chính Tỉnh ủy Tây Ninh và nghỉ hưu năm 1998 khi giữ chức trưởng Ban tôn giáo tỉnh Tây Ninh.
Ông vẫn nhớ rõ hai vợ chồng đã tích cóp từng viên gạch, cân sắt, bao ximăng... để sáu năm sau mới hoàn thành căn nhà trong con hẻm nhỏ ở khu phố 1, phường 1, thị xã Tây Ninh.
Năm 2005, Chủ tịch nước trao tặng ông Phan Văn Điền (nguyên cán bộ điệp báo của Ban an ninh Trung ương Cục miền Nam, trưởng tiểu ban điệp báo Ban an ninh tỉnh Tây Ninh) danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Nghiệm lại quãng đời vào sinh ra tử, ông nói đơn giản: “Tôi chỉ là người cố gắng hoàn thành nhiệm vụ mà thôi”.
Năm 2009, trong một lần chở vợ bằng xe máy, vợ chồng ông bị tai nạn giao thông. Ông thì không sao, bà bị thương nặng, mặc dù não không bị gì nhưng cơ thể bất động.
Sau đó, năm 2013, trong lúc săn sóc cho vợ, ông bị tai biến và giờ đây ăn uống đối với ông cũng rất khó khăn. Mặc cho căn bệnh hành hạ, hiện nay mỗi ngày ông vẫn săn sóc cho vợ và hát cho bà nghe những bài nhạc đỏ như Tiến quân ca, Tiếng đàn ta lư, Năm anh em trên một chiếc xe tăng...
Kế hoạch không thành
Tỉnh ủy Tây Ninh từng hoạch định tới ba lần ám sát tổng thống Ngô Đình Diệm. Trong tháng 10/1956, biết được tổng thống Diệm sẽ đích thân lên tòa thánh Tây Ninh để ký kết thỏa ước Bính Thân giữa chính quyền VN cộng hòa với đạo Cao Đài, Tỉnh ủy Tây Ninh quyết định giao cho đội diệt ác tìm cách giết Diệm ngay trong ngày ký kết.
Thế nhưng nhiệm vụ được giao quá gấp nên phương án không được triển khai...
Đầu tháng 12/1956, đội diệt ác đề xuất đi diệt Diệm trong đêm Noel 24/12/1956.
Trong hai năm 1954-1955, cứ đúng 12h đêm Giáng sinh, Diệm đều có mặt tại nhà thờ Đức Bà (quận 1, Sài Gòn) để dự lễ.
Lê Văn Cửu, một cán bộ đặc tình do Tỉnh ủy Tây Ninh cài làm phiên dịch trong cơ quan viện trợ Mỹ, được giao nhiệm vụ cùng đội diệt ác tìm cách tiếp cận, tiêu diệt Diệm.
Đêm Giáng sinh, thông qua các mối quan hệ của Cửu, Phan Văn Điền cùng Cửu mỗi người mang súng ngắn theo dòng người đi lễ vào trong nhà thờ Đức Bà, quỳ cách gia đình Ngô Đình Diệm chín hàng ghế (cự ly khoảng 12m).
Hai đội viên đội diệt ác khác được bố trí bên ngoài nhà thờ làm công tác nghi binh, vừa làm tài xế. Theo kế hoạch khi rung chuông tiến hành buổi lễ, Điền và Cửu đồng loạt nhắm vào Diệm để nổ súng, đồng đội bên ngoài sẽ cắt điện, đồng thời ném lựu đạn khói về phía nhà thờ để tạo cảnh hỗn loạn cho họ tẩu thoát. Thế nhưng, đêm đó Diệm không tới...
Theo Tuổi Trẻ
No comments :
Post a Comment